CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CN ĐÀ NẴNG
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NH TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CN ĐÀ NẴNG
2.2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng tại NH TMCP Công thương VN -
Bảng 2.12: Dư nợ tín dụng theo thời hạn cho vay qua các năm 2010 - 2012
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Chỉ tiêu Số tiền (triệu đồng)
Tỉ trọng (%)
Số tiền (triệu đồng)
Tỉ trọng (%)
Số tiền (triệu đồng)
Tỉ trọng (%) Dư nợ ngắn hạn 1.119.005 82,19 1.363.500 82,12 1.549.400 68,39 Dư nợ trung dài hạn 833.002 17,81 764.300 17,88 716.200 31,61 TỔNG CỘNG 1.952.007 100 2.127.800 100 2.265.600 100
(Nguồn: Báo cáo thường niên NHTMCP Công thương VN - CN Đà Nẵng) Cơ cấu dư nợ tín dụng tại chi nhánh chuyển dịch theo hướng giảm dần dư nợ cho vay trung dài hạn và gia tăng dư nợ cho vay ngắn hạn. Điều này phù hợp với chủ trương và sự chỉ đạo của NHNN và NHCT Việt Nam trong việc tiếp tục hỗ trợ vốn kinh doanh ngắn hạn cho các doanh nghiệp, cá nhân nhằm giúp những đối tượng này từng bước tháo gỡ khó khăn, ổn định sản xuất kinh doanh. Trong khi đó, hầu hết dư nợ trung dài hạn tại NHCT VN - CN Đà Nẵng chủ yếu tập trung vào dự án lớn (như lĩnh vực thép, giấy,…) và tín dụng bất động sản - đều là những lĩnh vực có nguy cơ tiềm ẩn rủi ro cao.
Vì vậy, NHCT VN - CN Đà Nẵng đang tìm cách hạn chế và/hoặc ngừng cấp tín dụng đối với các dự án đầu tư mới cũng như đang tích cực thu hồi vốn và rút bớt dư nợ đối với các dự án đầu tư mà NHCT Đà Nẵng đã tài trợ vốn trước đây.
50
Bảng 2.13: Cơ cấu nhóm nợ tín dụng trong giai đoạn 2010 - 2012
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Chỉ tiêu Số tiền (triệu đồng)
Tỉ trọng
(%)
Số tiền (triệu đồng)
Tỉ trọng
(%)
Số tiền (triệu đồng)
Tỉ trọng
(%) Nợ nhóm 1 1.925.700 98,65 2.087.980 98,13 2.103.828 92,86 Nợ nhóm 2 5.691 0,29 13.873 0,65 10.952 0,48 Nợ nhóm 3 1.310 0,07 10.302 0,48 100.650 4,44 Nợ nhóm 4 9.369 0,48 7.158 0,34 40.280 1,78 Nợ nhóm 5 9.937 0,51 8.487 0,4 9.890 0,44 Tổng cộng 1.952.007 100 2.127.800 100 2.265.600 100 (Nguồn: Báo cáo thường niên NH TMCP Công thương VN - CN Đà Nẵng)
Theo bảng 2.13 cho thấy chất lượng nợ của các khoản vay tại NHCT VN - CN Đà Nẵng ngày càng giảm sút thông qua dư nợ các khoản vay từ nhóm 3 đến nhóm 5 tăng dần qua các năm. Nợ nhóm 3 trong năm 2012 tăng 90.348 triệu đồng so với năm 2011, nợ nhóm 4 trong năm 2012 tăng 33.122 triệu đồng so với năm 2011 và nợ nhóm 5 trong năm 2012 tăng 1.403 triệu đồng so với năm 2011.
Các khoản nợ thuộc nhóm 3 đến nhóm 5 chính là các khoản nợ sẽ gây ra rủi ro chính trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh. Điều này có nghĩa với sự gia tăng của các khoản nợ này trong năm 2012 sẽ đặt ra nhiệm vụ hết sức khó khăn và nặng nề trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh trong thời gian đến, đó là phải thu hồi được đầy đủ nợ gốc và lãi vay từ các khoản nợ này và tìm ra phương thức hữu hiệu để hạn chế đến mức thấp nhất khả năng rủi ro tín dụng nhằm bảo toàn vốn cho ngân hàng.
