Các tiêu chí phản ánh phát triển cho vay trung dài hạn của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Hải Vân, Đà Nẵng (Trang 21 - 26)

Chương 1. LÝ LUẬN VỀ PHÁT TR ỂN CHO V Y TRUNG, DÀ HẠN CỦ NGÂN HÀNG

1.2. Phát triển cho vay trung dài hạn của ngân hàng thương mại

1.2.2. Các tiêu chí phản ánh phát triển cho vay trung dài hạn của ngân hàng thương mại

Từ nội dung về phát triển cho vay trung dài hạn nêu trên, chúng ta có thể hệ thống hóa các nhóm tiêu chí phản ánh phát triển cho vay trung dài hạn của ngân hàng thương mại như sau:

1.2.2.1 Nhóm tiêu chí tăng trưởng quy mô cho vay trung và dài hạn.

a. Tăng trưởng dư nợ tín dụng TDH:

Đây là tiêu chí hết sức quan trọng. Nếu tổng vốn huy động phản ánh đầu vào thì tổng dư nợ của ngân hàng phản ánh đầu ra của vốn huy động. Nó cho biết ngân hàng cho vay được nhiều hay ít. Khoản tiền ngân hàng cho các tổ chức kinh tế và các chủ thể khác vay tăng chứng tỏ ngân hàng đã tạo được uy tín với khách hàng, cung cấp nhiều dịch vụ đa dạng, phong phú, phù hợp và được khách hàng ưa dùng, tham gia vào nhiều nghiệp vụ thanh toán, đồng thời góp phần tăng trưởng quy mô tín dụng.

Bên cạnh đó tỷ trọng cho vay trung dài hạn trong tổng cho vay chung cũng phản ánh được mức tăng trưởng về quy mô cho vay trung dài hạn của ngân hàng.

Dư nợ tín dụng trung dài hạn

Tỷ trọng dư nợ trung dài hạn (%) = --- x 100%

Tổng dư nợ tín dụng

Tiêu chí này cho thấy biến động tỷ trọng dư nợ tín dụng trung dài hạn trong tổng dư nợ tín dụng qua từng thời kỳ. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ mức

độ phát triển nghiệp vụ này càng lớn, mối quan hệ ngân hàng với khách hàng có uy tín.

Ngoài ra việc phân tích cơ cấu dư nợ cho vay cũng góp phần thể hiện việc tăng trưởng dư nợ tín dụng. Phân tích cơ cấu dư nợ cho vay là một đòi hỏi cấp thiết và cũng là một giải pháp cơ bản đối với các NHTM Việt Nam hiện nay. Việc phân tích cơ cấu dư nợ cho vay không chỉ đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của khách hàng mà còn góp phần phân tán rủi ro tín dụng làm tăng trưởng quy mô tín dụng ngân hàng, thể hiện qua cơ cấu dư nợ theo các loại sản phẩm. Phân tích cơ cấu dư nợ cho vay nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng, góp phần thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị phần, gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Việc phân tích cơ cấu dư nợ cho vay có thể được xem xét trên nhiều khía cạnh như loại hình DN, ngành nghề kinh doanh, kỳ hạn tín dụng, phương thức bảo đảm, theo phương thức cho vay .v.v…

a1. Cơ cấu dư nợ cho vay TDH theo thành phần kinh tế: Việc phân tích cơ cấu dư nợ cho vay TDH theo thành phần kinh tế làm tăng quy mô tín dụng.

Nó phản ánh quy mô hoạt động của ngân hàng, ngân hàng hàng có thị phần hoạt động càng rộng, số lượng khách hàng càng nhiều chứng tỏ quy mô tín dụng của ngân hàng đó càng tăng. Do nhu cầu vay vốn của các thành phần trong xã hội khác nhau nên số lượng tiền cho vay của ngân hàng đối với các thành phần kinh tế là khác nhau. Thông thường, dư nợ cho vay trung dài hạn đối với thành phần kinh tế nhà nước là khá cao, nó chiếm vị trí đầu trong danh sách cho vay đối với các thành phần kinh tế.

