CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VP BANK CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY VÀ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI VP BANK CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
2.3.2. Biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng
Để đảm bảo chất lượng tín dụng và thuận tiện trong quá trình giám sát khoản vay, mỗi chi nhánh sẽ tập trung tín dụng cho các hách hàng hàng thuộc vùng đầu tư nhất định, chi nhánh có thể cấp tín dụng cho các khách hàng ngoài vùng đầu tư của mình nếu được tổng giám đốc cho phép bằng văn bản. Tuy nhiên chi nhánh nên tận dụng tối đa vùng đầu tư của mình trước khi đầu tư ra ngoài.
Chi nhánh có thể gặp trường hợp khách hàng nằm ở vùng đầu tư của chi nhánh khác nhưng có đơn vị phụ thuộc hoặc dự án đầu tư hoạt động hoặc được triển khai tại địa bàn đầu tư của mình. Trong trường hợp này chi nhánh có thể cho khách hàng vay để phục vụ nhu cầu vốn của đơn vị phụ thuộc hoặc dự án điều kiện là có văn bản thỏa thuận với chi nhánh sở tại
Việc phân vùng đầu tư được tiến hành trên cơ sở:
- Đặc điểm địa lý nơi chi nhánh đặt trụ sở.
- Năng lực của từng chi nhánh.
2.3.2.2. Phân chia thẩm quyền quyết định trong hoạt động tín dụng:
Nhằm tạo tính linh hoạt mà vẫn đảm bảo mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng, Tổng giám đốc ban hành quy định xét duyệt thẩm quyền cho vay theo các cấp như sau:
+ Giám đốc chi nhánh: thẩm quyền xét duyệt cho vay đối với mỗi chi nhánh khác nhau tùy thuộc vào tình hình thực tế của từng địa bàn và năng lực thực tế của từng chi nhánh và năng lực quản lý. Các khoản cho vay nằm trong giới hạn tín dụng đó được duyệt. Giám Đốc chi nhánh được quyền chủ động quyết định. Đối với các
60
khoản cho vay ngoài tầm quyết định Giám Đốc chi nhánh phải trình Tổng giám đốc phê duyệt.
+ Tổng giám đốc: Các khoản thuộc hội sở chính hoặc do chi nhánh gửi lên được chia làm ba cấp: do phó tổng giám đốc phụ trách tín dụng xem xét và quyết định, tổng giám đốc quyết định và hội đồng tín dụng trung ương quyết định.
2.3.2.3. Về quy trình tín dụng:
VP Bank đó có quyết định số 391/2006/VPB-QĐ ngày 27/4/2006 của chủ tịch hội đồng quản trị về quy trình tín dụng với mục tiêu:
- Hệ thống hóa cụ thể các form biểu mẫu Ngân hàng đang áp dụng tại các chi nhánh để sử dụng một biểu mẫu thống nhất.
- Hướng dẫn cán bộ, đặc biệt là cán bộ mới các bước trình tự thực hiện một khoản vay từ khi hách hàng hàng có nhu cầu đến khi khoản vay được thu hồi.
- Xác định các công việc phải làm và các bộ phận có thể tham gia trong việc xử lý một khoản vay.
- Giúp quá trình cho vay diễn ra một cách thống nhất, khoa học, hạn chế phòng ngừa rủi ro và không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng.
- Đáp ứng tốt nhất nhu cầu hợp lý của khách hàng trong mối quan hệ với Ngân hàng.
Với mục tiêu trên, quy trình tín dụng đó quy định chi tiết và cụ thể về:
- Các bước để thực hiện một khoản vay (thu thập thông tin, đánh giá thông tin, trình phê duyệt, lập hợp đồng, công chứng và đăng kí giao dịch đảm bảo, giải ngân, thu hồi nợ) và những người tham gia vào quy trình (cán bộ tín dụng, cán bộ hỗ trợ, phó hay trưởng phòng tín dụng, phó hay giám đốc chi nhánh, phòng kiểm tra xét duyệt, phó hay tổng giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị).
