Đánh giá chung về theo dõi thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu Theo dõi thi hành pháp luật từ thực tiễn tỉnh Bắc Giang (LV thạc sĩ) (Trang 62 - 71)

Chương 2 THỰC TIỄN THEO DÕI THI HÀNH PHÁP LUẬT THỰC TIỄN THEO DÕI THI HÀNH PHÁP LUẬT

2.3. Đánh giá chung về theo dõi thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

2.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân

* Những kết quả đạt được

UBND tỉnh Bắc Giang đã tích cực, chủ động chỉ đạo triển khai thực hiện công tác TDTHPL trên địa bàn tỉnh: là một trong số ít tỉnh đầu tiên ban hành thể chế về công tác TDTHPL ở địa phương; quan tâm kiện toàn về tổ chức, bộ

máy; hằng năm đều tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ về công tác TDTHPL cho đội ngũ cán bộ tham mưu thực hiện nhiệm vụ này tại các Sở, ngành, địa phương; chỉ đạo Sở Tư pháp thực hiện tốt việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra công tác TDTHPL tại địa phương. Các kế hoạch TDTHPL của tỉnh hằng năm đã ban hành đều được chủ động ban hành sớm, việc xây dựng, lựa chọn lĩnh vực TDTHPL và tổ chức thực hiện đúng nội dung, tiến độ và đạt kết quả tương đối tốt. Đến nay UBND tỉnh đã và đang tổ chức TDTHPL ở 18 lĩnh vực (trong đó đang tổ chức theo dõi ở 02 lĩnh vực là hỗ trợ doanh

58

nghiệp khởi nghiệp và đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất). Các hoạt động TDTHPL được triển khai thực hiện một cách nghiêm túc, bài bản, sáng tạo. Có những hoạt động phát huy cao được hiệu quả (kiểm tra tình hình thi hành pháp luật; điều tra khảo sát; tổ chức tọa đàm). Mục đích của hoạt động TDTHPL ở nhiều lĩnh vực cơ bản đã đạt được. Nhiều kiến nghị

về việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật đã được cấp có thẩm quyền đánh giá là có cơ sở và tiếp thu. Thông qua các hoạt động TDTHPL đã giúp các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và lãnh đạo các cơ quan, đơn vị có biện pháp chỉ đạo, chấn chỉnh kịp thời nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước và qua hoạt động kiểm tra giúp nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của các cơ quan, người có thẩm quyền đồng thời góp phần quan trọng nâng cao ý thức chấp hành của các tổ chức, cá nhân và nhân dân trên địa bàn. Hoạt động TDTHPL đã tạo sự chuyển biến tích cực, rõ nét hơn ở nhiều lĩnh vực như: lĩnh vực bảo hiểm xã hội, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy phép xây dựng, vệ sinh an toàn thực phẩm, khoáng sản… Bên cạnh hoạt động TDTHPL của tỉnh thì tại UBND cấp huyện một số Sở, ngành đã triển khai xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện TDTHPL trên địa bàn, trong đó

một số nơi đã tiến hành khá bài bản và bước đầu đạt hiệu quả: Tân Yên, Lạng Giang, Yên Dũng, Hiệp Hòa, Công an tỉnh.

Có thể nói, công tác TDTHPL trên địa bàn tỉnh đã được các cơ quan, địa phương chú trọng thực hiện, dần đi vào nề nếp và ngày càng khẳng định vai trò, tầm quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước tại địa phương.

* Nguyên nhân

TDTHPL trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay đã đạt được những kết quả bước đầu tích cực và đang dần đi vào nề nếp, có được điều đó là do:

Thứ nhất, TDTHPL trên địa bàn tỉnh đã nhận được sự quan tâm của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và sự chỉ đạo sâu sát của UBND tỉnh cũng như sự quan

59

tâm vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó tỉnh cũng nhận được sự quan tâm, chỉ đạo tích cực, kịp thời của Bộ Tư pháp pháp trong việc hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện TDTHPL đối với địa phương;

Thứ hai, mặc dù so với yêu cầu thực tế thì các điều kiện về biên chế, kinh phí vẫn còn hạn chế (nhất là với cấp huyện, cấp xã và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh). Tuy nhiên, có thể nói về cơ bản các điều kiện cơ bản để bảo đảm cho TDTHPL sở địa phương đã được quan tâm. UBND tỉnh đã kiện toàn về tổ chức và bổ sung biên chế cho Sở Tư pháp để thực hiện chuyên trách. UBND tỉnh đã bố trí kinh phí hàng năm cho Sở Tư pháp. Một số Phòng Tư pháp các huyện thành phố tùy theo công việc cũng được bố trí kinh phí.

