Hoàn thiện công tác nhận diện rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng (Trang 83 - 88)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NH TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CN ĐÀ NẴNG

3.2.1. Hoàn thiện công tác nhận diện rủi ro tín dụng

a. Xây dng bng thng kê các du hiu nhn din ri ro tín dng Chi nhánh cần thiết lập một hệ thống các dấu hiện nhận diện rủi ro tín dụng một cách đầy đủ, cụ thể, rõ ràng, chi tiết để làm kim chỉ nam cho hoạt động tác nghiệp hằng ngày của CBTD nhằm sớm phát hiện những nguy cơ, dấu hiệu rủi ro tiềm ẩn. Tác giả xin đưa ra một số dấu hiệu nhận diện rủi ro tín dụng như sau:

a1. Các dấu hiệu liên quan đến tài chính của người vay

(1) Kéo dài thời hạn thanh toán các khoản phải trả, chậm thanh toán các khoản nợ (nợ Ngân hàng, nợ bạn hàng, nợ lương nhân viên, nợ Ngân sách nhà nước,…)

(2) Liên tục yêu cầu ngân hàng tăng hạn mức cho vay, nhu cầu vay vốn gia tăng bất thường, cao hơn tốc độ phát triển kinh doanh

75

(3) Các ngân hàng khác có hiện tượng thu hồi nợ trước hạn (4) Vay vốn ngắn hạn để tài trợ cho các chi phí đầu tư dài hạn (5) Hệ số thanh toán nhanh rất thấp/xấu đi, khan hiếm tiền mặt.

(6) Hàng tồn kho lớn, cơ cấu không phù hợp; chu kỳ hàng tồn kho tăng (hoặc vòng quay hàng tồn kho giảm); tỉ lệ các khoản tồn kho, kém chất lượng so với tổng hàng tồn kho tăng.

(7) Nguồn chủ sở hữu giảm (8) Hệ số nợ gia tăng

(9) Chi phí trả trước (ngắn hạn, dài hạn) tăng đột biến (10) Chi phí quản lý chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí

(11) Báo cáo tài chính không trung thực, có khuyến cáo của cơ quan kiểm toán nhưng không được thực hiện hoặc không được làm rõ.

(12) Xuất hiện các giao dịch chuyển tiền lớn trong một thời gian ngắn.

(13) Bán các tài sản cho các bên có liên quan

a2. Các dấu hiệu liên quan đến quan hệ Ngân hàng:

(1) Giảm sút mạnh số dư tiền gửi (2) Công nợ gia tăng

(3) Yêu cầu khoản vay vượt quá nhu cầu dự kiến (4) Chậm thanh toán nợ gốc, lãi cho ngân hàng

(5) Biểu hiện sự thiếu hợp tác và không đáp ứng các yêu cầu hợp lý của ngân hàng.

(6) Các cuộc họp do phía ngan hàng đề nghị thường xuyên bị trì hoãn (7) Chậm cung cấp các thông tin tài chính/chậm nộp các báo cáo tài chính.

(8) Cung cấp thông tin tài chính không đầy đủ, thiếu trung thực

76

a3. Các dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý với khách hàng (1) Có sự thay đổi về chiến lược kinh doanh, tham gia vào các lĩnh vực kinh doanh mới không phải là thế mạnh và ngành kinh doanh cốt lõi của khách hàng.

(2) Mở rộng hoạt động kinh doanh vượt quá năng lực quản lý.

(3) Lãnh đạo doanh nghiệp và người nhà có doanh nghiệp riêng, thường được ưu tiên các phi vụ làm ăn thuận lợi, béo bở.

(4) Chuẩn bị có sự thay đổi hình thức sở hữu như cổ phần hóa, sáp nhập, chi tách, bán,… hoặc thay đổi chủ sở hữu.

(5) Thay đổi về cơ cấu hoạt động, cơ cấu tổ chức.

(6) Có dấu hiệu mất đoàn kết nội bộ, xuất hiện các vụ kiện cáo từ nội bộ doanh nghiệp.

(7) Thái dộ làm việc của nhân viên giảm sút, khó khăn về nhân sự, người có năng lực rời bỏ doanh nghiệp.

(8) Gia đình trị trong doanh nghiệp.

a4. Các dấu hiệu vấn đề kỹ thuật và thương mại

(1) Khó khăn trong phát triển sản phẩm mới, hoặc không có sản phẩm thay thế.