- Quy định rõ các form biểu mẫu của Ngân hàng: Đơn xin vay, phương án kinh doanh, biên bản họp hội đồng thành viên, hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, kiểm tra tín dụng, xuất, nhập tài sản đảm bảo… Điều này giúp tạo sự thống nhất trong hồ sơ, tạo hình ảnh của Ngân hàng đối với khách hàng về tính chuyên nghiệp, giảm thiểu rủi ro trong quá trình tới thẩm định phê duyệt khoản vay.
61
- Hướng dẫn chi tiết các phương pháp thu thập thông tin khách hàng, phân tích và thẩm định khách hàng …để giúp cán bộ tín dụng có thể thu thập thông tin phục vụ việc đánh giá khách hàng một cách hiệu quả nhất
- Hướng dẫn các bước để xử lý một khoản vay được coi là có vấn đề và các khoản vay quá hạn tại ngân hàng để có thể thu hồi khoản vay một cách nhanh nhất giảm thiểu chi phí cho ngân hàng.
Như vậy quy trình tín dụng chính là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của cán bộ tín dụng tại ngân hàng. Nếu cán bộ tín dụng hoạt động đúng trình tự như quy trình tín dụng trên thì rủi ro tín dụng sẽ bị hạn chế.
2.3.2.4. Phân loại và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp:
Ngân hàng chia hách hàng hàng doanh nghiệp thành 10 loại có mức độ rủi ro từ thấp lên cao là AAA, AA, A, BBB, BB, CCC, CC, D. Quan điểm đánh giá của ngân hàng khác nhau đối với từng hạng doanh nghiệp.
Bảng 2.11 : Phân loại khách hàng doanh nghiệp và quan điểm đánh giá của ngân hàng
Loại Mức độ rủi ro Quan điểm của ngân hàng AAA Tiềm lực mạnh, năng lực quản trị tốt,
hoạt động hiệu quả, triển vọng phát triển, thiện chí tốt.
Rủi ro ở mức thấp nhất.
Ưu tiên đáp ứng tối đa nhu cầu tín dụng với mức lãi suất thấp, phí thời hạn và biện pháp bảo đảm tiền vay.
AA Hoạt động hiệu quả, thiện chí tốt, triển vọng tốt.
Rủi ro ở mức thấp.
Ưu tiên đáp ứng nhu cầu tín dụng với mức lãi suất thấp, phí thời hạn và biện pháp bảo đảm tiền vay.
A Hoạt động hiệu quả, tình hình tài chính tốt, có thiện chí trả nợ.
Rủi ro ở mức thấp.
Ưu tiên đáp ứng nhu cầu tín dụng, đặc biệt là các khoản tín dụng từ trung hạn trở xuống.
BBB Hoạt động hiệu quả, triển vọng phát triển, song có một số hạn chế về năng lực quản lý tài chính.
Rủi ro ở mức trung bình.
Có thể mở rộng tín dụng, không hoặc hạn chế các điều kiện ưu đãi.
BB Hoạt động hiệu quả nhưng thấp, tiềm năng tài chính và năng lực quản lý trung bình.
Hạn chế mở rộng tín dụng, tập trung vào các khoản vay ngắn hạn với các biện pháp bảo đảm.
62
Rủi ro trung bình.
B Hiệu quả không cao và dễ bị biến động, khả năng kiểm soát hạn chế.
Rủi ro tiềm tang
Hạn chế mở rộng tín dụng và tập trung thu hồi vốn vay.
CCC Hoạt động hiệu quả thấp, năng lực tài chính kém, trình độquản lý kém, có thể đó có nợ quá hạn.
Rủi ro cao.
Hạn chế tối đa mở rộng tín dụng.
Chỉ thực hiện giãn nợ, gia hạn nợ khi có biện pháp khắc phục khả thi.
CC Hoạt động hiệu quả thấp, năng lực tài chính kém, trình độ quản lý kém, khả năng trả nợ kém.
Rủi ro cao.
hông mở rộng tín dụng. Chỉ thực hiện giãn nợ, gia hạn nợ khi có biện pháp khắc phục khả thi.
C Bị thua lỗ và ít có khả năng phục hồi, tình hình tài chính kém, khả năng trả nợ không đảm bảo, quản lý yếu kém.
Rủi ro cao.
hông mở rộng tín dụng, tìm mọi cách thu hồi nợ kể cả xử lý sớm tài sản đảm bảo.
