Thương hiệu nội bộ Trường Đại học Quang Trung

Một phần của tài liệu Xây dựng thương hiệu trường Đại học Quang Trung (Trang 59 - 68)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU VÀ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUANG TRUNG

2.2.4. Thương hiệu nội bộ Trường Đại học Quang Trung

Tiến hành khảo sát về giá trị văn hóa nội bộ trong vấn đề xây dựng thương hiệu nhà trường. Tác giả đã tiến hành khảo sát 150 cán bộ giảng viên của trường về môi trường làm việc, văn hóa tổ chức, kết quả khảo sát thu đƣợc nhƣ sau:

Với nội dung “Anh/Chị luôn cảm thấy yên tâm khi làm việc tại trường”

tỷ lệ người được hỏi hoàn toàn đồng ý là 18% và đồng ý chiếm 54,7%. Kết quả này cho thấy, tỷ lệ CB-GV an tâm với công việc là chƣa cao. Vì vậy, trong thời gian tới để đội ngũ CB-GV có thể đạt đƣợc sự đồng thuận, nhất trí cao, cống hiến hết mình và cam kết gắn bó lâu dài với trường, nhà trường cần có các biện pháp để tạo sự an tâm cao từ phía CB-GV, nhân viên.

Với nội dung “Anh/Chị được làm việc trong môi trường lành mạnh”, có 39,3% người được hỏi trả lời ở mức hoàn toàn đồng ý, 48% người được hỏi trả lời đồng ý, đây là tỷ lệ khá cao. Điều này phản ánh đúng với môi trường sư phạm, các hoạt động giao tiếp đòi hỏi tính chuẩn mực cao, tình trạng đố kỵ, kích bác lẫn nhau giữa CB-GV trong trường là khá ít.

Với nội dung “Anh/Chị được đối xử công bằng như những người khác”, tỷ lệ người được hỏi hoàn toàn đồng ý là 21,3%, đồng ý là 38,7%, tỷ lệ này là khá cao tuy nhiên tỷ lệ không đồng ý là 18,7%, hoàn toàn không đồng ý là 13,3% , đây là tỷ lệ chưa thật sự tốt đối với trường, trong thời gian tới nhà trường cần có biện pháp triệt để nhằm tạo sự công bằng giữa đội ngũ CB-GV, nhân viên của nhà trường.

Với nội dung “Anh/Chị luôn tin cậy vào đồng nghiệp và lãnh đạo nhà trường”, tỷ lệ hoàn toàn đồng ý chiếm 20,7%, tỷ lệ đồng ý chiếm 28,7%, không ý kiến chiếm 23,3%, còn lại 27,3% không đồng ý và hoàn toàn không đồng ý. Điều này cho thấy vẫn còn một bộ phận CB-GV, nhân viên nhà

trường hiện nay chưa cảm thấy tin tưởng vào đồng nghiệp và lãnh đạo nhà trường. Tính tin cậy giữa các đồng nghiệp với nhau vẫn chưa được đánh giá cao, đây là vấn đề cần được nhà trường giải quyết bằng cách thực hiện nhiều hơn các cuộc giao lưu, trao đổi, thi đấu thể thao nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, tăng cường hợp tác giữa các thành viên trong nhà trường.

Với nội dung “Nhà trường luôn khuyến khích sự sáng tạo trong quá trình làm việc”, kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ CB-GV hoàn toàn đồng ý chiếm 38%, đồng ý chiếm 22%, 20,7% người được hỏi không ý kiến, còn lại 19,3% không đồng ý và hoàn toàn không đồng ý với nội dung này. Kết quả khảo sát này cho ta thấy, tỷ lệ CB-GV, nhân viên của trường đồng ý với nội dung này chiếm tỷ lệ tốt, tuy nhiên vẫn còn một bộ phận không nhỏ chƣa hài lòng với nội dung này. Trong thời gian tới, để có thể phát huy tối đa sức sáng tạo của CB-GV, nhân viên, nhà trường cần có các biện pháp để khuyến khích tính sáng tạo trong công việc.

