Công tác quảng bá thương hiệu nhà trường trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Xây dựng thương hiệu trường Đại học Quang Trung (Trang 68 - 74)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU VÀ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUANG TRUNG

2.2.5. Công tác quảng bá thương hiệu nhà trường trong thời gian qua

Trong thời gian qua, nhà trường cũng đã sử dụng một số công cụ nhằm quảng bá cho thương hiệu của nhà trường đến với học sinh, phụ huynh, các tổ chức tuyển dụng.

Bảng 2.4. Chi phí dành cho hoạt động quảng bá xây dựng thương hiệu (ĐVT: nghìn đồng)

STT Nội dung

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số tiền Tỷ lệ

(%) Số tiền Tỷ lệ

(%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1 Tuyên truyền

tuyển sinh

85.000 29,8 137.000 35,1 196.000 37,1

2 Truyền hình, truyền thanh

33.000 11,6 48.000 12,3 65.000 12,3

3 Báo chí 31.000 10,9 37.500 9,6 42.000 7,9

4

Băng rôn,

brochure, lịch, thiệp

43.500 15,3 49.000 12,5 68.500 13,0

5 Tƣ vấn mùa thi 20.500 7,2 34.000 8,7 57.500 10,9 6 Hội nghị tuyển

sinh

17.000 6,0 22.000 5,6 27.000 5,1

7 Hoạt động đoàn thể

20.000 7,0 24.000 6,1 29.000 5,5

8 Hoạt động xã hội 15.000 5,3 17.000 4,4 19.500 3,7

9

Phụng dƣỡng mẹ Việt Nam anh hùng

20.000 7,0 22.000 5,6 24.000 4,5

Tổng cộng 285.000 100 390.500 100 528.500 100 (Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tài chính) a. Hoạt động quảng cáo

Theo kết quả điều tra nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài, tác giả đã tiến hành khảo sát thông qua bảng câu hỏi với 400 sinh viên về việc biết đƣợc thông tin về QTU qua các hình thức quảng cáo để đánh giá hiệu quả của từng hình thức quảng cáo mà nhà trường đã sử dụng trong thời gian vừa qua.

Bảng 2.5. Kết quả khảo sát nhận biết của khách hàng về QTU qua các phương tiện truyền thông

STT Anh/Chị biết đến Trường Đại học Quang Trung qua các kênh thông tin nào sau đây

Số lƣợng (người)

Tỷ lệ (%)

1 Quảng cáo trên truyền hình 115 28,8

2 Quảng cáo trên báo chí 102 25,5

3 Qua áp phích, tờ rơi, băng rôn 70 17,5

4 Qua các hoạt động Đoàn thể 58 14,5

5 Qua người thân tư vấn, giới thiệu 49 12,3

6 Qua sinh viên đang học tại trường giới thiệu 40 10,0 7 Qua chương trình tư vấn tuyển sinh 308 77,0

8 Qua hội chợ triển lãm giới thiệu 46 11,5

9 Qua trang web http//www.quangtrung.edu.vn 165 41,3 (Nguồn: Kết quả khảo sát bằng bảng câu hỏi) Qua kết quả khảo sát, cho ta thấy hiện nay các hình thức quảng cáo mà nhà trường hiện đang sử dụng chưa mang lại hiệu quả như mong đợi. Với 400

người được hỏi chỉ có 28,8% người được hỏi cho rằng họ nắm bắt thông tin về trường qua hình thức quảng cáo trên truyền hình, 25,5% người được hỏi cho rằng họ nắm bắt thông tin về trường qua hình thức quảng cáo trên báo chí và chỉ có 17,5% người được hỏi cho rằng họ nắm bắt thông tin về trường qua hình thức quảng cáo áp phích, tờ rơi, băng rôn.

Quảng cáo là hoạt động chiếm chi phí khá cao và hiệu quả mang lại của nó đối với hình ảnh thương hiệu nhà trường thì cũng khá lớn. Tuy nhiên, trong thời gian qua, do chƣa có kế hoạch hay chiến lƣợc quảng cáo lâu dài nên dẫn đến hiệu quả của nó không đƣợc nhƣ mong đợi. Điều này phần nào làm ảnh hưởng đến mức độ nhận biết của người học, phụ huynh và doanh nghiệp đối với thương hiệu nhà trường. Nếu các hoạt động quảng cáo trên các phương tiện truyền thông được thực hiện một cách có kế hoạch, mang tính dài hạn và có chiến lƣợc cụ thể nó sẽ có tác động mạnh vào việc khắc sâu hình ảnh thương hiệu của nhà trường trong tâm trí khách hàng.

