Những hạn chế trong công tác kiểm soát vốn đầu tư XDCB tại

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước Huyện Hòa Vang (Trang 74 - 80)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XDCB QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN HÒA

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KBNN HÒA VANG

2.2.5. Những hạn chế trong công tác kiểm soát vốn đầu tư XDCB tại

a. Đối với môi trường kiểm soát

- Cơ chế chính sách quản lý vốn đầu tư XDCB: Chế độ quản lý vốn đầu tư XDCB hiện nay còn quá cồng kềnh, chồng chéo, chậm hướng dẫn khi có thay đổi, còn nhiều bất cập (điển hình cơ chế kiểm soát chi bồi thường giải phóng mặt bằng tái định cư); kế hoạch vốn chưa hợp lý, việc điều chỉnh kế hoạch vốn chưa được xem xét kỹ lưỡng.

Cơ chế thanh toán vốn đầu tư chưa phù hợp với tiến độ thực hiện của dự án, quy định về việc thu hồi tạm ứng vốn thiếu chặt chẽ, không ràng buộc về tỷ lệ thu và thời gian thu mà chỉ qui định thu hết tạm ứng khi thanh toán đạt 80% giá trị hợp đồng và tùy theo thống nhất giữa chủ đầu tư và nhà thầu, điều này dẫn đến tình trạng chủ đầu tư thông đồng với nhà thầu thống nhất thu ứng ít, nhỏ giọt, kéo dài thời gian thi công dẫn đến vốn Nhà nước bị chiếm dụng trong thời gian dài.

- Công tác tổ chức và phân công nhiệm vụ kiểm soát thanh toán:

Theo mô hình phân công tổ chức hiện nay, công tác kiểm soát chi NSNN tại KBNN Hòa Vang do 2 bộ phận khác nhau phối hợp thực hiện. Trong đó, bộ phận Tổng hợp – Hành chính thực kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư từ nguồn NSNN, còn bộ phận Kế toán kiểm soát thanh toán, tạm ứng chi thường xuyên. Vì vậy, khi một dự án được đầu tư

bằng nhiều loại nguồn vốn khác nhau sẽ dẫn đến bị chồng chéo nhiệm vụ, chủ đầu tư sẽ phải đi lại rất vất vả để gặp cán bộ kiểm soát thanh toán của mỗi bộ phận mới có thể xin cấp vốn cho dự án, gây ra mất thời gian và làm chậm tiến độ của dự án. Điều này cũng thể hiện chưa có sự chuyên môn hóa cao trong công tác kiểm soát chi NSNN.

- Các nhân tố bên ngoài khác: Năng lực tổ chức thực hiện của một số Chủ đầu tư và BQL dự án còn yếu kém nên gây ra sự phi hiệu quả của đồng vốn do Nhà nước bỏ ra; chất lượng công tác chuẩn bị xây dựng đầu tư của các dự án còn thấp nên dẫn đến tình trạng một số dự án đầu tư phải kéo dài; tình trạng phê duyệt quy hoạch các dự án đầu tư XDCB không hợp lý.

Theo quy định của Thông tư 113/2008/TT-BTC ngày 27/11/2008, đối với với các hợp đồng xây dựng có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên chủ đầu tư phải thực hiện cam kết chi với KBNN. Theo quy trình cam kết chi, thời gian để xử lý hồ sơ cam kết chi và nhập vào hệ thống Tabmis là hai ngày. Tuy nhiên, quy trình cam kết chi và quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư chưa được hệ thống hóa nên thời gian kiểm soát thanh toán bị kéo dài và trùng lắp. Đặt biệt là, trong trường hợp thông tin nhà thầu chưa có trên hệ thống Tabmis thì thời gian giải ngân cho dự án còn kéo dài thêm do phân cấp quản lý thông tin nhà cung cấp của KBNN.

Cũng theo quy định, hợp đồng xây dựng có giá trị từ 500 triệu đồng trở xuống thì chủ đầu tư là các đơn vị cấp xã. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện xây dựng thông thường hợp đồng sẽ chỉ làm với mức dự kiến là dưới 500 triệu, thế những khi thực hiện thanh toán thì xảy ra trường hợp các chi phí phát sinh tổng hợp lại thì giá trị hợp đồng lại lớn hơn 500 triệu. Điều này dẫn đến bộ hồ sơ thanh toán không được KBNN chấp nhận mà bị trả lại.

b. Đối với hệ thống thông tin phục vụ cho quá trình kiểm soát

- Về số lượng hồ sơ, chứng từ thanh toán: Theo quy định, ngoài hồ sơ pháp lý ban đầu, trong từng lần thanh toán tùy trường hợp thanh toán hay thực chi thì chủ đầu tư gửi đến KBNN Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư (mẫu theo phụ lục 05 đính kèm Thông tư 86/2011/TT-BTC) và Giấy rút vốn đầu tư (mẫu số C3-01/NS Thông tư 08/2013/TT-BTC). Hai mẫu chứng từ này, có nội dung trùng lắp nhau. Vì vậy việc lập cùng lúc 02 mẫu này là không cần thiết, rườm rà về mặt thủ tục và không cung cấp thêm thông tin gì cho công tác quản lý, kiểm soát, thanh toán.