Với nội dung “Lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm, động viên nhân viên”, tỷ lệ đồng ý trở lên chiếm 48,7%, tuy nhiên tỷ lệ không đồng ý và hoàn toàn không đồng ý chiếm khá cao 41,3%. Với kết quả khảo sát này, ta thấy vẫn còn một tỷ lệ khá lớn nhân viên chƣa hài lòng với sự quan tâm, động viên của lãnh đạo nhà trường. Một trong những động lực khiến cho nhân viên làm việc tốt nhất đó chính là nhận đƣợc sự động viên kịp thời của lãnh đạo nhà trường. Trong thời gian tới, để có thể phát huy tối đa sức mạnh nội lực của nhà trường, nhà trường cần phải có biện pháp để nâng cao hơn nữa tỷ lệ hài lòng của CB-GV, nhân viên với nội dung này.

Với nội dung “Trong làm việc, Anh/Chị luôn mạnh dạn dám nghĩ, dám làm”, tỷ lệ người được hỏi hoàn toàn đồng ý chiếm 29,3%, đồng ý chiếm 38,7%, tỷ lệ đồng ý trở lên là khá cao. Đây là một kết quả đáng mừng vì với kết quả này cho thấy tinh thần tự chịu trách nhiệm của mỗi CB-GV trong

công việc là khá tốt, thể hiện họ dám tư duy về cái mới, hướng đến sự đổi mới trong công việc và công tác giảng dạy, nhà trường cần phát huy hơn nữa nội dung này.

Với nội dung “Địa điểm làm việc luôn gọn gàng, sạch sẽ và thông thoáng” tỷ lệ người được hỏi hoàn toàn đồng ý chiếm 60%, đồng ý chiếm 29,3%, điều này phản ánh đúng thực tế vì trường đã đầu tư xây dựng cơ sơ mới tại Phường Nhơn Phú và chuyển toàn bộ văn phòng làm việc về đây, văn phòng làm việc đƣợc xây mới khang trang với trang thiết bị khá hiện đại và đầy đủ.

b. Công tác quản trị nhân sự

Công tác tuyển dụng: đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo, đội ngũ CB-GV được coi là tài sản chiến lược của nhà trường. Việc bồi dưỡng nhân lực bắt đầu từ việc tuyển chọn những người có năng lực, có hoài bão, yêu nghề và việc tuyển chọn đội ngũ CB-GV phải đúng người, đúng cách; cụ thể là công tác tuyển dụng, đào tạo và phát triển phải mang đến hiệu quả thiết thực đó là hình thành đƣợc một đội ngũ CB-GV có đức, có tài, có chuyên môn, kỹ năng đáp ứng tiêu chuẩn. Qua khảo sát, có thể nhận thấy công tác tuyển dụng của nhà trường có những ưu điểm cũng như tồn tại sau:

- Ƣu điểm:

+ Đã xây dựng đƣợc quy trình tuyển dụng.

+ Đáp ứng đƣợc yêu cầu về số lƣợng.

+ Nguồn tuyển phong phú.

- Tồn tại:

+ Một số tiêu chuẩn chƣa khắt khe.

+ Chƣa thu hút đƣợc nhiều đối tƣợng có trình độ cao, kinh nghiệm.

+ Chƣa thật sự đáp ứng đƣợc yêu cầu về chất lƣợng.

+ Một số ngành đào tạo khó tuyển đƣợc giảng viên.

Công tác đào tạo và phát triển: đối với một tổ chức nói chung, đặc biệt lại là một trường ĐH thì việc đào tạo và phát triển đội ngũ CB-GV là công việc hết sức quan trọng. Qua khảo sát 150 CB-GV về công tác đào tạo và phát triển của nhà trường thu được kết quả như sau:

Với nội dung “Nhà trường luôn khuyến khích, động viên CB-GV học tập nâng cao trình độ”, tỷ lệ người được hỏi đồng ý và hoàn toàn đồng ý chiếm 72%, tỷ lệ người được hỏi trả lời bình thường và không đồng ý chiếm 28%. Điều này cho thấy nhà trường đã rất quan tâm đến việc nâng cao trình độ cho nguồn nhân lực của trường.

Với nội dung “Nội dung các khóa đào tạo phong phú, phù hợp với nhu cầu”, tỷ lệ người được hỏi hoàn toàn đồng ý chiếm 20%, đồng ý chiếm 38%, bình thường chiếm 24%, tỷ lệ không đồng ý trở xuống chiếm 18%. Như vậy nội dung các khóa học đã đáp ứng đƣợc phần nào nhu cầu của CB-GV, tuy nhiên nhà trường cần đa dạng hóa hơn nữa các nội dung đào tạo.

