CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NH TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CN ĐÀ NẴNG
3.2.3. Hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng
Hiện nay, tại hệ thống NHCT Việt Nam nói chung cũng như tại Chi nhánh Đà Nẵng nói riêng, việc kiểm tra, kiểm soát tín dụng sau giải ngân đều được thực hiện bởi cán bộ tín dụng. Tuy nhiên, do cán bộ tín dụng hiện đang quá tải cũng như việc cấp tín dụng và thực hiện giám sát vốn vay đều được thực hiện bởi một người sẽ không mang được tính độc lập, khách quan. Do đó, tác giả đề xuất thành lập một bộ phận chuyên trách việc kiểm soát tín dụng sau khi giải ngân. Điều quan trọng là bộ phận này phải được tách biệt với phòng khách hàng và chịu sự điều hành trực tiếp của Giám đốc chi nhánh nhằm tránh sự tác động của phòng khách hàng, có thể làm sai lệch hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả kiểm tra của bộ phận cũng như nâng cao tính hiệu quả của bộ phận. Theo đề xuất của tác giả, nguồn nhân sự cần thiết của bộ phận phải có ít nhất 04 người, trong đó có 1 tổ trưởng và 3 nhân viên.
Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của bộ phận kiểm soát tín dụng sau giải ngân cụ thể như sau:
- Kiểm tra, giám sát tính tuân thủ quy định của pháp luật; quy chế, quy trình nghiệp vụ, quy định nội bộ của NHCT VN nhằm phát hiện, cảnh báo ngăn ngừa kịp thời hành vi vi phạm và đề xuất xử lý các tồn tại, sai phạm trong hoạt động cấp tín dụng của phòng khách hàng, năng cao hiệu quả quản lý, điều hành và hoạt động của chi nhánh.
- Kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các cam kết của khách hàng trong hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm (về sử dụng vốn vay, cam kết chuyển tiền, các cam kết khác,…);
phát hiện những dấu hiệu bất thường trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp/thu nhập của khách hàng vay, đánh giá khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng khi đến hạn.
84
Để bộ phận này hoạt động đạt được hiệu quả, chi nhánh cần tập trung các vấn đề sau:
- Chi nhánh cần phân công và giao công việc cho cán bộ của bộ phận một cách cụ thể, không giao một cách chung chung, gắn trách nhiệm với lợi ích của họ khi hoàn thành công việc, trong đó chú trọng đến mức độ cụ thể hoá công việc; công việc càng được lượng hoá cụ thể bao nhiêu thì càng dễ thực hiện và việc đánh giá mức độ hoàn thành công việc của cán bộ ngân hàng càng chính xác bấy nhiêu.
- Chi nhánh cần phải có chính sách quản lý cán bộ, khen thưởng đúng mức đối với các cán bộ ngân hàng hoàn thành tốt trách nhiệm của họ, giúp ngân hàng bảo toàn vốn cho vay đồng thời có chế độ kỷ luật nghiêm khắc đối với những người không hoàn thành nhiệm vụ của mình, gây thiệt hại cho ngân hàng.
- Chi nhánh cần xây dựng nguồn nhân lực vững vàng về chính trị, giỏi về chuyên môn, trí tuệ, có tâm huyết và có tầm hiểu biết, có năng lực sáng tạo là đóng góp quyết định đối với sự thành công cuả ngân hàng.
- Tăng cường quản lý và đào tạo nguồn nhân lực là biện pháp quan trọng, lâu dài không những đối với việc ngăn chặn nợ xấu phát sinh mà cả đối với việc xử lý nợ xấu và đối với sự phát triển của ngân hàng.
b. Thực hiện tốt việc đảm bảo tín dụng
Đảm bảo tín dụng là việc thiết lập những cơ sở pháp lý để có thêm một nguồn thu nợ thứ hai ngoài nguồn thu nợ thứ nhất. Nguồn thu nợ thứ hai gồm giá trị tài sản thế chấp, cầm cố của người vay hoặc của người thứ ba, bảo lãnh của người thứ ba.
Đảm bảo tín dụng được coi là tiêu chuẩn để xét duyệt cho vay theo nguyên tắc tín dụng. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường thì đảm bảo tín
85
dụng là tiêu chuẩn bổ sung những mặt hạn chế của công tác phòng ngừa rủi ro. Muốn thực hiện tốt việc đảm bảo tín dụng, chi nhánh cần:
ỉ Xỏc định đầy đủ cỏc điều kiện của tài sản đảm bảo khoản vay
Tài sản bảo đảm tín dụng phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người bảo đảm, được pháp luật cho phép chuyển nhượng và có khả năng thanh lý khi cần. Khi tài sản đó có thể tin cậy được về mặt pháp lý thì NHCT VN - CN Đà Nẵng cần xác định lại giá trị của tài sản, tránh trường hợp thổi phồng quá mức giá trị của tài sản, dẫn đến không thể thu hồi đủ vốn gốc khi phát mại tài sản.
