Chương 2 THỰC TIỄN THEO DÕI THI HÀNH PHÁP LUẬT THỰC TIỄN THEO DÕI THI HÀNH PHÁP LUẬT
2.2. Thực trạng theo dõi thi hành pháp luật ở tỉnh Bắc Giang
* Công tác chỉ đạo, triển khai công tác TDTHPL của UBND tỉnh Bắc Giang
Với chức năng thực hiện TDTHPL trong phạm vi quản lý của địa phương, UBND tỉnh Bắc Giang đã quan tâm, chỉ đạo triển khai TDTHPL trên địa bàn tỉnh bảo đảm kịp thời, nghiêm túc và có hiệu quả.
Về thể chế, thực hiện chỉ đạo của Bộ Tư pháp về xây dựng thể chế trong TDTHPL của các địa phương, căn cứ quy định của pháp luật và tình hình thực tế ở địa phương, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Quyết định số
501/2016/QĐ-UBND ngày 30/8/2016 ban hành Quy chế phối hợp theo dõi thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Quyết định số 501/2016/QĐ- UBND). Có thể nói, Bắc Giang là một trong những tỉnh đầu tiên trong việc chủ động xây dựng thể chế về công tác TDTHPL trên địa bàn tỉnh. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để đưa công tác TDTHPL tại địa phương ngày càng đi vào nề nếp, hiệu quả.
Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Kế hoạch số 50/KH-UBND triển khai Nghị định số
35
59/2012/NĐ-CP. Trên cơ sở kế hoạch triển khai của tỉnh, các Sở, cơ quan, đơn vị thuộc UBND tỉnh và UBND các huyện, thành phố đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện tại cơ quan, địa phương. Định kỳ hàng năm, trên cơ sở kế hoạch triển khai công tác TDTHPL của Bộ Tư pháp, UBND tỉnh ban hành các kế hoạch TDTHPL để triển khai TDTHPL trên địa bàn tỉnh. Các Sở, ngành và UBND cấp huyện căn cứ vào kế hoạch chung của UBND tỉnh có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch TDTHPL trong phạm vi ngành, địa phương quản lý. Bên cạnh đó, vào tháng 9 hằng năm, Sở Tư pháp với vai trò là cơ quan tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về lĩnh vực này đã ban hành công văn đôn đốc các Sở, ngành và UBND cấp huyện thực hiện báo cáo kết quả TDTHPL hằng năm của ngành, lĩnh vực, địa phương về Sở Tư pháp để tổng hợp, xây dựng báo cáo công tác TDTHPL năm để báo cáo Bộ Tư pháp theo quy định.
Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TDTHPL được UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tư pháp và các cơ quan, đơn vị liên quan chú trọng thực hiện thường xuyên với nội dung đa dạng và hình thức phong phú. Ngay trong quý IV năm 2012, UBND tỉnh đã tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến Nghị
định số 59/2012/NĐ-CP cho đối tượng là lãnh đạo các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, lãnh đạo Phòng Tư pháp các huyện, thành phố. Sở Tư pháp đã mở chuyên mục và thường xuyên cập nhật, phản ánh các hoạt động TDTHPL trên Trang thông tin điện tử của Sở. UBND các huyện, thành phố và các Sở, ban, ngành đã phổ biến Nghị định 59/2012/NĐ-CP, Thông tư 14/2014/TT-BTP đến các cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan trên địa bàn. Các hoạt động TDTHPL: kiểm tra, hội thảo, tọa đàm về thi hành pháp luật tại địa phương đã được Báo Bắc Giang và Đài phát thanh - Truyền hình tỉnh đưa tin kịp thời. Bên cạnh đó Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh còn xây dựng các phóng sự chuyên đề về TDTHPL trên địa
36
bàn tỉnh... Qua hoạt động phổ biến, tuyên truyền đã nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức và nhân dân đối với vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của TDTHPL.
