Hoàn thiện hoạt động chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng (Trang 88 - 92)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NH TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CN ĐÀ NẴNG

3.2.2. Hoàn thiện hoạt động chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng

a. Tăng cường kim soát ln nhau gia các phòng ban trong công tác chm đim và xếp hng tín dng khách hàng

Hiện nay, kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng còn phụ thuộc khá lớn vào ý muốn chủ quan của người chấm điểm nên kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng có lúc chưa phản ánh đúng, chính xác thực trạng của khách hàng. Nguyên nhân là do chi nhánh không có bộ phận độc lập nào kiểm tra, rà soát lại tính trung thực của các thông tin về khách

80

hàng đã được khai báo trên hệ thống chấm điểm. Do đó, NHCT VN cần thiết lập mô hình chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng theo hướng phân quyền chức năng đảm bảo tính độc lập, khách quan của công tác XHTD. Quá trình chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng cần phải hình thành 3 vòng kiểm soát khác nhau, cụ thể:

- Vòng 1: Cán bộ Phòng khách hàng sẽ thu thập các thông tin, tài liệu, căn cứ cụ thể về khách hàng và thực hiện chấm điểm xếp hạng tín dụng đối với khách hàng trên phần mềm hệ thống chấm điểm.

- Vòng 2: Phòng quản lý rủi ro tín dụng sẽ tái thẩm định lại những thông tin chấm điểm mà cán bộ khách hàng đã nhập vào phần mềm hệ thống chấm điểm. Nếu các thông tin chấm điểm khớp đúng với thực tế thông tin khách hàng, phòng quản lý rủi ro tín dụng sẽ chuyển sang phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ.

- Vòng 3: Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ sẽ rà soát lại kết quả rà soát của phòng quản lý rủi ro tín dụng. Nếu kết quả rà soát khớp đúng với thực tế thông tin khách hàng, phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ sẽ phê duyệt chấm điểm tín dụng đối với khách hàng.

Việc kiểm soát tốt giữa các các phòng ban trong công tác chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng ở trên sẽ giúp NHCT VN sớm phát hiện các khoản tín dụng xấu, các khoản tín dụng có vấn đề, từ đó có những ứng xử tín dụng phù hợp đối với khách hàng.

b. S dng kết qu chm đim xếp hng tín dng khách hàng làm căn c cho vic phân loi n, trích lp d phòng ri ro

Hiện nay, NHCT Việt Nam và chi nhánh Đà Nẵng chỉ mới sử dụng kết quả chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng để làm cơ sở quan trọng cho việc ra quyết định cấp tín dụng đối với khách hàng mà chưa sử dụng cho việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản vay. Trong khi đó, theo

81

thông tư 02/2013/TT-NHNN của NHNN (sẽ có hiệu lực từ giữa trong năm 2014) thì các tổ chức tín dụng sẽ phải sử dụng kết quả chấm điểm tín dụng khách hàng nội bộ để phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản vay. Do đó, tác giả đưa ra bảng phân loại nợ dựa theo kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng nội bộ như sau:

Bng 3.1: Nhóm n và t l trích lp DPRR c th theo loi xếp hng tín dng khách hàng

Điểm Xếp hạng Phân nhóm nợ Tỉ lệ trích lập DPRR cụ thể

Từ 91 đến 100 AAA Nợ nhóm 1 0%

Từ 81 đến 90 AA Nợ nhóm 1 0%

Từ 71 đến 80 A Nợ nhóm 1 0%

Từ 61 đến 70 BBB Nợ nhóm 2 5%

Từ 51 đến 60 BB Nợ nhóm 2 5%

Từ 41 đến 50 B Nợ nhóm 2 5%

Từ 31 đến 40 CCC Nợ nhóm 3 20%

Từ 21 đến 30 CC Nợ nhóm 3 20%

Từ 11 đến 20 C Nợ nhóm 4 50%

Từ 10 trở xuống D Nợ nhóm 5 100%

c. Xây dng h tng công ngh thông tin và cơ s d liu mt cách đồng b

Với vai trò quản trị rủi ro tín dụng, xếp hạng tín dụng khách hàng sẽ giúp ngân hàng thu thập, quản lý, khai thác, phân tích thông tin khách hàng được tốt hơn. Trên thực tế, thách thức lớn nhất đối với các NHTM chính là việc thu thập và phân loại thông tin chính xác, chi tiết về người vay, về các đặc điểm của các loại hình rủi ro (loại sản phẩm/ngành kinh tế/khu vực địa lý khác nhau,…) và kết quả của đầu tư tín dụng vào các loại hình rủi ro đó. Do đối tượng áp dụng XHTD gồm: các định chế tài chính; doanh nghiệp sản xuất

82

kinh doanh; khách hàng bán lẻ nên việc xếp hạng các khách hàng này đòi hỏi sự đồng bộ về hạ tầng công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu do khối lượng thông tin lớn và toàn diện. Vì vậy, NHCT VN cần triển khai xây dựng hệ thống thông tin khách hàng đồng bộ, có khả năng lưu trữ dữ liệu đa chiều theo lịch sử và chất lượng thông tin lưu trữ phải tốt, từ đó sẽ giúp NHCT VN dần chuẩn hóa và tích lũy kho dữ liệu về khách hàng theo thời gian, giúp quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả hơn.

Muốn vậy, ngoài việc tăng cường quản lý nhà nước về minh bạch thông tin doanh nghiệp, công tác nhập dữ liệu của các bộ phận liên quan (chủ yếu từ các Chi nhánh của Ngân hàng) phải được cập nhật và lưu dữ đầy đủ, chuẩn xác. Đồng thời, NHCT cần thu hút một đội ngũ chuyên gia nhiều kinh nghiệm, đặc biệt là các chuyên gia về xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ (modelling) và tuyển chọn một lực lượng lao động không chỉ có trình độ chuyên sâu về nghiệp vụ ngân hàng, mà còn có khả năng ứng dụng các mô hình toán học trong phân tích nhằm xây dựng và ứng dụng tốt các hệ thống XHTD theo chuẩn Basel II dựa trên phân tích các mô hình kinh tế lượng và xác suất thống kê.Đây được xem là tiền đề để NHCT VN đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ ngân hàng đến khách hàng tiềm năng tốt hơn, chuyên nghiệp hơn.

d. Giám sát vic trin khai và ng dng XHTD trong hot động tín dng Để đảm bảo hệ thống XHTD không ngừng được hoàn thiện và nâng cao chất lượng đòi hỏi mỗi NHTM không chỉ làm tốt công tác chuyển đổi mô hình tổ chức, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin mà để đảm bảo hệ thống vận hành có hiệu quả phải làm tốt công tác giám sát triển khai đảm bảo các bộ phận liên quan nghiêm túc tuân thủ các quy trình, trách nhiệm được phân công. Vì thế để quản lý rủi ro tín dụng có hiệu quả, NHCT VN cần định kỳ (3 tháng/lần) hoặc đột xuất kiểm tra việc tuân thủ các quy định XHTD, đảm bảo chất lượng thông tin đầu vào nhằm ngăn ngừa những sai sót do vô tình hay cố ý đánh giá khách hàng theo ý kiến chủ quan của một, hay nhóm người, làm sai lệch tình hình thực tế của khách hàng.

83

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)