a2. Cơ cấu dư nợ cho vay TDH theo ngành nghề: Việc cho vay nhiều ngành với những tỉ trọng khác nhau giúp ngân hàng phân tán được rủi ro, đồng thời đầu tư vào những ngành mà trong tương lai phát triển mạnh.

a3. Cơ cấu dư nợ cho vay TDH theo mục đích sử dụng vốn: Việc cho vay theo mục đích sử dụng vốn thường bao gồm cho vay kinh doanh, xuất nhập khẩu và tiêu dùng…Việc phân tích cơ cấu dư nợ cho vay theo mục đích sử dụng vốn nhằm mục đích tăng quy mô tín dụng và đồng thời để ngân hàng có thể nắm rõ hơn về tình hình của mỗi lĩnh vực kinh doanh nhằm phòng tránh được rủi ro.

a4. Cơ cấu dư nợ cho vay TDH theo hình thức đảm bảo: Cho vay trung dài hạn luôn ẩn chứa nhiều rủi ro hơn so với cho vay ngắn hạn, nó không chỉ chịu tác động của yếu tổ chủ quan mà còn phụ thuộc vào môi trường khách quan. Việc phân tích cơ cấu dư nợ cho vay theo hình thức đảm bảo giúp ngân hàng thu hồi được nợ nếu nguồn thu nợ thứ nhất không thu được qua đó giúp cho ngân hàng phòng tránh được rủi ro trong hoạt động cho vay của mình.

a5. Cơ cấu dư nợ cho vay TDH theo phương thức cấp tín dụng: Hiện tại các NHTM có các phương thức cấp tín dụng cụ thể như cho vay; chiết khấu giấy tờ có giá như kỳ phiếu, trái phiếu chính phủ, chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu; thực hiện bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh đối ứng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh hoàn ứng, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh vay vốn… Việc phân tích cơ cấu dư nợ cho vay theo các hình thức, phương thức cấp tín dụng sẽ giúp ngân hàng có thêm nhiều sản phẩm dịch vụ để phục vụ cho nhu cầu đa dạng của khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng lựa chọn hình thức phù hợp cho mục đích kinh doanh của mình. Trong điều kiện cạnh tranh của cơ chế thị trường, ngân hàng nào có danh mục sản phẩm càng phong phú, đa dạng, tiện lợi sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn, là cơ sở cơ bản để mở rộng tín dụng và đánh giá việc mở rộng tín dụng.

b. Tăng trưởng số lượng khách hàng vay TDH

Việc gia tăng trưởng số lượng khách hàng vay TDH là một tiêu chí quan trọng góp phần làm tăng dư nợ tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên chất lượng

khách hàng cũng là một yếu tố quan trọng không kém bởi vì khách hàng phải được chọn lọc, một khách hàng có dư nợ lớn thì vẫn hơn nhiều khách hàng với những khoản dư nợ tín dụng nhỏ.

c. Tăng trưởng dư nợ bình quân khách hàng vay TDH

Mức tăng trưởng dư nợ bình quân khách hàng vay TDH cũng có thể được xem như là một tiêu chí chất lượng quan trọng, một hướng khai thác theo chiều sâu. Tăng trưởng dư nợ bình quân khách hàng phụ thuộc vào việc tìm kiếm, khai thác các khách hàng mới có tiềm lực kinh doanh, vào việc đầu tư thêm cho khách hàng cũ trên cơ sở kích thích nhu cầu của họ và gia tăng yếu tố bảo đảm kiểm soát rủi ro.

d. Đa dạng hoá dịch vụ cho vay TDH:

Đa dạng hóa dịch vụ cho vay TDH là một đòi hỏi cấp thiết và cũng là một giải pháp cơ bản đối với các NHTM Việt Nam hiện nay. Việc đa dạng hóa dịch vụ cho vay TDH không chỉ đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của khách hàng mà còn góp phần phân tán rủi ro tín dụng làm tăng trưởng quy mô tín dụng ngân hàng. Thông thường đó là việc đa dạng hoá theo phương thức cho vay.

e. Tăng trưởng thu nhập cho vay trung dài hạn.