Việc kiểm tra công tác TDTHPL đối với các Sở, ngành và UBND cấp huyện được UBND tỉnh giao Sở Tư pháp thực hiện thường xuyên. Hàng năm sau khi ban hành kế hoạch TDTHPL của tỉnh, Sở Tư pháp đã đôn đốc, kiểm tra việc ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch TDTHPL của các Sở, ngành và UBND các huyện, thành phố. Theo đó, các cơ quan, địa phương về cơ bản đã chủ động xây dựng kế hoạch TDTHPL của ngành, địa phương mình và gửi về Sở Tư pháp để theo dõi và tổng hợp. Việc kiểm tra TDTHPL còn được thực hiện thông qua hoạt động giao ban thường kỳ của Sở Tư pháp. Theo đó, hằng năm, Phòng Pháp chế (hoặc cán bộ pháp chế) các Sở, ngành có trách nhiệm báo cáo công tác pháp chế, trong đó có nội dung tham mưu triển khai nhiệm vụ TDTHPL của ngành, lĩnh vực. Phòng Tư pháp các huyện, thành phố phải báo cáo các mặt hoạt động của mình trong đó có công tác tham mưu UBND các huyện, thành phố về TDTHPL. Qua đó kịp thời đôn đốc, nhắc nhở các Phòng Tư pháp các huyện, thành phố và Phòng Pháp chế, cán bộ làm công tác pháp chế của các Sở, ngành chủ động, tích cực hơn trong công tác tham mưu thực hiện nhiệm vụ này tại địa phương, cơ quan. Bên cạnh đó, việc kiểm tra còn được tiến hành trực tiếp thông qua các buổi làm việc thường kỳ hằng năm giữa Sở Tư pháp và Thường trực Huyện ủy, Thành ủy và Thường trực UBND các huyện, thành phố. Việc đôn đốc, theo dõi và kiểm tra xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện kế hoạch và công tác báo cáo được Sở Tư pháp coi là tiêu chí trực tiếp để đánh giá, xếp loại Phòng Tư pháp các huyện, thành phố và Phòng Pháp chế, cán bộ làm công tác pháp chế của các Sở, ngành thuộc UBND tỉnh. Vì vậy, TDTHPL được các cơ quan, địa phương chú
37
trọng thực hiện, dần đi vào nề nếp và ngày càng khẳng định vai trò, tầm quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước tại địa phương.
Bên cạnh đó, một trong những điểm sáng quan trọng của tỉnh Bắc Giang đó là hằng năm, UBND tỉnh có trách nhiệm báo cáo kết quả công tác TDTHPL trên địa bàn tỉnh trước kỳ họp của HĐND tỉnh. Có thể nói Bắc Giang là tỉnh đầu tiên công tác này được báo cáo trước HĐND tỉnh. Từ đó
cho thấy Tỉnh ủy, HĐND tỉnh ngày càng nhận thức đầy đủ, coi trọng và đánh giá cao ý nghĩa, tầm quan trọng và vai trò tích cực của công tác TDTHPL trong hoạt động quản lý nhà nước tại địa phương.
Có thể khẳng định, việc triển khai TDTHPL đã được UBND tỉnh chủ động triển khai kịp thời, nghiêm túc, sáng tạo qua đó từng bước đưa TDTHPL trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đi ngày càng đi vào nề nếp, hiệu quả góp phần quan trọng trong nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác TDTHPL nói riêng và hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước nói chung trên địa bàn tỉnh.