D Thua lỗ trong nhiều năm, tài chính không lành mạnh, có nợ quá hạn.
Đặc biệt rủi ro.
hông mở rộng tín dụng, tìm mọi cách thu hồi nợ kể cả xử lý sớm tài sản đảm bảo.
2.3.2.5. Quy định về tài sản thế chấp:
Ngày 19/12/2005 VP Bank có quyết định số 1421/2005/QĐ/VPB của Chủ tịch hội đồng quản trị về việc đảm bảo tiền vay. Bảo đảm tiền vay được định nghĩa là việc ngân hàng áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở pháp lý và cơ sở kinh tế để thu hồi các nghĩa vụ nợ của khách hàng vay. Biện pháp bảo đảm tiền vay bao gồm:
- Cầm cố (thế chấp) tài sản của khách hàng vay và/hoặc của bên thứ ba.
Trong trường hợp này VP Bank quy định rõ cách định giá tài sản đối với mỗi loại tài sản như bất động sản, động sản… Bên cạnh đó VP Bank còn có quy định mức tối đa cho vay đối với từng loại tài sản đảm bảo tiền vay, cụ thể:
63
Bảng 2.12 : Quy định mức cho vay tối đa đối với từng loại tài sản.
Loại tài sản Mức cho vay tối đa
Cổ phiếu của các tổ chức tín dụng chưa được niêm yết trên thị trường chứng khoán
100%
Bộ chứng từ xuât (bộ chứng từ sạch) 98%
Chứng chỉ tiền gửi tại VP Bank 99%
Chứng chỉ tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác. 95%
Bất động sản 85%
Phương tiện vận tải 80%
Máy móc thiết bị dùng trong sản xuất 70%
Chứng khoán được niêm yết trên thị trường 60%
Khác Do hội đồng quản trị quyết định
2.3.2.6. Thành lập ủy ban quản lý rủi ro trong đó có rủi ro tín dụng:
Ủy ban quản trị rủi ro là ủy ban trực thuộc Hội đồng quản trị VP Bank, có chức năng tham mưu cho Hội đồng quản trị về việc xây dựng và triển khai chính sách quản trị rủi ro trong hệ thống VP Bank. Ủy ban quản trị ro thực hiện các chính sách sau:
- Nghiên cứu, tham mưu cho HĐQT trong việc ban hành và sửa đổi, bổ sung các quy trình, chính sách, hệ thống để nhận biết và kiểm soát toàn diện các rủi ro trong quá trình hoạt động của VP Bank ( tập trung và rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động).
- Chỉ đạo và triển khai các chính sách quản trị rủi ro trong toàn hệ thống.
- Rà soát hoạt động của bộ máy điều hành và các đơn vị trực thuộc VP Bank trong việc thực hiện chính sách về quản trị rủi ro.
Sơ đồ dưới đây thể hiện rõ về phương thức quản lý rủi ro của VP Bank sau:
64
65
VP Bank luôn chú trọng nâng cao năng lực của bộ phận kiểm soát nội bộ của ngân hàng VP Bank hiểu rằng để làm tốt công việc quản lý rủi ro thì phải làm tốt công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ. Công việc của bộ phận kiểm tra, kiểm toán nội bộ là:
- iểm soát trong quá trình hoạt động của ngân hàng hay là cụ thể hơn trong từng quy trình nghiệp vụ của Ngân hàng.
- iểm toán sau với nhiệm kiểm toán các quy trình nghiệp vụ để phát hiện các lỗ hổng có thể dẫn tới rủi ro và đưa ra các ý kiến giúp cán bộ hoàn thiện và đề xuất các quy trình nghiệp vụ để đảm bảo ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất, giảm thiểu rủi ro nhất. Nhận định được tầm quan trọng đó, VP Bank liên tục đào tạo các kĩ năng cho bộ phận kiểm soát nội bộ cũng như kiểm tra xét duyệt. Ngoài ra, còn đặt ra các tình huống khó để cán bộ kiểm toán thử nhằm nâng cao năng lực, kinh nghiệm trong công tác phòng ngừa rủi ro. Tỷ lệ an toàn vốn của VP Bank đảm bảo 8%.