Thứ ba, Sở Tư pháp với chức năng, nhiệm vụ là cơ quan tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về TDTHPL tại địa phương đã làm tốt vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo trong tham mưu UBND của mình. Kết quả Sở kết 03 năm thực hiện Nghị định 59/2012/NĐ-CP của Chính phủ thì Sở Tư pháp tỉnh Bắc Giang là một trong 08 tập thể (bao gồm Sở Tư pháp các địa phương và các tổ chức pháp chế của Bộ, ngành trung ương) được Bộ Tư pháp tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong việc tổ chức thực hiện công tác TDTHPL theo Nghị định số 59/2012/NĐ-CP.

2.3.2. Hạn chế, khó khăn, bất cập trong theo dõi thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và nguyên nhân

* Những hạn chế, khó khăn, bất cập

Thứ nhất, thể chế trong công tác TDTHPL hiện nay còn thiếu và yếu, ví dụ: đến thời điểm hiện nay, cơ quan nhà nước có thẩm quyền vẫn chưa ban hành được Khung logic và Bộ công cụ hỗ trợ theo dõi tình hình thi hành pháp luật làm cơ sở để xem xét, đánh giá; thiếu gắn kết với mục tiêu hoàn thiện hệ

60

thống pháp luật nhất là từ khi Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015 được ban hành; Bộ Tư pháp chưa tham mưu Chính phủ ban hành Quy chế phối hợp giữa Chính phủ với Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao hoặc giữa Chính phủ với Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về theo dõi tình hình thi hành pháp luật; chưa có quy định cụ thể về cơ chế nhằm huy động và bảo đảm sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong TDTHPL...

Thứ hai, về tổ chức thực hiện TDTHPL:

- Việc xây dựng, ban hành và triển khai kế hoạch TDTHPL ở một số địa phương đặc biệt là các Sở, ngành còn chậm, đa số việc triển khai còn mang tính hình thức. Nội dung kế hoạch TDTHPL đa số mới chỉ dừng lại ở việc triển khai theo lĩnh vực trọng tâm theo kế hoạch chung của tỉnh mà chưa gắn với các nhiệm vụ trọng tâm của ngành, lĩnh vực và địa phương. Việc triển khai tổ chức các hoạt động TDTHPL còn lúng túng, hiệu quả hạn chế.

- Tổ chức bộ máy và biên chế làm nhiệm vụ TDTHPL tại địa phương mặc dù đã được quan tâm kiện toàn ở cấp tỉnh, nhưng tại các Sở, ngành và địa phương đội ngũ làm công tác này còn chưa được quan tâm bảo đảm đáp ứng yêu cầu thực tế. Đến nay trên địa bàn tỉnh đã giải thể 07/09 Phòng Pháp chế.

Trong khi đó đội ngũ cán bộ được giao tham mưu thực hiện công tác này ở các Sở, ngành và UBND cấp huyện không ổn định, đa số đều bố trí kiêm nhiệm. Nhìn chung đội ngũ thực hiện công tác này vẫn còn thiếu về số lượng, trình độ chuyên môn chưa đồng đều.

- Nguồn kinh phí bảo đảm cho TDTHPL tại đa số các sở, ngành và UBND cấp huyện, cấp xã đa số chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Phần lớn các Sở, ngành và UBND cấp huyện chưa được bố trí kinh phí riêng bảo đảm cho TDTHPL.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến chưa thực sự tạo được chuyển biến sâu sắc trong nhận thức của các cấp chính quyền, người dân đối với công tác

61

TDTHPL. Việc tổ chức hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với công tác này vẫn còn hạn chế, chưa thực sự mang tính chất cầm tay chỉ việc, chưa sâu sát, đầy đủ, chưa được thực hiện thường xuyên. Nội dung tập huấn và phương pháp tập huấn chậm được đổi mới, chưa thực sự bám sát yêu cầu thực tiễn.

