Khái quát đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu Theo dõi thi hành pháp luật từ thực tiễn tỉnh Bắc Giang (LV thạc sĩ) (Trang 36 - 39)

Chương 2 THỰC TIỄN THEO DÕI THI HÀNH PHÁP LUẬT THỰC TIỄN THEO DÕI THI HÀNH PHÁP LUẬT

2.1. Khái quát đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Giang

Bắc Giang là tỉnh nằm cách Thủ đô Hà Nội 50 km về phía Bắc, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị 110 km về phía Nam, cách cảng Hải Phòng hơn 100 km về phía Đông. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây và

Tây Bắc giáp Hà Nội, Thái Nguyên, phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh. Bắc Giang có diện tích tự nhiên 3.823 km², chiếm 1,2% diện tích tự nhiên của Việt Nam. Tính đến thời điểm năm 2016, dân số của tỉnh Bắc Giang là 1.657.573 người [22,tr21].

Là một tỉnh miền núi nhưng có cả vùng trung du, đồng bằng xen kẽ, lợi thế kinh tế của tỉnh là nông, lâm nghiệp, thương mại, dịch vụ, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Nông, lâm nghiệp đang có sự chuyển dịch cơ cấu một cách tích cực. Công nghiệp là ngành kinh tế có nhiều tiềm năng của tỉnh với nhiều khu công nghiệp như: KCN Vân Trung, KCN Đình Trám và 10 Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã và đang đi vào hoạt động. Các làng nghề

truyền thống ngày càng được khôi phục và phát triển như: mây tre đan Tăng Tiến, tơ tằm Song Mai, bún Đa Mai, rượu làng Vân, mì Chũ, bánh đa Kế…

Bắc Giang nằm trong vùng văn hóa Kinh Bắc nổi tiếng, hơn 100 di tích lịch sử văn hoá lớn đang được bảo tồn như chùa Vĩnh Nghiêm, đình cổ Lỗ Hạnh, đình Phù Lão và chùa Tiên Lục với cây dạ hương nghìn năm tuổi, thành cổ Xương Giang, thành đất nhà Mạc, đồn Phồn Xương của nghĩa quân Đề Thám, an toàn khu Hoàng Vân… Các lễ hội cổ truyền vẫn được gìn giữ và ngày càng phát huy và mở rộng thêm.

32

Hiện nay, cơ sở hạ tầng của tỉnh tương đối đồng bộ, việc tuyến đường cao tốc Hà Nội - Bắc Giang hoàn thành và đi vào sử dụng đã tạo sức bật to lớn với nền kinh tế của tỉnh. Những năm qua, nhờ tận dụng tối đa những tiềm năng sẵn có, kinh tế Bắc Giang đã có những bứt phá mạnh mẽ vươn lên trở thành trung tâm kinh tế lớn thứ hai ở vùng trung du, miền núi Bắc Bộ (chỉ sau Thái Nguyên). Năm 2016, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm của tỉnh (GRDP) ước đạt 10,4%, vượt 0,4% so với kế hoạch: nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,7%; công nghiệp - xây dựng tăng 16,8% (công nghiệp tăng 19,8%, xây dựng tăng 8,3%), dịch vụ tăng 7,6%; GRDP bình quân/người ước đạt 1.755 USD, tăng 277 USD so với năm 2015. Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt trên 73,7 nghìn tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu ước đạt hơn 3,6 tỷ USD; tổng thu ngân sách trên địa bàn ước đạt trên 4,3 nghìn tỷ đồng, trong đó thu nội địa gần 3,7 nghìn tỷ đồng, thu thuế xuất nhập khẩu đạt 680 tỷ đồng[36]. Những thành tựu đó góp phần làm cho đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh ổn định, từng bước được nâng lên; quốc phòng, an ninh được đảm bảo.

Những điều kiện, đặc điểm về tự nhiên, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nêu trên đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến TDTHPL trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, cụ thể như sau:

Thứ nhất, với việc phát triển ngày càng mạnh mẽ của nền kinh tế, nhất là việc thu hút đầu tư hình thành và phát triển của các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp như hiện này thì hoạt động kinh tế các doanh nghiệp rất sôi động.

Bên cạnh các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh tại địa phương của các doanh nghiệp thì cùng với đó là việc tuân thủ và chấp hành các quy định của pháp luật về môi trường, bảo đảm quyền lợi của người lao động về bảo hiểm xã hội, thu nhập, việc làm...Bên cạnh đó, từ sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế - xã hội đã thúc đẩy quá trình khai thác nguyên liệu (ví dụ: cát, sỏi, đất san nền...) ngày càng nhiều. Từ đó phát sinh các vấn đề trong thực thi các quy

33

định của pháp luật trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập ảnh hưởng hoạt động quản lý nhà nước và đời sống của nhân dân, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Do vậy, TDTHPL trở thành yêu cầu cần thiết nhằm kịp thời xem xét, đánh giá các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống như thế nào để từ đó kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật của cơ quan, tổ chức và cá nhân.

Thứ hai, với vị trí tiếp giáp Hà Nội, gần trung tâm cái nôi của nền văn hóa Kinh Bắc nên đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được quan tâm, phát triển. Trình độ nhận thức, khả năng hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của người dân ngày càng được nâng lên. Tuy nhiên trình độ

dân trí không đồng đều, hiện nay tỉnh Bắc Giang có 09 huyện và 01 thành phố

thì có tới 06 huyện miền núi (trong đó có 188 xã, thị trấn miền núi; 407 thôn, bản đặc biệt khó khăn; đồng bào dân tộc trong toàn tỉnh chiếm 13,8% dân số

của tỉnh; toàn tỉnh có trên 3600 công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số. Nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người dân ở các vùng miền núi còn hạn chế. Do đó, TDTHPL ở địa phương cũng gặp phải những khó khăn nhất định.

Thứ ba, hệ thống chính quyền cơ sở từ tỉnh đến huyện đã được quan tâm, củng cố và kiện toàn. Về tổ chức bộ máy, biên chế ở các lĩnh vực trên địa bàn tỉnh cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Trong đó, đơn cử là hệ thống các cơ quan tư pháp (Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp và công chức Tư pháp - Hộ tịch) cũng được củng cố kiện toàn kịp thời. Bắc Giang là một trong ít địa phương bố trí được 02 công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã. Bên cạnh đó, trong thời gian vừa qua với chủ trương tinh giảm bộ máy, biên chế nhiều ngành, lĩnh vực buộc phải thu gọn đầu mối, giảm biên chế cũng phần nào ảnh hưởng tới

34

quá trình hoạt động nói chung và tổ chức triển khai thi hành pháp luật, TDTHPL nói riêng.

Thứ tư, trong những năm vừa qua Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh luôn quan tâm đến công tác tư pháp nói chung và công tác TDTHPL nói riêng từ việc quan tâm kiện toàn về tổ chức, bố trí biên chế đến cấp kinh phí thường xuyên cho TDTHPL của Sở Tư pháp. Tuy nhiên bên cạnh đó thì một số cấp ủy, chính quyền địa phương và lãnh đạo các Sở, ngành cũng chưa thực sự nhận thức đầy đủ về vai trò, ý nghĩa của TDTHPL do đó việc chỉ đạo chưa được sâu sát, kịp thời hiệu quả.

Một phần của tài liệu Theo dõi thi hành pháp luật từ thực tiễn tỉnh Bắc Giang (LV thạc sĩ) (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)