* Về thực trạng tổ chức bộ máy, biên chế, kinh phí thực hiện theo dõi thi hành pháp luật
UBND tỉnh Bắc Giang đã quan tâm bố trí kinh phí, cơ sở vật chất và củng cố tổ chức bộ máy, biên chế để đáp ứng công tác TDTHPL tại địa phương. Sau khi Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch số
23/2014/TTLT-BTP-BNV ngày 22/12/2014 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc UBND tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương và Phòng Tư pháp của huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh có hiệu lực pháp luật, ngày 08/4/2015 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 128/2015/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cầu tổ chức của Sở Tư pháp tỉnh Bắc Giang. Theo đó, Sở Tư pháp thành lập Phòng Quản lý xử lý vi phạm hành chính và Theo dõi thi hành pháp
38
luật với 03 biên chế (01 Trưởng phòng, 01 Phó Trưởng phòng và 01 chuyên viên: trong đó có 01 thạc sĩ và 02 cử nhân). Đến nay, 10/10 huyện, thành phố
cơ bản bố trí đảm bảo biên chế theo quy định trong đó có bố trí công chức thực hiện công tác này. Đối với UBND cấp xã, hiện nay trên địa bàn tỉnh hiện có 230 xã, phường, thị trấn thì đa số các xã, phường, thị trấn đã bố trí được 02 công chức Tư pháp - Hộ tịch. Sau khi Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 4/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế (Nghị định số 55/2011/NĐ-CP) có hiệu lực, UBND tỉnh Bắc Giang đã kịp thời triển khai thực hiện, theo đó UBND tỉnh đã thành lập Phòng pháp chế tại 09 Sở gồm: Sở Nội vụ, Sở Công thương, Sở Giao thông vận tải, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch ngoài ra UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn khác thuộc UBND tỉnh bố trí cán bộ làm công tác pháp chế tại đơn vị mình. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện nay (tháng 6/2017) thì trên địa bàn tỉnh đã giải thể 07 Phòng Pháp chế chỉ còn 02 Phòng Pháp chế. Tổng số cán bộ làm công tác pháp chế trên địa bàn tỉnh là 52 người (trong đó chuyên trách 08 người, kiêm nhiệm là 42 người). Đến nay, đa số các địa phương và các Sở, ngành đều bố trí được cán bộ có trình độ chuyên môn phù hợp thực hiện nhiệm vụ TDTHPL.
Nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ về TDTHPL cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác này trên địa bàn tỉnh, hằng năm, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tư pháp tổ chức hoạt động tập huấn nghiệp vụ về
công tác này. Trên cơ sở nhiệm vụ được giao, hằng năm (thường vào quý I), Sở Tư pháp đều tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác TDTHPL. Hoạt động tập huấn về TDTHPL thường được thực hiện theo chuyên đề hoặc lồng ghép với các hoạt động tập huấn về thi hành pháp luật
39
trong lĩnh vực quản lý xử lý vi phạm hành chính. Mỗi dịp Bộ Tư pháp mở các lớp tập huấn nghiệp vụ chuyên sâu về công tác này thì các Sở, ngành và UBND cấp huyện đều chủ động cử công chức thực hiện công tác này tham gia. Bên cạnh việc tổ chức các lớp tập huấn thì trong quá trình theo dõi, đôn đốc, kiểm tra công tác TDTHPL ở các cơ quan, đơn vị, Sở Tư pháp cũng thường xuyên phối hợp, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng thực hiện các hoạt động TDTHPL từ việc xây dựng kế hoạch, xây dựng mẫu phiếu điều tra khảo sát đến cách thức tổ chức các hoạt động kiểm tra, tọa đàm, xây dựng báo cáo… Vì vậy, các hoạt động TDTHPL trên địa bàn tỉnh đảm bảo sự thống nhất và hiệu quả. Chất lượng đội ngũ công chức thực hiện công tác này ngày càng được nâng lên, có tinh thần trách nhiệm và luôn chủ động, sáng tạo trong việc thực hiện nhiệm vụ TDTHPL.
