7. Cơ cấu của luận văn
1.3. Các hoạt động theo dõi thi hành pháp luật
1.3.1. Thu thập thông tin về tình hình thi hành pháp luật
Thứ nhất, thu thập thông tin về tình hình thi hành pháp luật từ báo cáo của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND các cấp.
Thứ hai, thu thập thông tin về tình hình thi hành pháp luật được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông tin do tổ chức, cá nhân cung cấp.
Theo đó thì các thông tin được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông tin do tổ chức, cá nhân cung cấp phải được kiểm tra, đối chiếu trước khi sử dụng để đánh giá tình hình thi hành pháp luật.
1.3.2. Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật
Hoạt động kiểm tra tình hình thi hành pháp luật được thực hiện theo kế hoạch TDTHPL hoặc khi có những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Nội dung kiểm tra tình hình thi hành pháp luật bao gồm: xem xét, đánh giá tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết văn bản QPPL; tình hình bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật và tình hình tuân thủ pháp luật; đồng thời gắn với kiểm tra thực hiện nội dung trọng tâm trong lĩnh vực kiểm soát thủ tục hành chính và kiểm tra văn bản QPPL đã được xác định trong kế hoạch năm của Bộ, ngành, địa phương.
23
- Về chủ thể có thẩm quyền: Hiện nay, pháp luật quy định Bộ, cơ quan ngang Bộ kiểm tra tình hình thi hành pháp luật đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND cấp tỉnh trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý. UBND cấp trên kiểm tra tình hình thi hành pháp luật đối với UBND cấp dưới trong phạm vi địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý.
- Về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng được kiểm tra như sau: báo cáo bằng văn bản, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung kiểm tra; giải trình những vấn đề thuộc nội dung kiểm tra.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị xử lý kết quả kiểm tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý kiến nghị thông báo về kết quả xử lý kiến nghị của đoàn kiểm tra cho người ra quyết định kiểm tra .
- Trong quá trình kiểm tra, khi phát hiện những thông tin cần xử lý theo quy định, đoàn kiểm tra và người có thẩm quyền kiểm tra kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để xử lý. Trường hợp không nhất trí với kết quả xử lý hoặc không nhận được kết quả xử lý, người ra quyết định kiểm tra gửi kiến nghị xử lý đến cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý kết quả kiểm tra.
1.3.3. Điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật
- Điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật được thực hiện theo kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật; khi có những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong đó xác định mục đích, đối tượng, nội dung, địa bàn, thời gian, cách thức thực hiện điều tra, khảo sát.
- Căn cứ vào nội dung điều tra, khảo sát, cơ quan, đơn vị chủ trì huy động đội ngũ cộng tác viên tham gia điều tra, khảo sát.
24
- Nội dung điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật được thực hiện theo quy tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP và Thông tư 14/2014/TT- BTP.
- Đối tượng chủ yếu được điều tra, khảo sát gồm: cán bộ, công chức, viên chức, người lao động liên quan trực tiếp đến việc tổ chức thi hành pháp luật trong lĩnh vực được lựa chọn điều tra, khảo sát; tổ chức, cá nhân là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản pháp luật được lựa chọn điều tra, khảo sát; các chuyên gia, nhà khoa học có am hiểu về lĩnh vực được lựa chọn điều tra, khảo sát.
- Điều tra, khảo sát được thực hiện thông qua phiếu khảo sát, tọa đàm, phỏng vấn trực tiếp và các hình thức phù hợp khác. Các hình thức điều tra, khảo sát có thể được thực hiện độc lập hoặc thực hiện kết hợp, lồng ghép với các hoạt động khác.
1.3.4. Xử lý kết quả theo dõi thi hành pháp luật
- Căn cứ kết quả thu thập thông tin, kết quả kiểm tra, điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo các nội dung sau đây:
+ Ban hành kịp thời, đầy đủ các văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản QPPL;
+ Thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tập huấn, phổ biến pháp luật; bảo đảm về tổ chức, biên chế, kinh phí và các điều kiện khác cho thi hành pháp luật;
+ Kịp thời tổ chức thi hành văn bản QPPL đã có hiệu lực;
+ Thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm tính chính xác, thống nhất trong hướng dẫn áp dụng pháp luật và trong áp dụng pháp luật;
25
+ Sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản QPPL;
+ Thực hiện các biện pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
- Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh có
trách nhiệm xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo đề nghị
của Bộ Tư pháp hoặc của Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
UBND cấp dưới có trách nhiệm xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo yêu cầu của UBND cấp trên trực tiếp.
