Nội dung quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng (Trang 22 - 40)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

1.2.2. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng

Nhận diện rủi ro tín dụng là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhận diện rủi ro tín dụng bao gồm các công việc: theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động tín dụng và toàn bộ hoạt động tín dụng của ngân hàng nhằm thống kê được tất cả các rủi ro, không chỉ những loại rủi ro đã và đang xảy ra mà còn dự báo được những dạng rủi ro mới có thể xuất hiện đối với ngân hàng. Việc sớm nhận diện rủi ro và có những biện pháp theo dõi chuyên nghiệp, hiệu quả sẽ giúp ngân hàng giảm thiểu các tổn thất do rủi ro gây ra đến mức thấp nhất.

* Dấu hiệu nhận diện rủi ro tín dụng

Việc kinh doanh khó có thể thất bại qua một đêm mà sự thất bại đó thường có một vài dấu hiệu báo động, có dấu hiệu biểu hiện mờ nhạt nhưng cũng có dấu hiệu biểu hiện rõ ràng. Nhiệm vụ của ngân hàng là cần phải phát hiện ra những dấu hiệu ban đầu của khoản vay có vấn đề nếu muốn ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro. Dấu hiệu của các khoản vay có vấn đề bao gồm:

+ Nhóm 1: Các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng - Về tài khoản tiền gửi: có những biểu hiện như xuất hiện việc phát sinh séc quá số dư, khó khăn trong thanh toán lương, sự sụt giảm về số dư trên tài khoản tiền gửi.

14

- Về tài khoản tiền vay: có những biểu hiện như mức độ vay thường xuyên gia tăng, thanh toán chậm các khoản nợ gốc và lãi, thường xuyên yêu cầu ngân hàng cho vay đảo nợ, yêu cầu các khoản vay vượt quá nhu cầu dự kiến.

- Về phương thức tài chính: có những biểu hiện như sử dụng nhiều khoản tài trợ ngắn hạn cho nhu cầu dài hạn, chấp nhận các nguồn tài trợ đắt, giảm các khoản phải trả và tăng khoản phải thu, các hệ số thanh toán biến động theo chiều hướng xấu, vốn điều lệ có chiều hướng sụt giảm.

+ Nhóm 2: Các dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý của khách hàng như thường xuyên thay đổi cơ cấu của hệ thống quản trị hoặc ban điều hành; hệ thống quản trị luôn có những bất đồng về mục đích, về phương pháp quản trị, điều hành; việc hoạch định các chiến lược, kế hoạch được thực hiện bởi nhà quản trị hoặc không có kinh nghiệm, nhà quản trị tham gia quá sâu vào công việc thường nhật, việc thuyên chuyển nhân viên xảy ra thường xuyên, ít quan tâm đến lợi ích của các cổ đông và chủ nợ; có tranh chấp giữa hội đồng quản trị, giám đốc điều hành và các cổ đông, chính quyền địa phương, nhân viên, người cho vay, khách hàng; đội ngũ kế cận yếu kém, việc quản lý có tính gia đình,...

+ Nhóm 3: Các dấu hiệu liên quan đến vấn đề kỹ thuật và thương mại như khó khăn trong việc phát triển sản phẩm, sự thay đổi về lãi suất, tỷ giá, thị hiếu, kỹ thuật mới hay mất nhà cung ứng, khách hàng lớn hoặc xuất hiện thêm đối thủ cạnh tranh,...

+ Nhóm 4: Các dấu hiệu liên quan đến ngành nghề kinh doanh như sự thay đổi cơ chế, chính sách của nhà nước nhất là tác động của chính sách thuế.

+ Nhóm 5: Các dấu hiệu liên quan đến thông tin tài chính, kế toán như chậm trễ, trì hoãn việc nộp báo cáo tài chính, các số liệu tài chính không đầy đủ hoặc qua phân tích các chỉ tiêu cho thấy có sự gia tăng không cân đối về tỉ lệ nợ thường xuyên, tiền mặt sụt giảm đột ngột, doanh số gia tăng nhưng tiền

15

lãi ít hay không có lãi, phải thu tăng nhanh, thời gian nợ kéo dài, hoạt động kinh doanh bị thua lỗ, nguồn vốn không đủ trả nợ theo kế hoạch,…

* Các phương pháp nhận diện rủi ro tín dụng Phương phỏp phõn tớch bỏo cỏo tài chớnh

Trong hoạt động nhận dạng rủi ro, các báo cáo tài chính đóng vai trò rất quan trọng trong việc xem xét, ra quyết định của các nhà đầu tư. Bằng cách sử dụng các công cụ và kĩ thuật phân tích báo cáo tài chính, thông qua các chỉ số tài chính quá khứ và hiện tại của khách hàng, ngân hàng có thể đưa ra đánh giá về tình hình tài chính và ước tính tốt nhất về khả năng kinh tế trong tương lai của khách hàng đó.