- Quá trình phối hợp thực hiện các hoạt động TDTHPL giữa các cơ quan liên quan còn chưa chặt chẽ; nhiều cơ quan, đơn vị chưa chủ động, tích cực phối hợp và phát huy tinh thần trách nhiệm trong công tác phối hợp triển khai các hoạt động TDTHPL với cơ quan thường trực (Sở Tư pháp). Hoạt động TDTHPL còn chưa thu hút được sự tham gia tích cực, chủ động, chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan nhất là chưa thu hút được sự tham gia phối hợp chặt chẽ với mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên, tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp và các cá nhân...

- Một số kiến nghị thông qua TDTHPL chưa được các cơ quan, tổ chức liên quan nghiêm túc thực hiện. Những kiến nghị, đề xuất liên quan đến việc hoàn thiện về thể chế chưa được cơ quan có thẩm quyền giải quyết kịp thời.

Kết quả TDTHPL chưa tạo được sự lan tỏa rộng rãi trong xã hội, chưa phục vụ được nhiều cho mục tiêu nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật, hoàn thiện pháp luật, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

* Nguyên nhân

Thứ nhất, nguyên nhân khách quan

- Hiến pháp năm 2013 quy định trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và của UBND các cấp trong việc tổ chức thi hành pháp luật, nhưng đến thời điểm hiện nay thì công tác TDTHPL vẫn chưa được luật hóa.

- Nghị định số 59/2012/NĐ-CP (được ban hành trước Hiến pháp năm 2013 và Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015) và Thông tư số

14/2014/TT-BTP là những văn bản QPPL trực tiếp điều chỉnh công tác

62

TDTHPL. Tuy nhiên sau một thời gian thực hiện cũng đã bộc lộ một số

vướng mắc, bất cập cần được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung như: chưa xác định cụ thể, rõ ràng thẩm quyền của Bộ Tư pháp trong vai trò giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về lĩnh vực này cũng như vai trò của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND cấp tỉnh, các Sở, ngành, UBND cấp huyện trong TDTHPL; về trách nhiệm xử lý kết quả, kiến nghị

của TDTHPL; về cơ chế phối hợp và huy động sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong TDTHPL; chưa quy định cụ thể, rõ ràng về quy trình thực hiện hoạt động kiểm tra dẫn đến việc thực hiện không thống nhất ở các địa phương; các tiêu chí đánh giá hiệu quả TDTHPL chưa rõ ràng, có tiêu chí không còn phù hợp.

- Hiện nay do chính sách chung của Đảng và nhà nước về tinh gọn bộ

máy và tinh giảm biên chế nên việc kiện toàn, bổ sung, điều chuyển, sắp xếp, bố trí biên chế làm công tác TDTHPL còn gặp nhiều khó khăn. Theo quy định tại Nghị định số 55/2011/NĐ-CP và Thông tư 01/2015/TT-BTP ngày 15/01/2015 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về nghiệp vụ thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức pháp chế đã quy định rõ về chức năng TDTHPL của bộ phận pháp chế tại các Sở, ngành thuộc UBND tỉnh, đây là bộ

phận trực tiếp thực hiện nhiệm vụ TDTHPL tại cấp Sở. Tuy nhiên, thời gian qua tại địa phương nhiều Phòng Pháp chế bị giải thể (07/09 Phòng Pháp chế), do hiện nay Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành có liên quan đã ban hành nhiều Thông tư liên tịch quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh đã không quy định Phòng Pháp chế theo Nghị định số 55/2011/NĐ-CP.

- Bắc Giang là một tỉnh nghèo, ngân sách hằng năm còn phụ thuộc vào ngân sách trung ương, mặt khác trong những năm gần đây do tình hình khó khăn chung về ngân sách nên kinh phí dành cho hoạt động này chưa được bảo

63

đảm nhất là ở đa số các địa phương và một số Sở, ngành. Bên cạnh đó, đến thời điểm hiện nay do chưa có văn bản QPPL riêng biệt điều chỉnh vấn đề

kinh phí dành cho công tác TDTHPL, mà mới chỉ có quy định về một số mục chi tại Thông tư số 338/2016/TT-BTC và được tỉnh cụ thể hóa bằng Nghị

quyết số 09/2017/NQ-HĐND ngày 13/7/2017 quy định mức phân bổ kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản QPPL và hoàn thiện hệ thống pháp luật trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Một lý do nưa là hiện nay một số Sở, ngành, địa phương chưa chủ động hoặc còn lúng túng trong việc lập dự toán, quyết toán kinh phí trong hoạt động TDTHPL nên việc bảo đảm kinh phí dành cho hoạt động này còn rất hạn chế.