Bên cạnh các hoạt động TDTHPL nêu trên, thì hằng năm, các cơ quan nhà nước phải thực hiện việc xây dựng kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật và báo cáo tình hình thi hành pháp luật,cụ thể như sau:
* Về xây dựng kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật
- Trước ngày 30 tháng 11 hằng năm Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đề xuất với Chính phủ lĩnh vực trọng tâm theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong nghị quyết của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán Ngân sách nhà nước năm sau.
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nghị quyết của Chính phủ được ban hành, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh phải ban hành kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Bộ, ngành, địa phương mình, trong đó xác định lĩnh vực trọng tâm theo dõi tình hình thi hành pháp luật đảm bảo đồng bộ với trọng tâm trong lĩnh vực kiểm soát thủ tục hành chính và kiểm tra văn bản QPPL thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành, địa phương trong năm đó.
Căn cứ lĩnh vực trọng tâm theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong nghị quyết của Chính phủ, Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan
26
ngang Bộ ban hành, tổ chức thực hiện kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.
- Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
+ Mục đích, yêu cầu;
+ Văn bản QPPL cụ thể hoặc lĩnh vực pháp luật trọng tâm theo dõi, đánh giá;
+ Các hoạt động cụ thể và tiến độ thực hiện;
+ Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện kế hoạch;
+ Kinh phí thực hiện kế hoạch.
- Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh gửi cho Bộ Tư pháp để theo dõi, tổng hợp.
Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của các Sở, ngành thuộc UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện gửi cho Sở Tư pháp để theo dõi, tổng hợp.
* Báo cáo tình hình thi hành pháp luật - Cơ quan có trách nhiệm báo cáo:
+ Hằng năm Bộ Tư pháp có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi cả nước trước ngày 15 tháng 11.
+ Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND cấp tỉnh báo cáo Bộ Tư pháp về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trước ngày 15 tháng 10.
+ UBND cấp huyện, cấp xã thực hiện việc báo cáo về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo yêu cầu của UBND cấp trên trực tiếp.
- Báo cáo tình hình thi hành pháp luật trong các trường hợp sau đây:
27
+ Báo cáo công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật định kỳ hằng năm;
+ Báo cáo tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực, địa bàn quản lý;
báo cáo chuyên đề theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp, UBND cấp trên trực tiếp;
+ Báo cáo khi phát hiện những vướng mắc, bất cập của các quy định pháp luật hoặc thấy cần thiết phải áp dụng các biện pháp nhằm kịp thời ngăn chặn những thiệt hại có thể xảy ra cho đời sống xã hội;
+ Báo cáo về kết quả xử lý các kiến nghị theo yêu cầu của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền.
Như vậy, qua việc phân tích các hoạt động TDTHPL cho thấy hoạt động TDTHPL là phương tiện để xem xét, đánh giá các nội dung của TDTHPL.
Theo đó, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm TDTHPL sẽ tiến hành các hoạt động cụ thể như: thu thập thông tin, kiểm tra tình hình thi hành pháp luật, điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật và xử lý kết quả theo dõi thi hành pháp luật…để xem xét, đánh giá các nội dung của TDTHPL (xem xét, đánh giá về tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản QPPL; xem xét, đánh giá tình hình thi hành, bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật; xem xét, đánh giá tình hình tuân thủ pháp luật).