Ngoài các hình thức quảng cáo qua truyền hình, báo chí, băng rôn thì hình thức quảng cáo trên internet cũng hết sức cần thiết. Sự phát triển và sức lan tỏa mạnh mẽ của internet đã đem lại những ứng dụng to lớn trong hầu hết các lĩnh vực, đối với các website nổi tiếng, hằng ngày có thể thu hút đến hàng ngàn lần truy cập, đây là một cơ hội để quảng bá. Tuy nhiên, trường ĐH Quang Trung thời gian qua chưa tận dụng được phương tiện này để quảng bá cho thương hiệu nhà trường. Hiện tại, nhà trường chỉ sử dụng website của trường để cung cấp những thông tin cơ bản về trường.

b. Hoạt động quan hệ công chúng

- Vận động hành lang: thời gian qua nhà trường đã chủ động tạo mối quan hệ thân thiện với các cơ quan ban ngành tại tỉnh Bình Định và Bộ Giáo dục – Đào tạo, với lợi thế là trường ngoài công lập đầu tiên và duy nhất tại tỉnh Bình Định.

- Hoạt động tài trợ: đây là hoạt động ảnh hưởng đến số đông và là hoạt động rất hiệu quả trong việc xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, trong thời gian qua, nhà trường chưa thực sự chú trọng đến vấn đề này.

- Quan hệ với báo chí: hoạt động này cũng là một hoạt động hữu ích cho việc quảng bá xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, trong thời gian qua, hoạt động này chưa được nhà trường chú trọng. Nhà trường chỉ mới thiết lập một vài quan hệ với báo chí để thực hiện hợp động quảng cáo chứ chƣa phải là quan hệ với báo chí theo kiểu quan hệ công chúng để xây dựng thương hiệu.

Phương thức mà nhà trường hay sử dụng là cung cấp thông tin cho các nhà báo về các sự kiện nào đó sẽ diễn ra hoặc tổ chức các chương trình và mời các phóng viên báo, đài đến dự lễ kỷ niệm, lễ khởi công, ngày thành lập trường để đưa tin về các hoạt động này của nhà trường đến với công chúng.

- Hoạt động xã hội, đây là hoạt động mà nhà trường thực hiện tương đối hiệu quả trong thời gian qua. Hiện nay, các hoạt động cộng đồng đƣợc thực hiện thông qua Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên của trường. Hưởng ứng tích cực các hoạt động xã hội do Đảng, Nhà nước, Mặt trận tổ quốc, Trung ƣơng Đoàn phát động nhƣ: Mùa hè xanh ; Hiến máu nhân đạo ; Quyên góp ủng hộ người nghèo, đồng bào bị lũ lụt, nạn nhân bị ảnh hưởng chất độc da cam ; Phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng ;... Thông qua các hoạt động này, nhà trường đã tạo được cái nhìn thiện cảm trong mắt chính quyền địa phương và công chúng tại Bình Định. Vì vậy, thời gian tới nhà trường cần phải đẩy mạnh các hoạt động này tích cực và hiệu quả hơn nữa.

2.2.6. Cảm nhận của khách hàng về thương hiệu trường Đại học Quang Trung

Khảo sát mức độ nhận biết và quan tâm của khách hàng đối với thương hiệu của trường để làm căn cứ cho việc hoàn thiện quá trình xây dựng thương

hiệu của trường trong thời gian tới. Tác giả đã tiến hành khảo sát với 400 phiếu điều tra đối với sinh viên kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Về các lý do người học chọn QTU:

- “Khả năng học tập”, có 218 người đồng ý lựa chọn chiếm 54,5%.

Điều này dễ hiểu vì điểm tuyển sinh đầu vào của trường lấy bằng điểm sàn quy định của Bộ GD&ĐT, các nguyện vọng tiếp theo cũng như vậy nên người học dựa vào khả năng học tập hay chính là điểm thi tuyển đầu vào để chọn trường học cho mình.