Thêm nữa, để thực hiện một dự án đầu tư tại địa bàn huyện có trường hợp dự án được thực hiện từ nhiều nguồn vốn khác nhau như vốn từ NSNM, vốn vay (viện trợ, vay ngân hàng,…), vốn do nhân dân đóng góp. Vì dự án được thực hiện bởi nhiều nguồn vốn khác nhau dẫn đến bộ hồ sơ thủ tục phải được lập thành nhiều bản, phân chia theo nguồn vốn được đầu tư. Ngoài ra các chứng từ phát sinh trong quá trình thực hiện dự án cũng phải được phân chia theo nguồn được đầu tư. Điều này làm cho chủ đầu tư trong quá trình thực hiện khá vất vả để liệt kê các khoản nào cho nguồn đầu tư nào và nếu liệt kê thiếu hoặc không đúng hồ sơ thanh toán sẽ bị trả lại. Với quá nhiều bộ hồ sơ trong cùng một dự án thực hiện, biểu mẫu thanh toán cũng khác nhau dẫn đến quá trình thanh toán dễ bị sai sót.

- Chế độ thông tin báo cáo về thanh toán vốn đầu tư: Chế độ thông tin báo cáo được thực hiện theo Thông tư 99/2013/TT-BTC ngày 26/07/2013, của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, thông tin cung cấp còn ít chưa đầy đủ, chỉ có một số thông tin như kế hoạch vốn, khối lượng hoàn thành, số thanh toán trong kỳ (tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành), kế hoạch vốn còn lại mà không có các thông tin tổng mức đầu tư của dự án, lũy kế số cấp phát từ khởi công đến kỳ báo cáo, năm khởi công, … Để các nhà quản lý biết và điều

hành NSNN, biết được vốn ngân sách còn phải phân bổ, dự án phân bổ quá thời gian quy định… Chương trình quản lý kiểm soát thanh toán vốn đầu tư trên mạng máy tính ĐTKB/LAN chưa kết xuất được báo cáo mà phải thực hiện trên phần mềm Excel. Nghĩa là để thực hiện báo cáo được tình hình thanh toán vốn đầu tư thì vừa phải thực hiện báo cáo trên phần mềm theo mạng máy tính quy định đồng thời phải thực hiện thống kê trên Excel. Trong khi đó, khối lượng dự án rất nhiều vì vậy công tác tổng hợp báo cáo cũng còn nhiều sai sót, chất lượng báo cáo chưa cao, công việc tổng hợp cũng trở nên vất vả hơn.

c. Đối với quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB

- Việc áp dụng phương thức giao dịch một cửa: KBNN Hòa Vang đã áp dụng phương thức giao dịch một cửa nhằm giảm các thủ tục hành chính không cần thiết tuy vậy thông tin truyền qua khâu trung gian vẫn chậm và không đầy đủ; không đáp ứng được các hồ sơ cần giải quyết ngay.

- Quy trình luân chuyển chứng từ: Xảy ra trường hợp lãnh đạo phải ký hai lần trên một hồ sơ và nội dung kiểm soát của cả Phòng Tổng hợp – Hành chính và Phòng Kế toán, làm tăng tính phức tạp và kéo dài thời gian trong quy trình kiểm soát thanh toán hiện nay.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Mỗi địa phương khác nhau có tình hình nguồn vốn đầu tư cấp phát từ NSNN khác nhau và tình hình đầu tư thực hiện các dự án khác nhau, số lượng các dự án được cấp phép đầu tư xây dựng cũng tùy thuộc vào tình hình của địa phương đó. Với lượng vốn được cấp phép theo kế hoạch và số lượng dự án được cấp phép giới hạn thì việc tiến hành kiểm soát thanh toán nguồn vốn đầu tư cũng trở nên chặt chẽ và khắt khe hơn. Tuy vậy tại mỗi KBNN thì quy trình kiểm soát thanh toán vốn đều có xu hướng cải thiện thủ tục hành chính và hoàn thiện việc thanh toán trong thời gian sớm nhất có thể cho các chủ đầu tư.

Tại KBNN Hòa Vang cũng không ngoại lệ, tại đây đơn vị đã ban hành bộ quy chế thủ tục hành chính giúp các chủ đầu tư thuận tiện hơn trong việc chuẩn bị bộ hồ sơ để tiến hành thanh quyết toán vốn đầu tư XDCB nói riêng và các nguồn vốn khác thuộc NSNN nói chung. Theo tìm hiểu của tác giả, quy trình thực hiện kiểm soát thanh toán vốn đầu tư tại KBNN Hòa Vang mặc dù thực hiện theo đúng tiến độ, theo đúng quy trình mà KBNN ban hành và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận (trong giai đoạn 2011- 2014) thì vẫn có một vài hạn chế trong quá trình thực hiện kiểm soát thanh toán vốn đầu tư thuộc NSNN, các hạn chế có thể thấy như về môi trường kiểm soát, quy trình kiểm soát, hệ thống thông tin phục vụ cho quá trình kiểm soát.

Ngoài ra trong nội dung của chương, tác giả cũng đề cập tới quá trình hình thành và phát triển của KBNN Hòa Vang. Bên cạnh đó tác giả cũng phản ánh tình hình thực tế của việc kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB tại KBNN Hòa Vang, quy trình thực hiện việc kiểm soát thanh toán vốn đầu tư của KBNN Hòa Vang.

Qua các nội dung tìm hiểu được của chương tác giả hi vọng đây sẽ là căn cứ để có thể đưa ra những nhận xét, những kiến nghị và giải pháp phù hợp nhất giúp việc kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB nói riêng và các khoản chi nói chung tại KBNN Hòa Vang ngày một được hoàn thiện hơn, giúp các chủ đầu tư không mất nhiều thời gian chờ đợi, đi lại trong quá trình thực hiện dự án, quản lý và thanh toán vốn đầu tư từ NSNN.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại kho bạc nhà nước Huyện Hòa Vang (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)