1.4. Yếu tố ảnh hưởng đến theo dõi thi hành pháp luật
Thứ nhất, sự phát triển của kinh tế - xã hội là nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến TDTHPL. Quá trình phát triển, vận động không ngừng của kinh tế - xã hội đòi hỏi pháp luật phải được ban hành kịp thời để đáp ứng nhu cầu điều chỉnh đời sống kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, sự phát triển năng động kinh tế - xã hội mà hệ quả của nó là quá trình thực thi, chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân đã ảnh hưởng trực tiếp đến ý thức và hành vi tuân thủ, chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân. Kinh tế phát triển, đời sống vật chất được nâng cao thì pháp luật mới có điều kiện và khả năng thực hiện. Giáo dục
28
phát triển, đời sống vật chất ngày càng được bảo đảm góp phần nâng cao nhận thức ý thức chấp hành pháp luật. Ngược lại kinh tế kém phát triển, đời sống nhân dân còn khó khăn, điều kiện tiếp thu và ý thức chấp hành pháp luật cũng hạn chế. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội cùng với đó là các quan hệ pháp luật, quan hệ xã hội ngày càng phát triển, mở rộng thì nhu cầu cần xem xét, đánh giá pháp luật đi vào đời sống như thế nào để từ đó kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật là ngày càng cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước trong giai đoạn hiện nay.
Thứ hai, hệ thống pháp luật được ban hành đầy đủ, thống nhất, kịp thời và phù hợp với thực tiễn là điều kiện quan trọng để tổ chức, cá nhân tuân thủ, chấp hành và thực thi pháp luật một cách thuận lợi và hiệu quả. Tuy nhiên nếu hệ thống pháp luật được ban hành mà còn mâu thuẫn, chồng chéo, không có tính khả thi, chậm được sửa đổi, bổ sung sẽ làm hạn chế hiệu quả thi hành pháp luật. Do đó, TDTHPL nhằm xem xét, đánh giá tính thống nhất, đồng bộ, khả thi của hệ thống văn bản QPPL từ đó tiến tới kiến nghị hoàn thiện hệ
thống pháp luật.
Bên cạnh những ảnh hưởng chung đó thì hiện nay thể chế pháp luật về
TDTHPL là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động này. Hiện nay TDTHPL mới chỉ dừng lại ở Nghị định số 59/2012/NĐ-CP của Chính phủ.
Qua quá trình hơn 5 năm thực hiện Nghị định này bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập trước yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới của TDTHPL. Do vậy, hiện nay TDTHPL vẫn đang bị “trói” ở tầm Nghị định. Điều này là lực cản không nhỏ đối với việc phát huy vai trò, hiệu quả của TDTHPL trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung hoặc cao hơn nữa là ban hành Luật về
TDTHPL là điều kiện tiên quyết để tăng cường và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác này trong giai đoạn tới.
29
Thứ ba, văn hóa, phong tục tập quán, lối sống của người dân cũng là nhân tố ảnh hưởng đến ý thức, hành vi thực hiện pháp luật. Theo đó ở những nơi có
điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển như các trung tâm đô thị, vùng có điều kiện kinh tế phát triển thì ở đó nhận thức pháp luật và văn hóa pháp luật được nâng lên. Bên cạnh đó, ở những vùng nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa thì điều kiện kinh tế còn khó khăn, các phong tục, tập quán, lối sống còn lạc hậu cũng là nhân tố làm hạn chế nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người dân.
Thứ tư, sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình thực hiện TDTHPL. Trong bối cảnh Đảng và nhà nước ta đang tập trung chỉ đạo chuyển hướng chiến lược từ xây dựng và hoàn thiện pháp luật sang trọng tâm là tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật gắn với tổ chức thực thi pháp luật tạo sự liên thông giữa công tác xây dựng pháp luật và công tác tổ chức thi hành pháp luật thì vai trò của TDTHPL càng trở nên quan trọng. Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã khẳng định việc thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả TDTHPL là nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong giai đoạn 2016-2020. Từ định hướng chỉ đạo chiến lược đó, các cấp ủy, chính quyền phải có trách nhiệm thể chế hóa, cụ thể hóa để triển khai thực hiện đường lối của Đảng. Và do đó, trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo TDTHPL sẽ ngày càng được quan tâm và tiếp tục khẳng định vai trò, tầm quan trọng trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN theo tinh thần của Hiến pháp 2013.
Thứ năm, để triển khai tốt các công tác TDTHPL thì cần có một tổ chức bộ máy thống nhất, hoàn thiện với biên chế, con người được bố trí đủ về số
lượng và đảm bảo về chất lượng. Mặt khác tổ chức bộ máy chậm được kiện