Kết quả công tác thẩm định tài chính dự án đầu tƣ tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng TMCP công thương chi nhánh Bắc Đà Nẵng. (Trang 66 - 72)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH BẮC ĐÀ NẴNG

2.2.3 Kết quả công tác thẩm định tài chính dự án đầu tƣ tại Ngân hàng

Trên cơ sở những chỉ tiêu đã được đưa ra ở chương 1, kết quả công tác thẩm định tài chính dự án tại Vietinbank Bắc Đà Nẵng đƣợc thể hiện thông qua các chỉ tiêu sau đây.

a. Tăng trưởng số lượng và dư nợ cho vay đối với các DAĐT

Tăng trưởng số lượng và dư nợ cho vay đối với các dự án đầu tư tại chi nhánh trong những năm qua đƣợc thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.20: Tăng trưởng số lượng và dư nợ cho vay dự án

TT Chỉ tiêu Năm Tổng

2009 2010 2011 2012 2013

1

Số DA đƣợc

thẩm định 18 14 19 21 32 104

Số tiền (tỷ đồng) 207 224 192 317 452 1.392

2

Số DA đƣợc cho

vay 12 9 13 17 25 76

Tỷ lệ số dự án

đƣợc cho vay 66.7% 64.3% 68.4% 81% 78% 73%

Số tiền (tỷ đồng) 132 103 116 205 352 908 (Nguồn: Số liệu thống kê của phòng Khách hàng doanh nghiệp –

Vietinbank Bắc Đà Nẵng)

Trong những năm vừa qua, số lƣợng dự án đƣợc thẩm định và cho vay tại chi nhánh đều có xu hướng tăng.

Từ năm 2009 đến năm 2013 Vietinbank Bắc Đà Nẵng đã tiếp nhận và

thực hiện thẩm định 104 dự án với tổng số tiền là 1.392 tỷ đồng, chấp nhận tài trợ cho 76 dự án với tổng số tiền là 908 tỷ đồng. Trong đó năm 2012 tỷ lệ số dự án được đồng ý tài trợ cao nhất. Do năm 2012, một số ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ bị thiếu hụt nguồn vốn rất lớn, đặc biệt là vốn trung dài hạn nên mặc dù tình hình kinh tế trong nước còn rất khó khăn nhưng Vietinbank Bắc Đà Nẵng đã thu hút đƣợc khá nhiều khách hàng đến tìm kiếm nguồn vốn để tài trợ cho các dự án của họ. Năm 2013 chi nhánh đã tập trung chuyển hướng sang tiếp thị nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng hoạt động có hiệu quả cao, tập trung thu hồi vốn đối với những doanh nghiệp lớn đặc biệt là một số doanh nghiệp trong ngành thép đang gặp nhiều khó khăn, nguồn vốn của ngân hàng dồi dào nên số dự án đã đƣợc thẩm định và cho vay cũng tăng lên.

b. Mức độ chính xác, toàn diện trong nội dung và kết luận của báo cáo thẩm định

- Về nội dung của báo cáo thẩm định:

Qua khảo sát công tác thẩm định tài chính dự án đầu tƣ tại Vietinbank Bắc Đà Nẵng một số năm qua cho thấy, hầu hết các báo cáo thẩm định đều thực hiện đúng mẫu biểu và nội dung theo quy định của Vietinbank.

Báo cáo thẩm định đã đầy đủ những nội dung cần thẩm định nhƣ thẩm định tổng mức đầu tƣ, nguồn vốn tài trợ, doanh thu, chi phí, dòng tiền, hiệu quả, mức độ rủi ro của dự án; những phương pháp thực hiện, nguồn dữ liệu phục vụ thẩm định. Các nội dung của báo cáo thẩm định hầu hết đƣợc trình bày một cách khoa học, logic theo đúng mẫu báo cáo thẩm định mà Vietinbank ban hành. Tuy nhiên, ở một số báo cáo thẩm định nội dung thẩm định còn sơ sài, thiếu luận cứ khoa học và thực tiễn.

