Thực trạng triển khai công tác thẩm định tài chính dự án đầu tƣ tại Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Bắc Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng TMCP công thương chi nhánh Bắc Đà Nẵng. (Trang 61 - 66)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH BẮC ĐÀ NẴNG

2.2.2 Thực trạng triển khai công tác thẩm định tài chính dự án đầu tƣ tại Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Bắc Đà Nẵng

Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tƣ tại Vietinbank Bắc Đà Nẵng đã thực hiện theo đúng quy trình mà Vietinbank hướng dẫn và về cơ bản tuân theo các bước như đã phân tích ở chương 1.

a. Thu thập dữ liệu

Thu thập dữ liệu là bước đầu tiên trong quá trình thẩm định tài chính dự án. Việc thu thập dữ liệu cần đảm bảo tính chính xác, đầy đủ, khách quan để đảm bảo kết quả thẩm định đƣợc chính xác.

Nguồn dữ liệu đầu tiên mà nhân viên thẩm định có đƣợc đó là nguồn dữ liệu từ khách hàng. Nguồn dữ liệu này do khách hàng mang đến ngân hàng để xin vay hoặc do nhân viên của Vietinbank Bắc Đà Nẵng trong quá trình đi

tiếp thị mang về. Khi tiếp nhận các dữ liệu này nhân viên thẩm định phải kiểm tra xem hồ sơ đã đầy đủ theo quy định của ngân hàng hay chƣa, nếu còn thiếu thì yêu cầu khách hàng bổ sung thêm. Đây là nguồn dữ liệu rất quan trọng, phục vụ chủ yếu cho việc thẩm định tài chính của dự án.

Nguồn dữ liệu tiếp theo mà nhân viên thẩm định có đƣợc là các nguồn dữ liệu lưu trữ tại chi nhánh và toàn hệ thống Vietinbank. Những dữ liệu này có đƣợc là do khách hàng vay vốn là khách hàng truyền thống của ngân hàng hoặc là khách hàng mà trước đây chi nhánh đã từng đi tiếp thị nhưng chưa thành công.

Nguồn dữ liệu thứ ba mà nhân viên thẩm định có đƣợc là do chính họ điều tra, thu thập. Đây cũng là nguồn dữ liệu rất quan trọng, vì nó đảm bảo tính khách quan, bổ trợ cho nguồn dữ liệu còn thiếu do khách hàng không cung cấp nhƣ khả năng đáp ứng nguồn nguyên vật liệu đầu vào cho dự án, thị trường đầu ra cho dự án, giá cả của các yếu tố đầu vào, đầu ra...

Để thẩm định toàn bộ dự án đầu tƣ nhân viên thẩm định của Vietinbank đã thu thập tất cả những thông tin liên quan đến dự án và chủ đầu tƣ thực hiện dự án nhƣ hồ sơ pháp lý, hồ sơ năng lực, hồ sơ tài chính, dữ liệu liên quan đến tổng mức đầu tƣ, yếu tố đầu vào, đầu ra, nguồn vốn của dự án.

Dữ liệu về tổng mức đầu tƣ của dự án chính là bản dự toán mà cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đã phê duyệt.

Yếu tố đầu vào của dự án chính là mặt bằng nhà xưởng, máy móc thiết bị, nhân công, nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho quá trình xây dựng và vận hành của dự án. Ngoài ra nhân viên thẩm định phải tìm hiểu thông tin về các nhà cung cấp những yếu tố đầu vào cho dự án từ đó đánh giá đƣợc chất lƣợng, giá cả của các yếu tố này.

Yếu tố đầu ra chính là sản phẩm của dự án bao gồm sản phẩm chính, sản phẩm phụ, phế phẩm. Nhân viên thẩm định đã thu thập những dữ liệu liên

quan đến nhu cầu cùa thị trường, các đối thủ cạnh tranh, thế mạnh mà sản phẩm của dự án tạo ra...để từ đó có thể đánh giá đƣợc khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án.

Thông tin về nguồn vốn đầu tƣ cho dự án thì nhân viên thẩm định đã thu thập những dữ liệu nhƣ tình hình tài chính của chủ đầu tƣ còn các các văn bản cam kết cho vay, đầu tƣ của các các nhân, tổ chức, quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc giao nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cho doanh nghiệp chƣa đƣợc chú trọng tìm hiểu.

Nhƣ vậy, quá trình thu thập dữ liệu tại Vietinbank Bắc Đà Nẵng đã đƣợc chú trọng thực hiện. Nguồn dữ liệu thu thập đƣợc đa dạng, khá đầy đủ.

Tuy nhiên, do đội ngũ nhân viên thẩm định tại chi nhánh hầu hết là những nhân viên còn rất trẻ, kinh nghiệm còn ít nên việc thu thập dữ liệu còn nhiều thiếu sót. Đối với những dự án phức tạp, thực hiện ở những địa bàn xa thì chi nhánh cần phải mời các chuyên gia để hỗ trợ thêm, đảm bảo cho việc thẩm định đƣợc chính xác.

b. Xử lý dữ liệu và tiến hành thẩm định

Sau khi thu thập dữ liệu, nhân viên thẩm định sẽ tiến hành xử lý số liệu, kiểm tra tính chính xác, hợp lý của những dữ liệu đã thu thập đƣợc. Từ số liệu đã đƣợc xử lý, nhân viên thẩm định sẽ tiến hành thẩm định tài chính của dự án bao gồm các nội dung nhƣ: thẩm định tổng mức đầu tƣ, nguồn vốn của dự án, doanh thu, chi phí và dòng tiền, tỷ suất chiết khấu, hiệu quả tài chính và rủi ro của dự án.

