TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUANG TRUNG

Một phần của tài liệu Xây dựng thương hiệu trường Đại học Quang Trung (Trang 49 - 54)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU VÀ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU

2.1. TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUANG TRUNG

Trường Đại học Quang Trung được thành lập ngày 17 tháng 03 năm 2006 theo quyết định số 62/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trường đƣợc thành lập theo sáng kiến của một số nhà giáo, nhà khoa học nhiệt tình, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Trường tọa lạc tại Trung tâm thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Thành phố Quy Nhơn là đô thị loại một cấp quốc gia, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh Bình Định, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Trường mang tên Quang Trung là để ghi nhớ công lao của Hoàng đế Quang Trung – Người anh hùng dân tộc vĩ đại, có công thống nhất và bảo vệ đất nước, có nhiều ý tưởng về giáo dục và trọng dụng nhân tài với quan điểm nổi tiếng đƣợc đề cập trong chiếu lập học:

“Kiến quốc dĩ học vi tiên Cầu trị nhân tài vi cấp”

(Dựng nước lấy việc học làm đầu Cầu trị lấy nhân tài làm gấp)

Nhà trường được phép đào tạo bậc đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, liên thông trung cấp – đại học, liên thông cao đẳng – đại học.

Tên tiếng Anh : QUANG TRUNG UNIVERSITY Tên viết tắt : QTU

Địa chỉ : 130 Trần Hƣng Đạo, TP. Quy Nhơn, Bình Định Email : qtu@quangtrung.edu.vn

Website : http//www.quangtrung.edu.vn

Từ năm 2011, trường đã hoàn thành xây dựng giai đoạn 1 và chính thức đưa vào hoạt động cơ sở mới tại phường Nhơn Phú, TP. Quy Nhơn.

2.1.2. Hoạt động đào tạo của nhà trường từ năm 2006 – 2011

Trải qua 5 năm hoạt động kể từ khi được thành lập, toàn trường đã nỗ lực để đưa trường dần đi vào ổn định và phát triển, thực hiện đúng chiến lược phát triển chung của trường là đào tạo đa ngành, đa cấp.

a. Các ngành đào tạo tại trường

Bảng 2.1. Các ngành đào tạo tại trường

STT Ngành Chuyên ngành Trình độ đào tạo

ĐH CĐ TC LT

1 Kinh tế

Kinh tế quản lý môi

trường X

Kinh tế đầu tƣ X

Kinh tế nông nghiệp X 2 Tài chính –

Ngân hàng

Tài chính doanh nghiệp X X X

Ngân hàng X X X

3 Quản trị kinh doanh

Quản trị kinh doanh X X X

Quản trị du lịch X

Quản trị nhân lực X

4 Kế toán Kế toán tổng hợp X X X X

5 Xây dựng Kỹ thuật xây dựng X X X X

6 Tin học Công nghệ thông tin X X X

(Nguồn: Phòng ĐT-QLSV) Các hệ đào tạo liên kết tại trường:

- Liên kết với trường Đại học Kinh tế TPHCM đào tạo đại học chính quy ngành Tài chính – Ngân hàng.

- Liên kết với Đại học Đà Nẵng đào tạo sau đại học ngành Ngôn ngữ

Anh, Hóa hữu cơ và Kinh tế phát triển.

- Liên kết với trường Trung cấp KTKT Đắc Lắc đào tạo liên thông cao đẳng lên đại học ngành Kế toán và Tài chính ngân hàng.

b. Quy mô đào tạo

Trong những năm qua, quá trình tổ chức đào tạo đã dần đi vào ổn định thể hiện qua chỉ tiêu tuyển sinh và số lượng sinh viên thực học tại trường đều tăng qua các năm.

Chỉ tiêu tuyển sinh của trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép tuyển sinh qua các năm nhƣ sau:

- Năm học 2006 – 2007: 700 chỉ tiêu, - Năm học 2007 – 2008: 1.300 chỉ tiêu, - Năm học 2008 – 2009: 1.700 chỉ tiêu, - Năm học 2009 – 2010: 2.000 chỉ tiêu, - Năm học 2010 – 2011: 2.200 chỉ tiêu.

- Năm học 2011 – 2012: 2.200 chỉ tiêu.