Bảng 2.14: Tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ trong giai đoạn 2010 - 2012 ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chỉ tiêu
Số tiền Số tiền số tiền
Nợ xấu Triệu đồng 20.616 25.947 150.820
Tổng dư nợ Triệu đồng 1.952.007 2.127.800 2.265.600
Tỉ lệ nợ xấu/tổng dư nợ % 1,06 1,22 6,66
(Nguồn: Báo cáo thường niên NH TMCP Công thương VN - CN Đà Nẵng)
51
Nhìn vào bảng số liệu cho thấy tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ trong các năm 2010 - 2011 đều ở mức độ phù hợp theo quy định của NHNN và theo thông lệ quốc tế. Tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ có xu hướng tăng dần; nợ xấu của chi nhánh trong năm 2011 đã tăng hơn 5.331 triệu đồng so với năm 2010 và nợ xấu bắt đầu “bùng nổ” mạnh mẽ trong năm 2012 khi nợ xấu trong năm này đạt 150.820 triệu đồng, tăng 124.873 triệu đồng so với năm 2011. Tỉ lệ nợ xấu của chi nhánh đạt 7,16% trong năm 2012, vượt quá quy định của NHNN (5%) nhưng so với các NH TMCP khác trên địa bàn Đà Nẵng, thì tỉ lệ nợ xấu này vẫn còn ở mức độ chấp nhận được (hiện nay một số NHTM có tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ lên đến con số 10%). Điều này cho thấy hoạt động tín dụng của chi nhánh đang ở mức báo động cao và nếu không có các biện pháp mạnh tay, quyết liệt của Ban lãnh đạo chi nhánh và toàn thể nhân viên, lãnh đạo tín dụng trong việc xử lý nợ xấu cũng như thực hiện nghiêm túc và có ý thức quy trình cấp và kiểm soát tín dụng theo quy định của NHNN và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam thì nguy cơ xảy ra tình trạng vỡ “bong bóng tín dụng” tại chi nhánh là rất lớn.
Bảng 2.15: Tình hình nợ xấu theo đối tượng vay vốn giai đoạn 2010 - 2012 ĐVT: triệu đồng.
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Chỉ tiêu Nợ nhóm
3
Nợ nhóm
4
Nợ nhóm
5
Nợ nhóm
3
Nợ nhóm
4
Nợ nhóm
5
Nợ nhóm
3
Nợ nhóm
4
Nợ nhóm
5 DN tư nhân 140 1.200 1.450 - 680 1.268 30.150 11.513 1.245 DN ngoài quốc doanh 250 1.369 2.579 - 2.680 2.280 60.865 20.532 4.628 DN nhà nước 720 3.600 4.500 9.875 3.668 3.680 5.607 3.250 1.592 Hộ KD, cá thể 200 3.200 1.408 427 130 1.259 4.028 4.985 2.425 1.310 9.369 9.937 10.302 7.158 8.487 100.650 40.280 9.890 Tổng cộng
20.616 25.947 150.820
(Nguồn: Báo cáo thường niên NH TMCP Công thương VN - CN Đà Nẵng)
52
Qua bảng số liệu 2.15 có thể thấy rằng nợ xấu biến động tăng dần qua các năm, năm sau cao hơn năm trước cả về tỷ lệ lẫn số tuyệt đối. Đối tượng khách hàng tập trung rủi ro tín dụng chủ yếu của chi nhánh là khách hàng doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đây là những đối tượng dễ bị tổn thương khi có bất kỳ sự thay đổi về môi trường kinh doanh.
Một khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, hoạt động sản xuất kinh doanh cầm chừng, thị trường tiêu thụ đầu ra ngày càng khó khăn,… như trong năm 2012 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập, lợi nhuận của những đối tượng khách hàng này và làm cho khả năng hoàn trả nợ vay của đối tượng khách hàng này không còn được đảm bảo, làm phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu tại NHCT VN - CN Đà Nẵng.
Cùng với việc tăng trưởng tín dụng thì tỷ lệ nợ xấu cũng có xu hướng tăng cao, làm cho chất lượng của các khoản vay tại chi nhánh có chiều hướng xấu đi. Điều này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín, nguồn thu và lợi nhuận của chi nhánh cũng như nguy cơ gây mất vốn cho ngân hàng là rất cao nếu chi nhánh không có hướng giải quyết nhanh chóng và kịp thời.
