Nội dung công tác thẩm định tài chính dự án đầu tƣ tại NHTM

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng TMCP công thương chi nhánh Bắc Đà Nẵng. (Trang 32 - 36)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2 HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ . 24

1.2.1 Nội dung công tác thẩm định tài chính dự án đầu tƣ tại NHTM

a. Thu thập dữ liệu

Thu thập dữ liệu là bước đầu tiên trong quá trình thẩm định tài chính dự án. Khi tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng, nhân viên thẩm định phải kiểm tra

xem hồ sơ đã đầy đủ theo quy định của ngân hàng hay chƣa, nếu còn thiếu thì yêu cầu khách hàng bổ sung thêm.

Để thẩm định toàn bộ dự án đầu tƣ thì phải thu thập tất cả những thông tin liên quan đến dự án và chủ đầu tƣ thực hiện dự án nhƣ hồ sơ pháp lý, hồ sơ năng lực, hồ sơ tài chính...Tuy nhiên, để phục vu công tác thẩm định tài chính của dự án đầu tƣ thì dữ liệu cần phải thu thập đó là những dữ liệu liên quan đến tổng mức đầu tƣ, yếu tố đầu vào, đầu ra, nguồn vốn của dự án.

Dữ liệu về tổng mức đầu tƣ của dự án chính là bản dự toán mà cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đã phê duyệt.

Yếu tố đầu vào của dự án chính là mặt bằng nhà xưởng, máy móc thiết bị, nhân công, nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho quá trình xây dựng và vận hành của dự án. Những yếu tố đầu vào này phải xác định một cách chính xác, phù hợp vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến tổng mức đầu tư, dòng tiền chi ra của dự án. Nhân viên thẩm định phải tìm hiểu thông tin về các nhà cung cấp những yếu tố đầu vào cho dự án từ đó mới đánh giá đƣợc chất lƣợng, giá cả của các yếu tố này.

Yếu tố đầu ra chính là sản phẩm của dự án bao gồm sản phẩm chính, sản phẩm phụ, phế phẩm. Yếu tố đầu ra đóng vai trò quan trọng vì nó quyết định trực tiếp đến hiệu quả của dự án, ảnh hưởng đến dòng tiền vào của dự án.

Nhân viên thẩm định phải thu thập những dữ liệu liên quan đến nhu cầu cùa thị trường, thị phần của doanh nghiệp, các đối thủ cạnh tranh, thế mạnh mà sản phẩm của dự án tạo ra...để từ đó có thể đánh giá đƣợc khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án.

Để có đƣợc thông tin về nguồn vốn đầu tƣ cho dự án thì nhân viên thẩm định phải thu thập những dữ liệu nhƣ tình hình tài chính của chủ đầu tƣ, các văn bản cam kết cho vay, đầu tƣ của các các nhân, tổ chức, quyết định của cơ

quan có thẩm quyền về việc giao nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cho doanh nghiệp...

Hệ thống dữ liệu mà nhân viên thẩm định thu thập đƣợc kết hợp từ thông tin mà khách hàng vay vốn cung cấp với hệ thống lưu trữ thông tin của nội bộ ngân hàng và từ bên ngoài nhƣ nhƣ cơ quan thuế, các tổ chức tín dụng khác, thị trường...

b. Xử lý dữ liệu và tiến hành thẩm định

Sau khi thu thập dữ liệu, nhân viên thẩm định sẽ tiến hành xử lý số liệu, kiểm tra tính chính xác, hợp lý của những dữ liệu đã thu thập đƣợc. Từ số liệu đã đƣợc xử lý, nhân viên thẩm định sẽ tiến hành thẩm định tài chính của dự án bao gồm các nội dung nhƣ: thẩm định tổng mức đầu tƣ, nguồn vốn của dự án, hiệu quả tài chính của dự án, rủi ro của dự án.

Để thực hiện tính toán những nội dung trên, nhân viên thẩm định sẽ tiến hành lập các bảng dữ liệu. Thông thường các bảng này được đưa vào trong phần mềm excel, gồm các bảng sau:

Bảng dữ liệu gốc: Đây là bảng thông số dữ liệu nguồn cho mọi tính toán. Bảng này phải đƣợc lập từ lúc bắt đầu công tác tiến hành thẩm định.