Với nội dung “Hình thức đào tạo phong phú, đa dạng”, tỷ lệ hoàn toàn đồng ý chiếm 31,3%, đồng ý chiếm 16,7%, bình thường chiếm 32%, tỷ lệ không đồng ý trở xuống chiếm 20%. Nhƣ vậy, hình thức đào tạo vẫn chƣa đáp ứng tốt sự mong đợi của CB-GV. Nhà trường cần đa dạng hóa các loại hình đào tạo

Với nội dung “Được tạo điều kiện về thời gian, công việc khi tham gia các chương trình đào tạo”, tỷ lệ người được hỏi trả lời bình thường trở lên chiếm 68%, đây là tỷ lệ khá cao tuy nhiên tỷ lệ không đồng ý trở xuống chiếm tới 32%, cũng không phải là tỷ lệ thấp. Vì vậy nhà trường cần hỗ trợ nhiều hơn nữa cho lực lƣợng CB-GV khi đi học.

Với nội dung “Được hỗ trợ kinh phí khi tham gia các chương trình đào tạo”, tỷ lệ rất đồng ý chiếm 4%, đồng ý chiếm 20%, bình thường chiếm 18%, trong khi đó tỷ lệ không đồng ý chiếm tới 36% và rất không đồng ý chiếm

22%. Tỷ lệ nhƣ thế nói lên việc hỗ trợ kinh phí chƣa thật sự đáp ứng đƣợc mong đợi của CB-GV. Vì vậy, trong thời gian tới, nhà trường cần quan tâm hơn nữa đến việc học tập của CB-GV, hỗ trợ thêm kinh phí để giảm áp lực về chi phí đào tạo của CB-GV, động viên họ tham gia học tập nhiều hơn, góp phần nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ giảng dạy và quản lý của trường.

Về nội dung “Ứng dụng kiến thức từ các khóa học vào thực tế công tác giảng dạy và làm việc”, tỷ lệ CB-GV hài lòng từ mức trung bình trở lên chiếm 72,7% , chứng tỏ việc ứng dụng kiến thức từ học tập vào giảng dạy và công tác của giảng viên đạt mức khá, tuy nhiên, tỷ lệ không đồng ý cũng chiếm khá cao với 27,3%. Vì vậy, nhà trường cần tổ chức nhiều hơn các hoạt động bình giảng, báo cáo chuyên đề, hội thảo ở các Bộ môn, Khoa, Trường, qua đó giúp CB-GV có điều kiện hiểu biết hơn về các kiến thức đƣợc học từ các khóa học bên ngoài, từ đó giúp ứng dụng vào công việc đƣợc tốt hơn.

Chế độ đãi ngộ, cơ hội thăng tiến: chế độ đãi ngộ định hướng sự gắn bó, cống hiến của CB-GV đối với sự phát triển của nhà trường, thúc đẩy họ làm việc hiệu quả hơn, theo kết quả khảo sát đội ngũ CB-GV trong việc đánh giá về chế độ đãi ngộ của nhà trường trong thời gian qua được thể hiện qua các tiêu chí nhƣ sau:

Về nội dung “Mức thu nhập hợp lý”, khi được hỏi có 54 người chiếm 36% cho rằng thu nhập tại trường hiện nay đạt mức khá, tuy nhiên có 96 người được hỏi chiếm 64% không đồng ý. CB-GV được hưởng lương theo hệ số lương cơ bản, cộng thêm 1 triệu đồng phụ cấp chung nên mức thu nhập nhìn chung là một hạn chế. Chính điều này đã làm giảm đi sự trung thành của CB-GV đối với nhà trường. Vì vậy, nhà trường cần tính toán và có lộ trình cải thiện lương cho CB-GV.

Về nội dung “Môi trường làm việc năng động”, có 37,3% đồng ý rằng môi trường làm việc năng động so với 62,7% không đồng ý. Điều này là do

môi trường giáo dục hiện tại khá ổn định đến mức được xem như thiếu tính năng động.

Về nội dung “Cơ hội thăng tiến trong công việc”, chỉ có 26% người đƣợc hỏi cho rằng họ có cơ hội thực sự so với 74% cho rằng mình không có cơ hội. Vì vậy, trong thời gian tới, nhà trường cần có giải pháp quy hoạch phát triển cán bộ công khai và khoa học nhằm đảm bảo quyền lợi của tất cả CB-GV.