Bảng 2.16: Nợ xấu theo thời hạn vay vốn trong giai đoạn 2010 - 2012
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Chỉ tiêu Số tiền (tỷ đồng)
Tỉ lệ (%)
Số tiền (tỷ đồng)
Tỉ lệ (%)
Số tiền (tỷ đồng)
Tỉ lệ (%)
Nợ xấu Ngắn hạn 9,3 45,15 11,9 45,95 60,4 40,05
Nợ xấu Trung dài hạn 11,3 54,85 14 54,05 90,4 59,95
Tổng cộng 20,6 100 25,9 100 150,8 100
(Nguồn: Báo cáo thường niên NHTMCP Công thương VN - CN Đà Nẵng) Nhìn vào bảng 2.16 cho thấy tỷ lệ nợ xấu đối với cho vay ngắn hạn giảm dần qua các năm, trong khi đó tỉ lệ nợ xấu cho vay trung, dài hạn có xu hướng gia tăng trong các năm.
53
Trong năm 2012, tỉ lệ nợ xấu đối với khoản vay ngắn hạn và trung dài hạn lần lượt là 40,05% và 59,95%. Điều này cho thấy việc cấp tín dụng đối với các khoản vay trung dài hạn có nguy cơ phát sinh nợ xấu cao hơn việc cấp tín dụng tài trợ vốn lưu động ngắn hạn.
Các khoản vay trung dài hạn mà chi nhánh cho vay chủ yếu tập trung vào các dự án đầu tư nhà máy sản xuất giấy, tôn, thép; cho vay kinh doanh bất động sản, mua đất xây dựng nhà xưởng, đầu tư trang thiết bị, dây chuyền sản xuất, cho vay mua xe vận tải,… và hầu hết các khoản cho vay này đều có giá trị lớn. Do nền kinh tế trong thời gian qua gặp không ít khó khăn; các yếu tố nguyên liệu đầu vào tăng mạnh, sản xuất đình đốn, thị trường tiêu thụ đầu ra giảm sút do suy thoái kinh tế; giá vốn đầu vào tăng mạnh do lạm phát tăng cao; việc giải ngân đối với các khoản vay gặp nhiều khó khăn cộng với thị trường bất động sản đóng băng, khiến cho khách hàng vay không có đủ khả năng và tiềm lực tài chính để thực hiện tiếp các dự án đã triển khai, dẫn đến tình trạng một số dự án đầu tư đã bị “chết lâm sàn” hoặc chi phí vốn đầu tư bị dội lên qúa cao so với dự kiến ban đầu trong khi công tác tiêu thụ sản phẩm đầu ra còn gặp nhiều khó khăn nên việc hoàn trả không đầy đủ và đúng hạn các khoản nợ đến hạn, làm phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu đối với khoản vay trung dài hạn là điều đương nhiên.
Bên cạnh đó, nợ xấu của chi nhánh còn xảy ra đối với những khoản cho vay tài trợ vốn kinh doanh ngắn hạn. Nợ xấu ngắn hạn của chi nhánh trong năm 2012 đạt 60,4 tỷ đồng, tăng 48,5 tỷ đồng so với năm 2011. Sự gia tăng này là do sự tác động tiêu cực của nền kinh tế trong nước gây ra, tình hình kinh doanh ngày càng khó khăn; hoạt động sản xuất cầm chừng, đình đốn;
tình trạng công nợ dây dưa, chưa thu hồi được; hàng tồn kho tồn động nhiều, khó tiêu thụ; chi phí vốn vay ngày càng gia tăng khiến cho doanh thu và lợi
54
nhuận của khách hàng ngày càng bị giảm sút, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay cho chi nhánh.
Qua số lượng ở trên cho thấy, tình hình rủi ro tín dụng tại NHCT VN - CN Đà Nẵng trong những năm gần đây đang diễn biến xấu. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng tại NHCT VN - CN Đà Nẵng rất thấp, hoạt động tín dụng đang tiềm ẩn nhiều rủi ro mất vốn. Nợ xấu gia tăng chưa kiểm soát được, rủi ro mất vốn đang tiềm ẩn làm cho sức ép lên khả năng duy trì hiệu quả của hoạt động tín dụng tại NHCT VN - CN Đà Nẵng ngày càng thêm nặng nề. Nếu không có hướng giải quyết quyết liệt hơn, mạnh mẽ hơn thì nguy cơ xảy ra mất vốn đối với NHCT VN - CN Đà Nẵng là rất cao. Đó là chưa kể đến những khoản vay có nguy cơ tiềm ẩn rủi ro lớn hiện đang được chi nhánh che giấu dưới hình thức nợ cơ cấu.