Những thay đổi ở bảng này sẽ ảnh hưởng đến kết quả phân tích. Tùy thuộc vào mức độ phức tạp của từng dự án mà bảng dữ liệu gốc có thể có là bảng chi tiết tổng mức vốn đầu tƣ; bảng chi tiết về chi phí nguyên vật liệu; bảng chi phí nhân công, bán hàng, quản lý cho dự án; bảng sản lƣợng và doanh thu của dự án.

Bảng tính trung gian: Để phục vụ cho việc tính toán hiệu quả tài chính, độ rủi ro của dự án thì cần phải lập các bảng tính trung gian. Các bảng tính này là sự cụ thể hóa dòng tiền vào và dòng tiền chi ra của dự án. Một số bảng tính trung gian cần lập nhƣ bảng kế hoạch trả nợ, bảng tính khấu hao các tài sản cố định.

Bảng kết quả tính toán: Từ những dữ liệu ở bảng dữ liệu gốc và bảng tính trung gian nhân viên thẩm định dựa vào công thức tính toán để đƣa ra bảng kết quả tính toán. Bao gồm bảng kết quả kinh doanh, bảng tính toán hạn mức vốn lưu động cho dự án, bảng tính hiệu quả của dự án, bảng tính độ rủi ro của dự án.

c. Lập tờ trình thẩm định và đưa ra kết luận

Thẩm định tài chính là một nội dung trong thẩm định dự án để cho vay của NHTM. Tờ trình thẩm định là bản báo cáo do nhân viên thẩm định lập, trong đó nêu rõ toàn bộ nội dung liên quan đến chủ đầu tƣ, dự án, kết quả thẩm định của mình. Dựa trên những kết quả thẩm định, nhân viên thẩm định sẽ đƣa ra đề xuất cho lãnh đạo về việc có nên tài trợ cho dự án hay không. Nếu tài trợ thì sẽ tài trợ với số tiền vay bao nhiêu,các điều kiện kèm theo là gì, phương thức giải ngân, thu nợ gốc và lãi nhƣ thế nào để đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng.

Trên cơ sở tờ trình đề xuất của nhân viên thẩm định, các cấp có thẩm quyền phê duyệt trong ngân hàng sẽ xem xét lại để đƣa ra kết luận cuối cùng.

Có đồng ý với những đề xuất trong tờ trình thẩm định hay không, có thể đồng ý toàn bộ nội dung hoặc đồng ý một phần hoặc không đồng ý toàn bộ.

Sau khi các cấp có thẩm quyền của ngân hàng đồng ý phê duyệt cho vay đối với dự án, các bộ phận có liên quan sẽ thực hiện tiếp tục các công việc khác nhƣ ra thông báo tín dụng cho khách hàng, ký kết hợp đồng tín dụng, giải ngân, thu nợ...

d. Kiểm tra, giám sát

Việc kiểm tra, giám sát đƣợc thực hiện cả trong quá trình thẩm định và sau khi cho vay. Công việc này nhằm đảm bảo hoạt động thẩm định tuân thủ đúng quy trình mà NHTM đã đề ra. Việc kiểm tra, giám sát công tác thẩm định phải đƣợc thực hiện trên cả hai mặt là nội dung thẩm định và cách thức thực hiện thẩm định:

Kiểm tra nội dung thẩm định: Công tác này nhằm xem xét nhân viên thẩm định có thực hiện đầy đủ, chính xác các nội dung cần thiết để thẩm định tài chính dự án theo đúng quy định hay không.

Kiểm tra về cách thức thực hiện thẩm định: Công tác này nhằm xem xét việc thẩm định đã được thực hiện đúng quy trình hướng dẫn chung của ngân hàng, phân công thẩm định đã đúng với chức năng của từng người, từng bộ phận hay không.

Công tác giám sát nhằm đánh giá thường xuyên tình hình hoạt động của dự án để từ đó đƣa ra những giải pháp hạn chế rủi ro cho ngân hàng, đồng thời trong quá trình kiểm tra, kiểm soát sẽ đánh giá đƣợc kết quả của báo cáo thẩm định đƣa ra so với thực tế khi triển khai dự án có sai lệch nhau hay không, đƣa ra những nguyên nhân và biện pháp khắc phục để góp phần nâng cao chất lƣợng của công tác thẩm định tài chính dự án.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng TMCP công thương chi nhánh Bắc Đà Nẵng. (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)