(2) Khách hàng bất ngờ thực hiện giảm giá hoặc chiết khấu để thu hồi nhanh các khoản phải thu

(3) Tạo ra hiện trường giả lừa cán bộ ngân hàng (4) Quan hệ mua bán vòng vèo

(5) Chỉ quan tâm đến doanh thu bán hàng mà ít quan tâm đến lợi nhuận (6) Các tài sản thế chấp của khách hàng bị bên cho vay hoặc bên bảo lãnh thu hồi

a5. Các dấu hiệu phi tài chính khác (1) Có sự xuống cấp cơ sở kinh doanh

77

(2) Hàng tồn kho tăng do không bán được, hư hỏng, lạc hậu (3) Có sự kỷ luật với cán bộ chủ chốt.

b. Xây dng bng câu hi lit kê các yếu t nghi vn v điu kin ri ro để qua đó nhn din nguy cơ ri ro

Để công tác nhận diện nguy cơ rủi ro đạt hiệu quả, tác giả xin giới thiệu một số câu hỏi liên quan đến việc thẩm định khoản vay mà các cán bộ tín dụng của chi nhánh cần lưu tâm để sớm phát hiện và có biện pháp ngăn chặn rủi ro kịp thời. Đó là:

b1. Đối với tư cách khách hàng vay

- Khách hàng có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật không?

- Lịch sử quan hệ tín dụng như thế nào? Bản thân giám đốc có phải là người uy tín hay không?

- Sức khỏe của khách hàng có gì bất thường không?

- Khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp?

- Nơi thường trú có ổn định không?

Việc đưa ra các câu hỏi nghi vấn về tư cách khách hàng vay sẽ giúp ngân hàng đánh giá đầy đủ về tư cách pháp lý, năng lực và uy tín của khách hàng vay vốn hoặc của bên bảo đảm tiền vay, đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ của các hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm được ký kết giữa ngân hàng và khách hàng vay vốn và/hoặc bên bảo đảm tiền vay.

b2. Đối với năng lực tài chính của khách hàng vay

- Khách hàng đã và đang làm nghề gì? Khách hàng đang làm thuê hay tự kinh doanh? công việc có ổn định, lâu dài không? Hiện tại công việc thế nào?

- Doanh nghiệp đã từng bị phá sản chưa? Tài sản hiện có (thuê hay sở hữu? Duy nhất hay đồng sở hữu?)

78

- Thu nhập từ công việc, hoạt động kinh doanh là bao nhiêu? Có ổn định không?

Việc đưa ra các câu hỏi nghi vấn về năng lực tài chính của khách hàng vay nhằm đánh giá khả năng tài chính hiện tại của khách hàng. Điều này sẽ giúp ngân hàng yên tâm hơn về khả năng thực hiện phương án vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng.

b3. Đối với phương án vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng vay - Công việc của khách hàng có liên quan gì đến kế hoạch đầu tư kinh doanh đang vay không?

- Phương án vay vốn có hợp pháp không? Có tính khả thi và hiệu quả không? Thị trường đầu vào, đầu ra của phương án? Công nghệ thực hiện phương án?

- Người vay đề nghị dùng nguồn nào để trả nợ? Nguồn đó có đảm bảo không? Nguồn đó có hoàn toàn trong tầm kiểm soát của người vay không?

Nếu ngân hàng cho vay và sau đó người vay bị chết, lúc đó sẽ phải làm thế nào để thu nợ?

Việc đưa ra các câu hỏi nghi vấn về phương án vay vốn sẽ giúp ngân hàng đánh giá được khả năng tài chính của khách hàng trong tương lai cũng như đánh giá tính khả thi của phương án vay vốn mà khách hàng vay đề xuất.

b4. Đối với tài sản đảm bảo tiền vay

- Giá trị của tài sản bảo đảm là bao nhiêu? Nếu cần thiết tài sản đó có thể được ngân hàng bán được số tiền bao nhiêu? Có đủ thu hồi nợ vay không?

- Người vay có quyền sở hữu rõ rang đối với tài sản thế chấp không?

Có xảy ra tranh chấp gì không?

- Tài sản bảo đảm đang được giữ/cất ở đâu? Vị trí nào?

- Tài sản bảo đảm có được nhà nước cho phép giao dịch không?

- Tài sản đó có dễ bị hư hỏng không? Có nhanh xuống giá không?

79

- Nguồn cung, cầu về tài sản bảo đảm trên thị trường như thế nào? Ít hay nhiều? Dự báo về nhu cầu tài sản đó trong tương lai thế nào?

Việc đưa ra các câu hỏi nghi vấn về tài sản đảm bảo tiền vay sẽ giúp ngân hàng đánh giá được khả năng chuyển đổi tài sản đảm bảo thanh tiền mặt như thế nào? Nhanh hay chậm, quy mô lớn hay bé, có đảm bảo cho ngân hàng trong việc thu được nợ gốc và lãi vay trong trường hợp khách hàng không trả được nợ không.

Việc trả lời được các câu hỏi ở trên sẽ giúp chi nhánh nhận biết được các điều kiện gây ra rủi ro, nguy cơ rủi ro để có biện pháp điều chỉnh kịp thời.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)