Trong phần thẩm định tổng mức đầu tƣ của dự án, một số nội dung thẩm định còn sai sót nhƣ chi phí xây dựng hạ tầng chỉ tính theo đơn giá mà Bộ Xây dựng ban hành chứ không theo mức giá nguyên vật liệu trên thị

trường, một số hạng mục đầu tư tính thiếu, không xác định vốn lưu động cần thiết cho hoạt động của dự án...Do vậy nhiều dự án sau khi triển khai tổng mức vốn đầu tư tăng lên làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án.

Việc thẩm định doanh thu và chi phí của dự án vẫn còn mang nặng tính chủ quan, suy đoán, nhân viên thẩm định chỉ căn cứ vào sản lƣợng tiêu thụ đƣợc đƣa ra trong dự án của doanh nghiệp mà chƣa quan tâm đến việc điều tra thị phần của doanh nghiệp, khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thực tế.

Chính những thiếu sót nhƣ vậy nên một số báo cáo thẩm định đã đƣa ra kết luận thiếu chính xác, dự án hoạt động kém hiệu quả dẫn đến rủi ro cho ngân hàng.

- Về kết luận của báo cáo thẩm định:

Hầu hết các báo cáo thẩm định đã đưa ra những kết luận tương đối chính xác về dự án trên cơ sở những nội dung thẩm định đã đƣợc thực hiện trước đó. Trên cơ sở những kết luận của báo cáo thẩm định, nhân viên thẩm định đã nêu ra những ý kiến và khuyến nghị hợp lý về việc tài trợ cho dự án, có nên tài trợ hay không, nếu tài trợ thì số tiền là bao nhiêu, hình thức giải ngân, tài sản đảm bảo, hình thức giám sát vốn vay sau giải ngân...Tuy nhiên, một số báo cáo thẩm định còn đƣa ra những kết luận thiếu chính xác, sơ sài.

Nguyên nhân là do kết quả tính toán trong nội dung thẩm định không đáng tin cậy nên ảnh hưởng đến kết quả thẩm định.

c. Tỷ lệ dự án đã được thẩm định hoạt động có hiệu quả, kém hiệu quả

Tỷ lệ dự án đã đƣợc thẩm định hoạt động có hiệu quả, (hoặc kém hiệu) quả đƣợc thể hiện ở bảng số liệu sau:

Bảng 2.21: Tỷ lệ dự án hoạt động có hiệu quả, kém hiệu quả

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm

Tổng số 2009 2010 2011 2012 2013

Số tuyệt đối

Số dự án đƣợc thẩm định 12 9 13 17 25 76 Số dự án hoạt động có

hiệu quả 11 9 11 15 25 71

Số DA hoạt động kém

hiệu quả 1 0 2 2 0 5

Tỷ lệ trong tổng số DA Số dự án hoạt động có

hiệu quả 91.67% 100% 84.6% 88.2% 100% 93.42%

Số DA hoạt động kém

hiệu quả 8.33% 0 15.4% 11.8% 0 6.58%

Tổng 100% 100% 100% 100% 100% 100%

(Nguồn: Số liệu thống kê của phòng Khách hàng doanh nghiệp – Vietinbank Bắc Đà Nẵng)

Qua bảng số liệu cho thấy từ năm 2009 đến năm 2013 tại Vietinbank Bắc Đà Nẵng có 76 dự án đƣợc thẩm định và cho vay, trong đó có 71 dự án hoạt động có hiệu quả chiếm tỷ lệ 93.42% và 5 dự án hoạt động kém hiệu quả chiếm tỷ lệ 6.58%. Tuy nhiên, các dự án kém hiệu quả là những dự án nhỏ, dƣ nợ cho vay chiếm tỷ trọng rất thấp nên ảnh hưởng ít đến kết quả kinh doanh của chi nhánh.