Phương phỏp sơ đồ

Phương pháp thường được sử dụng nhất là phương pháp mô hình hóa bằng sơ đồ. Trước tiên, ta xây dựng một hay một dãy các lưu đồ trình bày tất cả các hoạt động của tổ chức. Kế đó là bảng liệt kê các nguồn rủi ro về tài sản, trách nhiệm pháp lý và nguồn nhân lực có thể được sử dụng cho từng khâu trong lưu đồ để nhận dạng các rủi ro mà tổ chức có thể gặp.

Phương phỏp thanh tra hiện trường

Phương pháp này rất cần đối với các nhà quản trị rủi ro. Bằng những quan sát và nhận xét thực tế về tổng thể bố trí mặt bằng, về các hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn tới những rủi ro hiện hữu, nhà quản trị có thể nhận dạng được những nguy cơ rủi ro đối với doanh nghiệp.

Hợp tỏc với những bộ phận khỏc trong tổ chức

Nhà quản trị rủi ro cần thường xuyên giao tiếp và hợp tác với các bộ phận nghiệp vụ khác trong công ty để nắm bắt tình hình và nhận dạng những nguy cơ rủi ro mới. Không nên xem thường tính quan trọng của hệ thống giao tiếp vì các bộ phận này thường xuyên tạo ra hoặc nhận thức được các nguy cơ rủi ro mà nhà quản trị rủi ro có thể bỏ sót. Khi phát triển việc giao tiếp với các

16

cán bộ quản lý ở các bộ phận khác, nhà quản trị rủi ro phải vượt qua được những cản trở tự nhiên của các cán bộ quản lý để phát hiện ra các thông tin bất lợi.

Phương phỏp thụng qua tư vấn

Từ các nhà tư vấn như chuyên viên kế toán - kiểm toán, các luật sư của công ty, các nhà đầu tư của công ty hay chuyên viên thống kê,… các nhà quản trị rủi ro có thể nắm bắt thêm những thông tin cần thiết về mối hiểm họa và nguy cơ rủi ro đối với tổ chức từ nguồn tin bên ngoài.

Phương phỏp phõn tớch hợp đồng

Bởi vì có nhiều rủi ro phát sinh từ quan hệ hợp đồng tín dụng với những người vay nên để tránh rủi ro, gây tổn thất thì các nhà quản trị rủi ro cần được nghiên cứu kĩ từng điều khoản trong hợp đồng tín dụng để tránh những sai sót dẫn đến kiện tụng hoặc tranh chấp.

Phương phỏp nghiờn cứu cỏc số liệu thống kờ

Các số liệu thống kê cho phép các ngân hàng đánh giá các xu hướng của các tổn thất mà khách hàng đã trải qua và so sánh mức độ tổn thất với nhau. Hơn nữa, khi có một số đủ lớn các dữ kiện về tổn thất trong quá khứ, ngân hàng có thể dùng thông tin này để dự báo các xu hướng, các chi phí của tổn thất trong tương lai thông qua các mô hình dự báo khác nhau.

b. Đo lường ri ro tín dng

Đo lường rủi ro tín dụng là việc ngân hàng xây dựng mô hình thích hợp để lượng hóa mức độ rủi ro cũng như biết được xác suất xảy ra rủi ro, mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra để xem xét khả năng chấp nhận nó của ngân hàng. Hiện có hai phương pháp đo lường rủi ro tín dụng đó là phương pháp đo lường định tính và phương pháp đo lường định lượng. Hai phương pháp này không loại trừ lẫn nhau mà hỗ trợ lẫn nhau để phân tích, đo lường rủi ro tín dụng. Do vậy, tùy tình hình thực tế mà ngân hàng có thể sử dụng một

17

trong hai phương pháp hoặc sử dụng cả hai phương pháp để đánh giá, đo lường rủi ro tín dụng.

b1. Phương pháp đo lường định tính: Các ngân hàng thường sử dụng các mô hình định tính sau đây để đo lường rủi ro tín dụng

Mụ hỡnh 6C

+ Character (Tư cách của người vay): Tiêu chuẩn này thể hiện tinh thần trách nhiệm, tính trung thực, mục đích rõ ràng và thiện chí trả nợ của người vay.

Khi quyết định cho vay, cán bộ tín dụng phải chắc chắn tin rằng người vay có mục đích tín dụng rõ ràng và có thiện chí nghiêm chỉnh trả nợ khi đến hạn.