ỉ Xõy dựng hệ thống xếp hạng khoản vay gắn với tài sản bảo đảm Việc triển khai xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại một số tổ chức tín dụng là một trong những công cụ quản trị rủi ro cơ bản và hữu hiệu, được NHCT VN triển khai nhằm xây dựng một môi trường tín dụng hiệu quả và đưa ra các chính sách tín dụng phù hợp với từng khách hàng. Đây cũng là công cụ trợ giúp các tổ chức tài chính ngân hàng đánh giá toàn bộ danh mục tín dụng, xác định một cách hợp lý, chính xác mức tổn thất tín dụng cho từng dòng sản phẩm hoặc lĩnh vực hay ngành kinh tế. Tuy nhiên hệ thống này cho đến nay mới được NHCT vẫn còn thực hiện một cách riêng biệt, kết quả xếp hạng khách hàng vẫn chưa có sự liên kết với các yếu tố quan trọng khác của khoản tín dụng như tài sản bảo đảm của khoản vay. Bên cạnh đó, việc quản lý TSBĐ tại NHCT VN hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế như NHCT VN chưa xây dựng được hệ thống đánh giá, chấm điểm TSBĐ; chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung về TSBĐ trên toàn hệ thống; chưa kiểm soát được tính chính xác của các thông số về TSBĐ trong việc tính toán dự phòng và tỷ lệ an toàn vốn theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước…
Để khắc phục các nhược điểm trên, việc xây dựng hệ thống xếp hạng khoản vay gắn với tài sản bảo đảm (HTXHTSBĐ) với các tiêu chí cụ thể là một công việc hết sức cần thiết nhằm sàng lọc, quản lý các TSBĐ của khách
86
hàng trước, trong và sau khi cho vay. Việc xây dựng hệ thống này với tính năng liên kết chặt chẽ với hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ sẽ giúp các tổ chức tín dụng có thể đánh giá chính xác, thận trọng hơn đối với khoản tín dụng cũng như phần giá trị có thể thu hồi được trong tương lai trong trường hợp không trả được nợ vay. Đây hoàn toàn là một thước đo mới, hoàn thiện hơn để các tổ chức tín dụng có thể xem xét toàn diện về khách hàng và khoản vay của mình, cũng như đánh giá, quản trị một cách hiệu quả và toàn diện chất lượng tín dụng trên diện rộng cho NHCT.
ỉ Xỏc định mối tương quan giữa mức tớn dụng và tài sản đảm bảo tớn dụng Sau khi đã xếp hạng tài sản đảm bảo tín dụng và thiết lập quan hệ vay vốn lẫn nhau thì điều quan trọng là xác định mức độ quan hệ sao cho an toàn.
An toàn trong hoạt động tín dụng phải được duy trì thường xuyên trong suốt quá trình vay nợ. Trong kỳ hạn khoản vay, nếu khả năng biến động dự báo của những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị tài sản đảm bảo càng lớn thì cần phải thận trọng trong quyết định quan hệ và mức độ quan hệ của tài sản đảm bảo.
Chẳng hạn, đối với khách hàng được xếp hạng tín dụng loại AAA và TSBĐ có tính thanh khoản cao thì sẽ được NHCT VN cấp tín dụng trên giá trị định giá TSBĐ ở mức cao nhất. Đối với hạng tín dụng khách hàng và tính thanh khoản của TSBĐ ở mức thấp hơn thì sẽ được cấp tín dụng trên giá trị định giá TSBĐ ở mức thấp hơn, theo quy tắc giảm dần.
Bên cạnh việc dựa vào tỉ lệ giữa khoản nợ cho vay so với giá trị tài sản đảm bảo, ngân hàng cần phải chú ý hai nguyên tắc sau:
+ Mức cấp tín dụng phải nhỏ hơn giá trị thị trường của tài sản tại thời điểm cấp tín dụng. Đối với những tài sản ít co giãn theo giá thì tỉ trọng cho vay cao và ngược lại.
+ Phải điều chỉnh dư nợ tín dụng theo mức giảm giá của tài sản, đặc biệt là cho vay trung dài hạn. Hằng năm, ngân hàng phải định giá lại tài sản
87
đảm bảo để điều chỉnh tín dụng. Nếu giá trị tài sản đảm bảo giảm xuống thì ngân hàng phải thu hồi nợ ngay phần vượt quá hoặc yêu cầu khách hàng bổ sung thêm tài sản đảm bảo cho phần còn thiếu.
Tuy nhiên cán bộ tín dụng cần nhận thức rằng việc thực hiện các biện pháp bảo đảm chỉ là thủ tục có tính răn đe nhiều hơn là biện pháp đảm bảo cho khoản vay sẽ được thu hồi trong tương lai. Sự thành công trong kinh doanh của khách hàng mới đảm bảo cho khoản vay được hoàn trả đầy đủ, đúng hạn. Khi ngân hàng không kiểm soát được mục đích sử dụng vốn vay và thực trạng tài chính của khách hàng vay vốn thì rủi ro tín dụng sẽ rất cao mặc dù khoản vay đã được đảm bảo đầy đủ bằng tài sản.