Các dự án hoạt động kém hiệu quả do các nguyên nhân chủ yếu là: Khi thẩm định cả chủ đầu tƣ và ngân hàng đã tính toán tổng mức đầu tƣ không chính xác, khi đi vào thực hiện dự án thì tổng mức đầu tƣ tăng lên; giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng do ảnh hưởng của lạm phát và tỷ giá tăng. Trong

khi đó thì do nền kinh tế còn trong giai đoạn khó khăn sau thời kỳ khủng hoảng nên giá bán tăng không nhiều, thậm chí một số dự án giá bán còn bị giảm.

d. Tỷ lệ nợ cần chú ý, nợ xấu của các dự án đã cho vay

Tỷ lệ nợ cần chú ý, nợ xấu của các dự án đã cho vay đƣợc thể hiện ở bảng số liệu sau đây:

Bảng 2.22: Tỷ lệ nợ cần chú ý, nợ xấu của các dự án đã cho vay Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm

2009 2010 2011 2012 2013

Số tuyệt đối

Dƣ nợ cho vay dự án 274 321 352 411 504 Dƣ nợ đủ tiêu chuẩn 265 310 337 399 491.5

Nợ cần chú ý 5 6 9 7 8.5

Nợ xấu 4 5 6 5 4

Số tương đối

Dƣ nợ đủ tiêu chuẩn 96.70% 96.60% 95.70% 97.10% 97.52%

Nợ cần chú ý 1.90% 1.80% 2.50% 1.70% 1.69%

Nợ xấu 1.40% 1.60% 1.80% 1.20% 0.79%

Tổng 100% 100% 100% 100% 100%

(Nguồn: Số liệu thống kê của phòng Khách hàng doanh nghiệp – Vietinbank Bắc Đà Nẵng)

Qua bảng số liệu trên cho thấy chất lƣợng cho vay dự án đầu tƣ tại Vietinbank tương đối tốt. Từ năm 2009 đến 2013, tỷ lệ dư nợ cho vay dự án đầu tư đủ tiêu chuẩn đều đạt trên 95%, tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp dưới 2%. Đạt đƣợc kết quả nhƣ vậy chứng tỏ công tác thẩm định và thu hồi nợ của chi

nhánh tương đối tốt. Một số dự án hoạt động kém hiệu quả nhưng dư nợ thấp nên ít ảnh hưởng đến kết quả hoạt động chung của toàn chi nhánh.

e. Thời gian thẩm định và chi phí thẩm định

Theo quy định của Vietinbank về thời gian thẩm định đối với một dự án đầu tƣ tùy thuộc vào số tiền cho vay thuộc thẩm quyền phán quyết của chi nhánh hay trụ sở chính.

Đối với các dự án đầu tƣ thuộc thẩm quyền phán quyết của chi nhánh, thời gian thẩm định tối đa là 17 ngày kể từ ngày nhận đƣợc hồ sơ đầy đủ từ khách hàng.

Đối với các dự án phải chi nhánh phải trình trụ sở chính thì thời gian thẩm định tối đa tại trụ sở chính là 13 ngày. Nhƣ vậy đối với những dự án này thời gian thẩm định tối đa là 30 ngày.

Tuy nhiên, trên thực tế thì hầu hết các dự án đƣợc thẩm định tại chi nhánh đều có thời gian thẩm định dài hơn so với quy định. Nguyên nhân chủ yếu là do việc thống nhất các nội dung của dự án giữa ngân hàng và chủ đầu tƣ mất nhiều thời gian. Tại chi nhánh, việc thẩm định không chỉ đƣợc thực hiện bởi nhân viên tín dụng thuộc phòng khách hàng doanh nghiệp mà còn phải chuyển qua phòng Quản lý rủi ro và nợ có vấn đề. Tuy nhiên có những yếu tố của dự án mà hai phòng này không cùng quan điểm nên cần có thời gian để giải quyết.

Việc tính toán chi phí thẩm định dự án tại Vietinbank Bắc Đà Nẵng chƣa đƣợc thực hiện. Chi nhánh chủ yếu thanh toán các chi phí nhƣ mua thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng (CIC), chi phí đi lại để thẩm định dự án, thẩm định tài sản đảm bảo. Còn những chi phí nhƣ xây dựng hệ thống dữ liệu và trang bị các phần mềm hỗ trợ việc thẩm định chƣa đƣợc chi nhánh quan tâm.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng TMCP công thương chi nhánh Bắc Đà Nẵng. (Trang 66 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)