+ Capacity (Năng lực của người vay): Cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng người vay phải có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý để ký kết hợp đồng tín dụng. Tương tự, cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng người đại diện cho công ty ký kết hợp đồng tín dụng phải là người được ủy quyền hợp pháp của công ty. Một hợp đồng tín dụng được ký kết bởi người được ủy quyền có thể sẽ không thu hồi được nợ, tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng.

+ Cash (Thu nhập của người vay): Tiêu chuẩn thu nhập của người vay tập trung vào câu hỏi “Người vay có khả năng tạo ra đủ tiền để trả nợ hay không?”. Nhìn chung, người vay có ba khả năng để tạo ra tiền, đó là: dòng tiền ròng từ doanh thu bán hàng, dòng tiền từ phát hành chứng khoán và dòng tiền từ bán thanh lý tài sản. Bất cứ nguồn thu nào từ ba khả năng trên đều có thể sử dụng để trả nợ vay cho ngân hàng.

+ Collateral (Tài sản đảm bảo): Một khoản tín dụng nếu được đảm bảo bằng tài sản cầm cố hay tài sản thế chấp sẽ gắn chặt hơn trách nhiệm và nghĩa vụ trả nợ của người vay. Nếu xảy ra những rủi ro khách quan, người đi vay không trả được nợ thì tài sản cầm cố, thế chấp sẽ trở thành nguồn thu nợ thứ hai của ngân hàng. Tất nhiên tài sản cầm cố thế chấp cũng phải đáp ứng những yêu cầu và điều kiện nhất định theo quy định của ngân hàng.

18

+ Conditions (Các điều kiện): Để đánh giá xu hướng ngành và điều kiện kinh tế có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động kinh doanh của khách hàng, cán bộ tín dụng cần phải biết được thực trạng về ngành nghề và công việc kinh doanh của khách hàng cũng như khi các điều kiện kinh tế thay đổi sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của người vay.

+ Control (Kiểm soát): Đánh giá những ảnh hưởng do sự thay đổi của pháp luật, quy chế hoạt động đến khả năng khách hàng đáp ứng các yêu cầu của ngân hàng.

Có thể thấy rằng, đây là mô hình tương đối đơn giản song hạn chế của mô hình này là nó phụ thuộc vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập, khả năng dự báo cũng như trình độ phân tích, đánh giá của cán bộ tín dụng. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu phi tài chính chủ yếu dựa vào đánh giá theo chủ ý của cán bộ tín dụng.

Mụ hỡnh 5P

+ Purpose (Mục đích)

Người đi vay vốn ngân hàng nhất định phải có mục đich. Nếu mục đích sử dụng vốn vừa hợp pháp, vừa phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của họ thì ngân hàng mới đồng ý cấp tín dụng. Chính vì vậy, mục đích vay vốn không những cần được thể hiện rõ trong các cam kết của hợp đồng tín dụng mà còn được chứng minh cụ thể qua các chứng từ hóa đơn.

+ Payment (Thanh toán)

Người đi vay phải chứng tỏ mình có khả năng thanh toán những khoản nợ đến hạn. Khả năng thanh toán của người đi vay phụ thuộc vào nguồn thu nhập của họ trong mối quan hệ với các khoản nợ. Nếu khả năng thanh toán đáp ứng được yêu cầu về mặt định lượng thì các khoản nợ nói chung và nợ ngân hàng nói riêng sẽ được thanh toán đúng hẹn.

19

+ Protection (bảo vệ/bảo hộ)

Một khoản tín dụng được cấp cho khách hàng phải được an toàn cho suốt thời kỳ luân chuyển có được một hệ thống “bảo vệ” tốt. Hệ thống bảo vệ này không những nằm ngay trong quá trình luân chuyển sử dụng vốn (hợp pháp , đúng mục đích) mà còn đựoc bảo đảm bằng tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lảnh của bên thứ 3. Tính an toàn của vốn tín dụng phụ thuộc vào hệ thống bảo vệ đó. Tùy điều kiện cụ thể mà có thể chấp nhận tiêu chuẩn "bảo vệ" cho phù hợp với từng khách hàng.

+ Policy (chính sách)

Chính sách phát triển của doanh nghiệp có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Việc hoạch định chiến lược và sách lược trong nhiều nội dung như đổi mới công nghệ, trang thiết bị, vấn đề đội ngũ công nhân lành nghê cán bộ quản lý, ổn định phát triển và chiếm lỉnh thị truờng, đổi mới chất lượng, mẩu mã sản phẩm,.... Trên một tầm nhìn có căn cứ, có định hướng thì khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp mới ổn định và vững chắc .