Để triển khai công tác TDTHPL trên địa bàn tỉnh, hằng năm UBND tỉnh đều bố trí kinh phí cho Sở Tư pháp để thực hiện nhiệm vụ này. Hiện nay việc lập dự toán, quyết toán kinh phí trong TDTHPL đã được địa phương đã và
đang vận dụng theo các văn bản: Thông tư liên tịch số 47/2012/TTLT-BTP- BTC ngày 16/3/2012 của liên Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước đảm bảo cho công tác xây dựng và hoàn thiện văn bản QPPL của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; Thông tư liên tịch số 92/2014/TTLT-BTC-BTP-VPCP ngày 14/7/2014 của liên Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước đảm bảo cho công tác xây dựng văn bản QPPL và hoàn thiện hệ thống pháp luật và Thông tư số 338/2016/TT-BTC ngày 28/12/2016 của Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước đảm bảo cho công tác xây dựng văn bản QPPL và hoàn thiện hệ thống pháp luật (Thông tư số 338/2016/TT-BTC) và mới nhất hiện nay là Thông tư
40
số 19/2017/TT-BTC quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước cho công tác quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính. Về phía địa phương, HĐND tỉnh và UBND tỉnh đã ban hành các văn bản như: Nghị quyết số 35/2011/NQ-HĐND ngày 09/12/2011 quy định mức chi hỗ trợ cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; Nghị quyết số
09/2017/NQ-HĐND ngày 13/7/2017 quy định mức phân bổ kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản QPPL và hoàn thiện hệ thống pháp luật trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; Quyết định số 70/2012/QĐ-UBND ngày 12/3/2012 của UBND tỉnh Bắc Giang ban hành quy định mức chi kinh phí đối với các đề
tài, dự án khoa học công nghệ cấp tỉnh có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; Quyết định số 800/2015/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quy định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Trên cơ sở các văn bản pháp luật của các Bộ, ngành trung ương và của địa phương và căn cứ vào tình hình hoạt động theo dõi thi hành pháp luật hằng năm UBND tỉnh đã bố trí khoảng 200 triệu đồng cho của Sở Tư pháp thực hiện công tác này.
Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và UBND các huyện, thành phố, UBND cấp xã chưa bố trí được ngân sách bảo đảm cho công tác TDTHPL tại cơ quan, đơn vị.
Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc ở địa bàn tỉnh Bắc Giang đã cơ bản đáp ứng yêu cầu TDTHPL.
2.2.2. Về thực trạng theo dõi thi hành pháp luật
* Về xây dựng và ban hành kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật
Hàng năm, căn cứ tình hình thực tế, UBND tỉnh đã xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch TDTHPL trên địa bàn tỉnh. Ngay từ tháng 12 hàng năm,
41
Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch TDTHPL của năm sau. Theo đó UBND tỉnh luôn xác định ít nhất là hai lĩnh vực trọng tâm (thông thường là một lĩnh vực do tỉnh lựa chọn, một lĩnh vực do Bộ Tư pháp chỉ đạo) để đưa vào kế hoạch hàng năm.
Trên cơ sở kế hoạch TDTHPL của tỉnh, các Sở, ngành và UBND cấp huyện đã ban hành kế hoạch TDTHPL trong phạm vi ngành, lĩnh vực, địa bàn quản lý. Theo đó, các ngành, địa phương căn cứ vào kế hoạch chung của UBND tỉnh lựa chọn các lĩnh vực theo dõi “nổi cộm” tại của ngành, địa phương, đồng thời thực hiện theo dõi theo lĩnh vực chung của tỉnh để đưa vào kế hoạch. Trong giai đoạn từ 2012 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã ban hành 11 kế hoạch TDTHPL (trong đó có kế hoạch TDTHPL hằng năm và kế hoạch TDTHPL theo sự chỉ đạo ở những lĩnh vực trọng tâm hằng năm của Bộ Tư pháp) để tổ chức TDTHPL ở 18 lĩnh vực.
- Năm 2012: UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 3057/KH-UBND ngày 31/12/2011 về thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Bắc Giang năm 2012. Trong đó xác định hai lĩnh vực trọng tâm theo dõi là công chứng, chứng thực và an toàn giao thông đường bộ.
- Năm 2013: UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 168/KH-UBND ngày 22/01/2013 của UBND tỉnh Bắc Giang về thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Bắc Giang năm 2013. Trong đó xác định hai lĩnh vực trọng tâm là cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Năm 2014:
+ UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 3285/KH-UBND ngày 04/12/2013 của UBND tỉnh Bắc Giang về thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Bắc Giang năm 2014. Trong đó xác định tổ chức theo dõi tình hình thi hành pháp luật ở ba lĩnh vực trọng tâm là cấp Giấy phép