Về nội dung “Chính sách phúc lợi và khen thưởng hấp dẫn”, có 40%

đồng ý cho rằng chính sách phúc lợi và khen thưởng đáp ứng sự mong đợi của họ, trong khi đó có tới 60% người được hỏi chưa hài lòng. Điều này ảnh hưởng đến sự trung thành của CB-GV đối với nhà trường. Nhà trường cần nghiên cứu để có chính sách phúc lợi và khen thưởng hấp dẫn hơn đối với CB-GV.

Về nội dung “Lãnh đạo trao quyền cho cấp dưới”, mới chỉ có 30%

CB-GV cho rằng đang đƣợc thực hiện tốt và có ý nghĩa thúc đẩy họ làm việc hiệu quả hơn, tuy nhiên tỷ lệ người không đồng ý trở xuống chiếm tới 70%, và họ cho rằng cần mạnh dạn trao quyền cũng nhƣ trách nhiệm nhiều hơn trong vấn đề giải quyết công việc.

Về nội dung “Cơ chế quản lý thông thoáng”, đây là một yếu tố quan trọng trong việc động viên nhân viên làm việc hiệu quả hơn, tuy nhiên thực trạng qua khảo sát thì tỷ lệ người được hỏi đồng ý với tiêu chí này chưa cao, chỉ chiếm 35%, trong khi số người không đồng ý chiếm 65%. Vì vậy nhà trường cần cải thiện hơn nữa về cơ chế quản lý năng động hơn, thông thoáng hơn, tạo điều kiện cho CB-GV có môi trường làm việc dễ dàng hơn.

Về nội dung “Đối xử, ứng xử của lãnh đạo đối với cán bộ giảng viên”, tỷ lệ đồng ý về cách đối xử, ứng xử một cách chuẩn mực của lãnh đạo là 45%, so với 55% không đồng ý. Như vậy, lãnh đạo của trường cần gần gũi hơn, tiếp

cận với cán bộ giảng viên nhiều hơn để họ có thể hiểu thêm về đội ngũ lãnh đạo, đồng thời đội ngũ lãnh đạo cũng cần nâng cao hơn nữa hình ảnh của mình, giúp đỡ cấp dưới nhiều hơn nữa.

Nhƣ vậy, theo đánh giá chung, các tiêu chí về động viên CB-GV đang được nhà trường áp dụng đã phát huy được những tác dụng nhất định, có những tiêu chí đƣợc đánh giá ở mức cao, tuy nhiên vẫn còn nhiều tiêu chí chưa phát huy được hết mà nhà trường cần chú trọng điều chỉnh, trong đó có các yếu tố quan trọng nhất có tác dụng động viên và duy trì sự trung thành của đội ngũ CB-GV như: thu nhập, môi trường làm việc năng động, chính sách phúc lợi.

c. Hoạt động truyền thông nội bộ

Mục đích của việc xây dựng và phát triển thương hiệu nội bộ là nhằm tạo ra môi trường thân thiện, lành mạnh trong tổ chức và tăng cao sự thỏa mãn của đội ngũ CB-GV, từ đó làm cho họ thấy tự hào về tổ chức và truyền tải điều đó đến người học, phụ huynh và giới hữu quan. Mục tiêu của đánh giá về truyền thông nội bộ là tập trung tìm hiểu sự thỏa mãn của CB-GV về hệ thống truyền thông nội bộ của trường và điều gì làm cho CB-GV cảm thấy tự hào về tổ chức của mình.

Với hình thức “Các cuộc họp của trường, khoa, tổ bộ môn”, tỷ lệ người được hỏi đồng ý trở lên chiếm 71,3%, đây là hình thức truyền thông khá hiệu quả hiện nay của nhà trường. Tuy nhiên hạn chế của hình thức này là mất khá nhiều thời gian và ảnh hưởng đến các công việc khác vì phải tập trung CB-GV lại.

Với “Hệ thống mạng thông tin nội bộ”, có 56,7% đồng ý về tính hiệu quả và thường xuyên của hình thức truyền thông này, tuy nhiên có đến 43,7%

CB-GV cho rằng nó chỉ đạt ở mức bình thường và không đồng ý. Từ đó, ta thấy mức độ hài lòng đối với hệ thống mạng thông tin nội bộ mới chỉ dừng lại

ở mức trung bình khá. Nguyên nhân của vấn đề này là do hiện nay các bộ phận vẫn chƣa tích cực và chủ động trong việc cập nhật thông tin lên phần mục thông tin của đơn vị mình.