- “Có nhiều ngành học”, có 96 người lựa chọn chiếm 24%. Do công tác truyền thông quảng bá của trường thời gian qua chưa được tốt nên các đáp viên vẫn chưa có nhiều thông tin về các chuyên ngành đào tạo của trường. Vì vậy, trong thời gian tới, nhà trường cần có nhiều biện pháp để giới thiệu rộng rãi các chương trình của trường đến với người học.

- “Cơ sở vật chất của trường hiện đại”, có 124 người đồng ý lựa chọn, chiếm 31%. Hệ thống cơ sở vật chất của trường đã được quan tâm đầu tư trong thời gian qua, tuy nhiên là một trường tư thục mới thành lập nên vấn đề tài chính gặp khó khăn, vì thế cơ sở vật chất chỉ mới đáp ứng đƣợc nhu cầu cơ bản của dạy và học. Vì vậy, trong thời gian tới nhà trường cần huy động mọi nguồn lực để đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở mới ở Phường Nhơn Phú, trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại để phục vụ quá trình dạy và học.

- “Chất lượng đào tạo tốt, dễ xin được việc làm”, có 188 người được hỏi đồng ý lựa chọn, chiếm 47%. Tỷ lệ này chưa thực sự cao, tuy nhiên bước đầu nhà trường đã tạo được ấn tượng tốt đối với người học, đây là tiền đề quan trọng để trường có thể xây dựng và phát triển thương hiệu thành công.

- “Mức học phí hợp lý”, có 68 người được hỏi đồng ý, chiếm 17%.

Điều này dễ hiểu vì khi so với mức học phí của các trường công lập thì học phí của trường ĐH Quang Trung cao hơn nhiều. Tuy nhiên vì khách hàng

chưa có đầy đủ thông tin về mức học phí của các trường ngoài công lập trong khu vực nên chƣa có sự đánh giá chính xác.

- “Điều kiện sinh hoạt tại thành phố Quy Nhơn khá thuận lợi”, có 136 người được hỏi đồng ý chiếm 34%. Một số gia đình muốn con em mình học ở gần nhà để dễ quản lý, hỗ trợ và tại thành phố Quy Nhơn, các điều kiện sống cũng khá thoải mái và thuận lợi nhƣ việc thuê phòng trọ, dịch vụ ăn uống, giải trí, giao thông.

Về điều mà người học mong đợi nhất khi tham gia học tập tại trường ĐH Quang Trung là:

- Có 98 người được hỏi lựa chọn “chương trình đào tạo luôn được cập nhật”, chiếm 24,5%.

- Có 218 người được hỏi lựa chọn “đội ngũ giảng viên giảng dạy nhiệt tình”, có trình độ chuyên môn, chiếm 54,5%.

- Có 84 người được hỏi lựa chọn “vừa được học lý thuyết, vừa có điều kiện thực hành”, chiếm 21%.

Đánh giá tình hình việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp, năm 2011, Phòng Đào tạo & Quản lý sinh viên tiến hành phỏng vấn ngẫu nhiên 200 sinh viên ĐH khóa 2 sau tốt nghiệp (khi sinh viên quay lại trường nhận bằng tốt nghiệp ĐH chính thức) thì có 169 sinh viên đã có việc làm, chiếm tỷ lệ 84,5%.

Tuy chưa thể khảo sát toàn bộ sinh viên của trường đã tốt nghiệp, nhưng tỷ lệ 84,5% sinh viên trong tổng số 200 sinh viên ra trường đã có việc làm cho thấy sản phẩm đào tạo của nhà trường đã được các nhà tuyển dụng chấp nhận và có những đánh giá khả quan.

Với những thông tin thu được từ cuộc khảo sát này phản ánh thương hiệu QTU dần đƣợc sự tín nhiệm của khách hàng, tuy nhiên đây chỉ mới là những ấn tượng ban đầu. Trong thời gian tới nhà trường cần có các giải pháp cụ thể để có thể xây dựng và phát triển thương hiệu thành công, nâng cao lợi

Một phần của tài liệu Xây dựng thương hiệu trường Đại học Quang Trung (Trang 68 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)