+ Pricing (Định giá)

Trong cơ chế thị trường, cuộc cạnh tranh về giá cả là cuộc cạnh tranh mãnh liệt, là biểu hiện cao nhất của cạnh tranh. Ngýời ta gọi đó là cuộc chiến tranh giá cả, tất nhiên phải nằm trong giới hạn của luật pháp nhưng cạnh tranh về giá cả sản phẩm rõ ràng mang tính chất quyết định.

Hai mô hình trên chỉ có thể áp dụng cho các khoản vay riêng lẻ do nó mang tính đặc thù và chịu ảnh hưởng các yếu tố vùng miền, phong tục, tập quán. Ngoài ra, các chỉ tiêu chấm điểm đều được thực hiện dựa trên ý kiến và kinh nghiệm của cán bộ tín dụng. Do đó, hai mô hình này rất khó đo lường được vai trò của các yếu tố đến hạng tín nhiệm của khách hàng và vì vậy, nó

20

không có tác dụng tư vấn đối với khách hàng cũng như đối với việc thẩm định hồ sơ khoản vay.

b2. Phương pháp đo lường định lượng: là việc các ngân hàng thường sử dụng các mô hình định lượng và các chỉ tiêu định lượng sau để đo lường rủi ro tín dụng

Mụ hỡnh điểm số tớn dụng tiờu dựng

Đối với các hồ sơ vay tiêu dùng như vay mua xe hơi, trang thiết bị gia đình, bất động sản,… Các ngân hàng thương mại có thể sử dụng mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng để xử lý cho điểm hồ sơ vay.

Các yếu tố quan trọng trong mô hình này bao gồm: hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người phụ thuộc, giá trị tài sản sở hữu, tuổi đời, thời gian làm việc,… Mô hình này thường sử dụng từ 7 đến 12 hạng mục. Mỗi hạng mục được cho điểm từ 1 đến 10.

Ưu điểm của mô hình này là loại bỏ được yếu tố chủ quan trong xét duyệt, giảm thời gian xét duyệt và ra quyết định tín dụng. Tuy nhiên mô hình này vẫn có nhược điểm là không thể tự điều chỉnh nhanh chóng cho phù hợp với những thay đổi trong đời sống kinh tế xã hội.

Mụ hỡnh cho điểm theo chỉ tiờu:

Mô hình này bao gồm một hệ thống các chỉ tiêu liên quan đến từng đối tượng khách hàng (doanh nghiệp hay cá nhân), mỗi chỉ tiêu có điểm số khác nhau phụ thuộc vào tính chất và tầm quan trọng của chúng. Căn cứ vào tình trạng của khách hàng và thang điểm của ngân hàng, cán bộ tín dụng sẽ quyết định số điểm tương ứng cho từng chỉ tiêu, sau đó cộng tổng số điểm. Khi có tổng số điểm, căn cứ vào bảng chuẩn, cán bộ tín dụng có thể đệ trình quyết định cho vay hoặc từ chối yêu cầu xin vay. Với tổng số điểm cao hơn mức điểm chuẩn thì khách hàng đó được vay và thấp hơn mức điểm chuẩn thì ngân hàng từ chối.

21

Mụ hỡnh điểm Z

Đây là mô hình do E.I.Altman xây dựng dùng để cho điểm tín dụng đối với các doanh nghiệp vay vốn. Đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối với người vay và phụ thuộc vào trị số của các chỉ số tài chính của người vay. Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong qúa khứ. Từ đó Altman đã xây dựng mô hình tính điểm như sau:

Z = 1,2 X1 + 1,4 X2 + 3,3 X3 + 0,6 X4 + 1,0 X5 Trong đó:

X1 = Hệ số vốn lưu động/tổng tài sản X2 = Hệ số lãi chưa phân phối/tổng tài sản

X3 = Hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi/tổng tài sản

X4 = Hệ số giá trị thị trường của tổng vốn sở hữu/giá trị hạch toán của tổng nợ

X5 = hệ số doanh thu/tổng tài sản

Trị số Z càng cao, người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp. Trị số Z thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao.

Theo tính toán và thực tế cho thấy:

Nếu Z > 2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toán, chưa có nguy cơ phá sản.

Nếu 1,81 < Z < 2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản.

Nếu Z < 1,81: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.

Có thể thấy rằng, đây là mô hình có độ tin cậy khá cao vì nó được thực hiện trên cơ sở định lượng khá cụ thể về các nhân tố ảnh hưởng. Mô hình điểm số Z đã góp phần tích cực trong việc kiểm soát rủi ro tại các ngân hàng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng (Trang 22 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)