Với “Website http//www.quangtrung.edu.vn”, chỉ có 30% đồng ý về tính hiệu quả của nó, website chỉ dừng lại ở mức trung bình, chƣa đáp ứng đƣợc nhiều về khả năng cung cấp thông tin cho các giới hữu quan. Có ý kiến cho rằng website còn nghèo nàn về nội dung, chƣa đáp ứng đƣợc tính cập nhật thường xuyên và hiệu quả về mặt cung cấp thông tin. Hình thức trình bày còn đơn điệu, chƣa có đƣợc liên kết với nhiều website liên quan khác, chƣa thật sự thu hút đối với các thành viên trong nhà trường.

Với “Hoạt động văn hóa – văn nghệ, thể thao, đoàn thể”, tỷ lệ người được hỏi đồng ý chiếm 40%, 60% người được hỏi còn lại cho rằng hoạt động này của trường còn mang tính hình thức. Do vậy, trong thời gian tới để hoạt đồng này thực sự thu hút được đội ngũ CB-GV nhà trường cần có các biện pháp khắc phục.

Với “Hội thảo chuyên môn – nghiệp vụ”, tỷ lệ đồng ý trở lên chỉ chiếm 58%, tỷ lệ này thật sự chƣa cao vì CB-GV cho rằng các hội thảo của nhà trường còn mang tính chung chung, chưa được chuyên sâu nên chưa thu hút được sự tập trung của đội ngũ CB-GV. Trong thời gian tới, nhà trường cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động này, cải thiện cả về chất lƣợng chuyên môn và số lƣợng hội thảo đƣợc tổ chức.

Với “Hình thức văn bản, giấy tờ”, tỷ lệ người được hỏi đồng ý trở lên chiếm 60%, có tới 40% người được hỏi chưa đồng ý và cho rằng các loại văn bản giấy tờ còn nhiều và chƣa mang tính đồng bộ cao dẫn đến hiệu quả mang lại chƣa cao. Vấn đề này cần đƣợc khắc phục trong thời gian tới vì đây là hình thức thông tin chính thức xuyên suốt và có thời gian lưu trữ dài; nhà trường

cần khuyến khích CB-GV, nhân viên nhà trường tích cực đọc các loại văn bản này để có thể nắm đƣợc thông tin.

Với “Hình thức bảng thông báo nội bộ”, có 86% người được hỏi đồng ý về tính hiệu quả của hình thức truyền thông này và cho rằng nhà trường nên tăng cường các bảng thông báo nội bộ tại các khu vực khác nhau như khu trung tâm, khu giảng đường, khu làm việc.

Qua điều tra về việc lựa chọn hình thức truyền thông nội bộ phổ biến nhất, người được hỏi cho rằng 3 hình thức truyền thông phổ biến nhất là các cuộc họp của trường, khoa 33,3%; hệ thống website 21,3%; mạng thông tin nội bộ 18,7%. Vậy nên để đạt được hiệu quả trong việc truyền thông thương hiệu và xây dựng thương hiệu nội bộ thành công cần tập trung vào các hình thức này.

Đánh giá công tác truyền thông nội bộ tại trường ĐH Quang Trung thời gian qua có những đặc điểm nhƣ sau:

- Một bộ phận CB-GV chƣa có nhận thức rõ ràng, thống nhất và đầy đủ đối với những giá trị mà nhà trường hướng tới.

- CB-GV, nhân viên ở các đơn vị thường quan tâm đến mục tiêu và lợi ích của bộ phận mình mà chƣa quan tâm đến tổ chức.

- Chƣa có những hành động mạnh mẽ gắn kết, chia sẻ giữa các phòng ban, khoa, trung tâm.

- Các thông báo diễn ra liên tục, nhƣng chƣa kịp thời, các văn bản còn chồng chéo nhau để các đơn vị có thể xử lý công việc.

- Nội dung các cuộc họp giao ban thường được kết luận ghi chép thành văn bản và lưu trữ còn chưa đầy đủ và hệ thống. Việc theo dõi giám sát thực hiện các nội dung trong biên bản họp còn chƣa sâu sát.

- Sự phối hợp giữa các đơn vị trong trường chưa tốt nên gặp khó khăn trong vấn đề truyền thông.

Một phần của tài liệu Xây dựng thương hiệu trường Đại học Quang Trung (Trang 59 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)