Tăng trưởng thu nhập cho vay trung dài hạn là kết quả tất yếu của tăng trưởng qui mô cho vay, đồng thời đó cũng là một trong những mục tiêu cơ bản nhất của phát triển cho vay trung dài hạn.

1.2.2.2 Nhóm tiêu chí kiểm soát rủi ro hoạt động cho vay trung dài hạn của ngân hàng

Bên cạnh các tiêu chí mở rộng dư nợ, việc đánh giá kiểm soát rủi ro cho vay có thể được xem xét qua các tiêu chí như sau:

- Tỷ lệ nợ quá hạn TDH : Nợ quá hạn TDH là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc hoặc lãi đã quá hạn. Một cách tiếp cận khác, nợ quá hạn

TDH là những khoản tín dụng TDH không hoàn trả đúng hạn, không được phép và không đủ diều kiện gia hạn nợ. Chỉ tiêu này cho biết việc khách hàng không thực hiện được việc trả nợ đúng hạn theo cam kết. Tỷ lệ này càng cao phản ánh tình hình cho vay của ngân hàng có chất lượng thấp.

Các ngân hàng cho vay và khách hàng đều muốn tránh tình trạng nợ quá hạn. Đối với khách hàng đi vay, nếu nợ quá hạn không trả được sẽ mất uy tín, phải chịu một lãi suất quá hạn cao hơn trong hạn. Đối với ngân hàng cho vay, nợ quá hạn sẽ làm tăng tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ cho vay cho thấy quy mô của các khoản vay có vấn đề của NHTM. Nếu tỷ lệ này càng lớn chứng tỏ các hợp đồng cho vay kém, ngân hàng cần xem xét lại khả năng, đánh giá lại quy trình, thủ tục cho vay.

- Tỷ lệ nợ xấu TDH: Theo P.Volker, Cựu chủ tịch cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho rằng: “Nếu ngân hàng không có những khoản nợ xấu thì đó không phải là hoạt động kinh doanh”2 . Điều này cho thấy rủi ro cho vay luôn tồn tại và nợ xấu là một thực tế hiển nhiên ở bất cứ ngân hàng nào. Do vậy các ngân hàng luôn tìm mọi cách để quản lý và khống chế nợ xấu ở một tỉ lệ có thể chấp nhận được.

- Tỷ lệ xóa nợ ròng TDH/ dư nợ: Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu chưa phải là căn cứ tin cậy để đánh giá mức độ rủi ro mà Ngân hàng phải đối mặt. Thực tế, có những hợp đồng vốn do những nguyên nhân nào đó không thực hiện việc trả nợ kịp thời (đúng theo hợp đồng), nhưng Ngân hàng vẫn có thể thu hồi đầy đủ số nợ này. Xóa nợ ròng là một khoản cho vay không còn giá trị và Ngân hàng đã đưa ra khỏi sổ sách (theo dõi ngoại bảng ) được gọi là khoản cho vay được xóa. Nếu một trong những khoản cho vay đó mà cuối cùng Ngân hàng thu được thì khoản thu nhập đó sẽ khấu trừ tổng các khoản xóa nợ tạo thành khoản xóa nợ ròng. Khoản xóa nợ ròng là mức tổn thất thật sự, phản ánh mức rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng. Do vậy, để đánh giá

2 [11, tr.12]

chính xác hơn về mức độ rủi ro, người ta sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ nợ xóa ròng.

Nếu tỷ lệ này càng cao, điều này cho thấy hoạt động tín dụng của Ngân hàng có vấn đề, bị tổn thất lớn, danh mục cho vay có chất lượng thấp và nguy cơ phá sản cao.

- Tỷ lệ trích lập dự phòng TDH/ dư nợ: Chỉ tiêu này phản ảnh khả năng chống đỡ của Ngân hàng cho các khoản tổn thất tín dụng, chủ động đối phó với các khoản tổn thất dự kiến thông qua việc lập quĩ dự phòng rủi ro hàng năm. Trích lập dự phòng dựa trên cơ sở phân loại nhóm nợ. Chỉ tiêu này càng lớn thể hiện danh mục cho vay của Ngân hàng có những rủi ro tiềm ẩn lớn.

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Hải Vân, Đà Nẵng (Trang 21 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)