Để thực hiện tính toán những nội dung trên, nhân viên thẩm định tiến hành lập các bảng dữ liệu. Thông thường các bảng này được nhập vào trong phần mềm excel, gồm các bảng sau:

Bảng dữ liệu gốc: Đây là bảng thông số dữ liệu nguồn cho mọi tính toán. Bảng này phải đƣợc lập từ lúc bắt đầu công tác tiến hành thẩm định.

Những thay đổi ở bảng này sẽ ảnh hưởng đến kết quả phân tích. Khi thay đổi các số liệu thì nhân viên thẩm định sẽ cập nhật trên bảng thông số này và do các bảng tính đều có công thức liên kết với nhau nên những bảng tính liên quan sẽ đƣợc tự động cập nhật. Nhƣ vậy việc tính toán sẽ không bị sai sót và tiết kiệm thời gian thẩm định. Số lƣợng các bảng thông số tùy thuộc vào mức độ phức tạp của từng dự án mà có thể có là bảng thông số về tổng mức vốn đầu tư; vốn lưu động; bảng sản lượng và doanh thu của dự án; chi phí hoạt động của dự án.

Bảng tính trung gian: Để phục vụ cho việc tính toán hiệu quả tài chính, độ rủi ro của dự án nhân viên thẩm định đã lập các bảng tính trung gian. Số lƣợng các bảng tính trung gian nhiều hơn so với các bảng dữ liệu gốc. Vì các bảng tính này là sự cụ thể hóa dòng tiền vào và dòng tiền chi ra của dự án.

Một số bảng tính trung gian cần lập nhƣ bảng chi tiết về sản lƣợng, doanh thu;

bảng chi tiết về chi phí nguyên vật liệu; bảng tính chi phí quản lý, bán hàng;

bảng tính về vốn vay trung dài hạn; bảng tính về vay vốn ngắn hạn; bảng tính khấu hao các tài sản cố định.

Bảng kết quả tính toán: Từ những dữ liệu ở bảng dữ liệu gốc và bảng tính trung gian nhân viên thẩm định dựa vào công thức tính toán để đƣa ra bảng kết quả tính toán. Bao gồm bảng kết quả kinh doanh và dòng tiền, bảng tính toán nhu cầu vốn lưu động cho dự án, bảng kế hoạch trả nợ; bảng tính độ nhạy của dự án.

c. Lập tờ trình thẩm định và đưa ra kết luận

Thẩm định tài chính là một nội dung trong thẩm định dự án để cho vay của NHTM. Sau khi thực hiện hai nội dung trên thì nhân viên thẩm định tiến hành lập tờ trình thẩm định để chuyển cho các cấp cho thẩm quyền phê duyệt.

Dựa trên những kết quả thẩm định, nhân viên thẩm định sẽ đƣa ra đề xuất cho lãnh đạo về việc có nên tài trợ cho dự án hay không. Nếu tài trợ thì sẽ tài trợ

với số tiền vay bao nhiêu, các điều kiện kèm theo là gì, phương thức giải ngân, thu nợ gốc và lãi nhƣ thế nào để đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng.

Tờ trình thẩm định sẽ đƣợc nhân viên thẩm định chuyển trực tiếp cùng toàn bộ hồ sơ liên quan đến dự án mà nhân viên thẩm định đã thu thập đƣợc lên trưởng phòng Khách hàng doanh nghiệp. Sau khi tờ trình này được phê duyệt của trưởng phòng Khách hàng doanh nghiệp sẽ được chuyển qua phòng Tổng hợp và quản lý rủi ro để duyệt kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ mà nhân viên thẩm định đã nhập vào phần mềm.

Đối với các dự án từ 7 tỷ đồng trở xuống thì giám đốc chi nhánh sẽ là người phê duyệt cuối cùng. Nếu dự án từ trên 7 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng sẽ do Ban tín dụng chi nhánh phê duyệt. Còn đối với các dự án trên 10 tỷ đồng thì chi nhánh sẽ trình ra trụ sở chính để phê duyệt.

Sau khi các cấp có thẩm quyền của ngân hàng đồng ý phê duyệt cho vay dự án nhân viên thẩm định là người lập thông báo tín dụng cho khách hàng, bộ phận hỗ trợ sẽ thực hiện lập hợp đồng tín dụng, giải ngân, thu nợ...

d. Kiểm tra, giám sát

Việc kiểm tra, giám sát xem công việc thẩm định tài chính có tuân thủ đúng nội dung và quy trình mà Vietinbank đề ra hay không là do trưởng phòng Khách hàng doanh nghiệp thực hiện.

Trưởng bộ phận Khách hàng doanh nghiệp sẽ đối chiếu với văn bản hướng dẫn thẩm định của Vietinbank để xem xét nhân viên thẩm định có thực hiện đầy đủ, chính xác các nội dung cần thiết để thẩm định tài chính dự án theo đúng quy định hay không.

Việc giám sát, xem xét dự án sau khi giải ngân để đánh giá kết quả của báo cáo thẩm định đƣa ra so với thực tế khi triển khai dự án có sai lệch nhau hay không, đƣa ra những nguyên nhân và biện pháp khắc phục để góp phần nâng cao chất lƣợng của công tác thẩm định tài chính dự chƣa đƣợc chi nhánh

chú trọng. Chỉ đến khi dự án gặp rủi ro, bộ phận kiểm soát nội bộ của ngân hàng mới tiến hành xem xét lại toàn bộ quá trình thẩm định, phê duyệt, giải ngân để đánh giá sai ở những bước nào, trách nhiệm thuộc về ai.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng TMCP công thương chi nhánh Bắc Đà Nẵng. (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)