Chủ thể và nội dung của theo dõi thi hành pháp luật

Một phần của tài liệu Theo dõi thi hành pháp luật từ thực tiễn tỉnh Bắc Giang (LV thạc sĩ) (Trang 22 - 27)

7. Cơ cấu của luận văn

1.2. Chủ thể và nội dung của theo dõi thi hành pháp luật

Việc nghiên cứu về chủ thể có trách nhiệm TDTHPL có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác định vai trò, trách nhiệm của từng chủ thể trong TDTHPL. Trên cơ sở xác định rõ phạm vi, trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân mới có đánh giá tổng thể hiệu lực, hiệu quả của bộ máy thực hiện TDTHPL từ đó kịp thời kiến nghị nhằm nâng cao trách nhiệm, hiệu quả của chủ thể liên quan trong TDTHPL.

Theo quy định hiện hành thì các chủ thể có trách nhiệm TDTHPL chủ yếu hiện nay gồm: Bộ Tư pháp; Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND các cấp.

* Bộ Tư pháp với trách nhiệm là cơ quan giúp Chính phủ quản lý nhà nước và tổ chức TDTHPL trên phạm vi cả nước có trách nhiệm cụ thể sau:

- Trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản QPPL về TDTHPL.

18

- Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ tiêu thống kê quốc gia làm cơ sở cho việc xem xét, đánh giá tình hình thi hành pháp luật.

- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh trong việc thực hiện TDTHPL.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan, tổ chức có liên quan TDTHPL trong phạm vi cả nước và

trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý liên ngành, có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành.

- Hằng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về TDTHPL trong phạm vi cả nước trước ngày 15 tháng 11.

- Thực hiện trách nhiệm TDTHPL trong các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc phạm vi của Bộ Tư pháp.

* Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm cụ thể sau:

- Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, đơn vị trực thuộc trong việc thực hiện TDTHPL.

- Ban hành Chỉ tiêu thống kê ngành làm cơ sở cho việc xem xét, đánh giá

tình hình thi hành pháp luật.

- Ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch TDTHPL của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

- Bảo đảm các điều kiện cho việc thực hiện TDTHPL.

- Hằng năm báo cáo Bộ Tư pháp công tác TDTHPL trước ngày 15 tháng 10.

- Xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật. Đồng thời có trách nhiệm xử lý kết quả theo dõi tình hình

19

thi hành pháp luật theo đề nghị của Bộ Tư pháp hoặc của Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của mình.

Tổ chức pháp chế ở Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tham mưu, giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ TDTHPL.

Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tham mưu, giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ TDTHPL trong lĩnh vực được phân công.

* Ủy ban nhân dân các cấp

UBND các cấp có trách nhiệm theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý ở địa phương, có trách nhiệm cụ thể như sau:

- Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cùng cấp, UBND cấp dưới trong việc thực hiện TDTHPL tại địa phương.

- Ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch TDTHPL.

- Xử lý kết quả TDTHPL theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

UBND cấp tỉnh có trách nhiệm xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo đề nghị của Bộ Tư pháp hoặc của Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi ngành, lĩnh vực của Bộ, cơ quan ngang Bộ. Đồng thời UBND cấp dưới có

trách nhiệm xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo yêu cầu của UBND cấp trên trực tiếp.

- Bảo đảm các điều kiện cho việc thực hiện TDTHPL.

- Hằng năm, UBND cấp tỉnh báo cáo Bộ Tư pháp công tác TDTHPL trước ngày 15 tháng 10.

20

- UBND cấp huyện, cấp xã thực hiện việc báo cáo công tác TDTHPL theo yêu cầu của UBND cấp trên trực tiếp.

Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện, công chức chuyên môn thuộc UBND cấp xã TDTHPL trong phạm vi quản lý ở địa phương.

Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện, công chức chuyên môn thuộc UBND cấp xã tham mưu, giúp UBND cùng cấp TDTHPL trong lĩnh vực được phân công.

* Các chủ thể khác tham gia thực hiện hoạt động theo dõi thi hành pháp luật

Bên cạnh các chủ thể chủ yếu nêu trên thì TDTHPL còn do một số chủ thể khác tham gia như: Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân có trách nhiệm cung cấp thông tin về tình hình thi hành pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thông qua hoạt động công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, xét xử; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên cung cấp thông tin, kiến nghị của nhân dân thông qua giám sát tình hình thi hành pháp luật và đề

xuất lĩnh vực trọng tâm theo dõi tình hình thi hành pháp luật; Hội luật gia Việt Nam, Liên đoàn luật sư Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các hội nghề nghiệp cung cấp các ý kiến, kiến nghị về các vấn đề pháp lý có liên quan đến TDTHPL; cơ quan thông tin đại chúng cung cấp ý kiến phản ánh của dư luận xã hội về tình hình thi hành pháp luật; các cá nhân tham gia vào hoạt động TDTHPL như có thể đến trực tiếp nơi tiếp công dân, gửi ý kiến bằng văn bản để cung cấp thông tin, phản ánh và tham gia theo cơ chế cộng tác viên.

Hiện nay để tham gia vào hoạt động TDTHPL thì pháp luật cũng quy định trách nhiệm phối hợp của các Bộ, ngành, địa phương với các cơ quan, tổ

21

chức, cá nhân liên quan. Đó là, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND các cấp có trách nhiệm phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các tổ chức liên quan trong việc thực hiện công tác TDTHPL. Đồng thời cũng có

trách nhiệm tạo điều kiện và khuyến khích sự tham gia của các tổ chức, cá

nhân trong hoạt động TDTHPL.

1.2.2. Nội dung theo dõi thi hành pháp luật

Để đạt được mục đích trong hoạt động TDTHPL thì việc xác định TDTHPL nội dung gì là yêu cầu quan trọng nhằm thu thập thông tin, xem xét, đánh giá trúng và đúng vấn đề về thực trạng TDTHPL. Hiện nay, TDTHPL bao gồm các nội dung như sau:

* Xem xét, đánh giá tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản QPPL:

Thứ nhất, tính kịp thời, đầy đủ của việc ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản QPPL;

Thứ hai, tính thống nhất, đồng bộ của văn bản quy định chi tiết;

Thứ ba, tính khả thi của văn bản quy định chi tiết.

* Xem xét, đánh giá tình hình thi hành, bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật

Thứ nhất, đánh giá tính đầy đủ, kịp thời, phù hợp của hoạt động tập huấn, phổ biến pháp luật;

Thứ hai, đánh giá về sự phù hợp của tổ chức bộ máy, mức độ đáp ứng nguồn nhân lực cho thi hành pháp luật;

Thứ ba, đánh giá về mức độ đáp ứng về kinh phí, cơ sở vật chất bảo đảm cho thi hành pháp luật.

* Xem xét, đánh giá tình hình tuân thủ pháp luật:

22

Thứ nhất, đánh giá tính kịp thời, đầy đủ trong thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền;

Thứ hai, đánh giá tính chính xác, thống nhất trong hướng dẫn áp dụng pháp luật và trong áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền;

Thứ ba, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá

nhân.

Một phần của tài liệu Theo dõi thi hành pháp luật từ thực tiễn tỉnh Bắc Giang (LV thạc sĩ) (Trang 22 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)