Bảng 2.2. Số lượng sinh viên qua các năm

(ĐVT: người)

STT Trình độ Năm học

06 – 07 07 – 08 08 – 09 09 – 10 10 – 11

1 Đại học 421 771 1.037 442 380

2 Cao đẳng 290 472 604 1.218 1.132

3 Trung cấp 160

4 Liên thông 254 306

Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp (%)

81 84 87

Cộng 711 1.243 1.641 1.914 1.978

(Nguồn: Phòng ĐT-QLSV)

c. Công tác tổ chức giảng dạy

Trong thời gian qua, nhà trường đã tiến hành điều chỉnh bổ sung và ban hành một số quy định nội bộ nhằm cụ thể hóa các mảng công tác của nhà trường nhằm tăng cường công tác quản lý, các đơn vị và cá nhân chủ động triển khai và thực hiện công việc.

Năm 2011, nhà trường đã xây dựng và ban hành chuẩn đầu ra cho các ngành đào tạo tại trường, kết hợp với điều chỉnh chương trình đào tạo cho phù hợp với xu thế xã hội và nhu cầu của sinh viên.

Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn, từ cấp trường, khoa đến các tổ bộ môn. Trong các lần sinh hoạt, các giảng viên tiến hành trao đổi với nhau về nội dung, phương pháp giảng dạy và những vấn đề liên quan khác nhằm phục vụ tốt nhất cho hoạt động giảng dạy có chất lƣợng.

Trường đã tiến hành xây dựng các chương trình giảng dạy và đề cương chi tiết các học phần cho các khoa, bộ môn. Hằng năm tổ chức rà soát và điều chỉnh chương trình cho phù hợp với yêu cầu thực tế.

d. Đội ngũ cán bộ giảng viên

Đội ngũ CB-GV là lực lƣợng nòng cốt quyết định chất lƣợng đào tạo và sự thành công của một trường đại học. Trong những năm qua, nhà trường đã rất chú tâm trong việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ để có thể đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT và phát triển nhà trường.

Vì trường mới thành lập nên thực tế đội ngũ giảng viên cơ hữu chưa đủ đảm bảo các yêu cầu, do đó trong quá trình đào tạo, trường đã hợp tác với đội ngũ giáo viên thỉnh giảng với trên 200 giảng viên nhiều kinh nghiệm ở các trường đại học lớn trong nước như Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Bách khoa Đà Nẵng,…

Hiện tại, tổng số CB-GV, nhân viên cơ hữu của trường vào năm 2011

là 191 người, trong đó số lượng giảng viên là 132 người.

Bảng 2.3. Cơ cấu lao động của trường

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số lƣợng (người)

Tỷ lệ (%)

Số lƣợng (người)

Tỷ lệ (%)

Số lƣợng (người)

Tỷ lệ (%)

I.

Giới tính

Nam 53 46,09 71 47,33 90 47,12

Nữ 62 53,91 79 52,67 101 52,88

Tổng 115 100,00 150 100,00 191 100,00

II.

Trình độ

GS, PGS 01 0,87 02 1,33 02 1,05

Tiến sĩ 02 1,74 04 2,67 05 2,62

NCS 02 1,74 07 4,67 10 5,24

Thạc sĩ 29 25,22 42 28,00 52 27,23

HVCH 15 13,04 21 14,00 35 18,32

Đại học 48 41,74 52 34,67 61 31,94

Cao đẳng 08 6,96 09 6,00 10 4,24

Trung cấp 03 2,61 05 3,33 06 3,14

Phổ thông 07 6,09 08 5,33 10 5,24

Tổng 115 100,00 150 100,00 191 100,00 (Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính) đ. Cơ sở vật chất

Đƣợc Tỉnh Ủy và UBND tỉnh Bình Định quan tâm giúp đỡ, trong những năm đầu thành lập Nhà trường đã cơ bản có cơ sở trường, lớp để cải tạo, nâng cấp trở thành một cơ sở đào tạo đại học. Đến năm học 2010-2011, Nhà trường đã có một hệ thống 70 phòng học, hội trường, phòng thực hành, thƣ viện, phòng làm việc đáp ứng quy mô đào tạo trên 7.000 sinh viên, học viên các hệ và nhu cầu cơ bản nơi làm việc.

Bên cạnh đó, Nhà trường đã đầu tư gần 60 tỷ đồng (tổng giá trị đầu tư dự án hơn 500 tỷ đồng) và đang tiếp tục đầu tư lớn để xây dựng Trường mới tại phường Nhơn Phú, đảm bảo hoàn thành giai đoạn 1, đến hết năm 2012 về cơ bản sinh viên sẽ đƣợc học tập, sinh hoạt ở đây.

Một phần của tài liệu Xây dựng thương hiệu trường Đại học Quang Trung (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)