Thứ hai, nguyên nhân chủ quan

- Một số vấn đề lý luận liên quan đến vị trí, tầm quan trọng và nội dung của công tác TDTHPL vẫn chưa được các cơ quan có thẩm quyền nhìn nhận, nghiên cứu nghiêm túc, đầy đủ. Trong khi đó, thực tiễn triển khai công tác TDTHPL còn đang tồn tại rất nhiều vướng mắc về phạm vi, mục đích, nguyên tắc, nội dung, chủ thể, trách nhiệm, xử lý kết quả…

- Cơ quan quản lý nhà nước về TDTHPL ở trung ương chưa chủ động, chậm xây dựng, ban hành quy định về cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan nhà nước với nhau, giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức chính trị

- xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong việc triển khai, thực hiện trong công tác TDTHPL; hướng dẫn cơ chế bảo đảm sự tham gia của cộng tác viên TDTHPL; chưa ban hành được Khung logic và bộ tiêu chí để xem xét, đánh giá TDTHPL; chưa kịp thời tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ về công tác TDTHPL cho đội ngũ tham mưu thực hiện công tác này trong cả nước.

- Một số cấp ủy, chính quyền địa phương và nhất là đa số lãnh đạo các Sở, ngành chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của TDTHPL đối với hoạt động lãnh đạo, quản lý nên chưa thực sự quan tâm thỏa

64

đáng đến công tác này: chưa kịp thời chỉ đạo xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch TDTHPL hằng năm; chưa quan tâm kịp thời bố trí, sắp xếp cán bộ

thực hiện nhiệm vụ TDTHPL tại cơ quan, đơn vị; chưa quan tâm tạo điều kiện về kinh phí bảo đảm cho hoạt động TDTHPL; chưa chỉ đạo phối hợp tích cực, kịp thời giữa cơ quan, đơn vị với Sở Tư pháp trong các hoạt động triển khai TDTHPL trong phạm vi quản lý của ngành, địa phương.

- Đội ngũ tham mưu thực hiện nhiệm vụ TDTHPL ở các Sở, ngành và UBND cấp huyện vẫn còn thiếu về số lượng, trình độ chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm về TDTHPL còn hạn chế so với yêu cầu thực tế; chưa chủ động, tích cực phát huy vai trò tham mưu thực hiện công tác này tại các Sở, ngành và địa phương.

Kết luận chương 2

Từ đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang, luận văn đã chỉ ra và phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến TDTHPL trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Trong những năm qua, TDTHPL trên địa bàn tỉnh đạt được nhiều kết quả tích cực. Công tác này đã được UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo triển khai tổ chức thực hiện nghiêm túc, bài bản và sáng tạo. Các điều kiện bảo đảm cho TDTHPL được triển khai kịp thời, hiệu quả từ việc xây dựng thể chế, phổ biến, tập huấn nghiệp vụ, bố trí kinh phí, điều kiện cơ sở vật chất đến kiện toàn về tổ chức bộ máy, cán bộ thực hiện TDTHPL tại địa phương.

Trong thời gian qua, UBND tỉnh đã ban hành 11 kế hoạch TDTHPL và tổ chức TDTHPL ở 18 lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn. Qua TDTHPL đã giúp cho nhiều lĩnh vực được chuyển biến rõ nét.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì TDTHPL trên địa bàn tỉnh Bắc Giang thời gian qua cho thấy vẫn còn một số hạn chế, bất cập như thể chế về TDTHPL chưa được hoàn thiện kịp thời, nguồn kinh phí bố trí cho công tác này chưa được bảo đảm, tổ chức bộ máy và biên chế ngày càng

Một phần của tài liệu Theo dõi thi hành pháp luật từ thực tiễn tỉnh Bắc Giang (LV thạc sĩ) (Trang 62 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)