Thực trạng tăng trưởng quy mô tín dụng

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Hải Vân, Đà Nẵng (Trang 43 - 52)

Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH HẢI VÂN

2.2 Phân tích thực trạng phát triển cho vay trung và dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Hải Vân

2.2.2. Thực trạng hoạt động phát triển cho vay trung dài hạn tại ngân hàng BIDV chi nhánh Hải Vân trong những năm vừa qua

2.2.2.1. Thực trạng tăng trưởng quy mô tín dụng

Tiến trình CNH – HĐH đất nước cần phải có vốn, công nghệ, nhân lực,... trong đó, vốn là yếu tố cơ bản nhất. Trong điều kiện vốn của Ngân sách Nhà nước có hạn, thị trường chứng khoán chưa phát triển, vốn tự có của doanh nghiệp rất thấp thì vốn của các ngân hàng có vai trò rất quan trọng.

Thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH này, đòi hỏi một lượng vốn rất lớn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, kinh tế

nông thôn... Như vậy nhu cầu vốn trung và dài hạn của nền kinh tế đang và sẽ là rất lớn. Vì vậy việc phát triển cho vay trung dài hạn tại BIDV Hải Vân cũng tăng trưởng mạnh qua các năm thể hiện:

a. Tăng trưởng dư nợ cho vay trung dài hạn:

Góp phần thực hiện mục tiêu của BIDV Việt Nam là sẽ trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam (nằm trong top 3 ngân hàng lớn nhất), nắm giữ thị phần lớn về dư nợ tín dụng, huy động vốn, dịch vụ thẻ với chất lượng và hiệu quả hàng đầu Việt Nam, CN BIDV Hải Vân cũng không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng của mình. Việc tăng trưởng dư nợ cho vay trung dài hạn thể hiện qua các năm như sau:

Bảng 2.4: Tình hình cho vay trung và dài hạn chung tại ngân hàng B DV CN Hải Vân qua các năm 2008-2009-2010

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm

2008

Năm 2009

Năm

2010 2009/2008 2010/2009

Dư nợ TDH 429 920 1.507 491 587

Tốc độ tăng trưởng (%) 61,73 62,76 67,13 114,45 63,80 (Nguồn: Báo cáo tín dụng tại ngân hàng BIDV Hải Vân qua 3 năm 2008-2010)

Nhìn chung qua 3 năm doanh số cho vay tăng làm tăng dư nợ cho vay tín dụng tăng và chiếm tỉ trọng lớn trong dư nợ. Qua đó cũng thể hiện việc cho vay của ngân hàng chủ yếu dựa vào các dự án lớn nên việc khách hàng hoàn lại vốn sớm là rất thấp. Dư nợ tăng thể hiện được tình hình sử dụng vốn của ngân hàng được hiệu quả nhưng nếu dư nợ đạt một con số đáng nghi ngờ thì ngân hàng có thể lâm vào khó khăn nếu khách hàng không trả được nợ. Cụ thể trong năm 2009 số dư nợ tăng so với năm 2008 với một con số rất lớn với tốc độ tăng là 114,45% với số tiền là 491 tỉ đồng. Sang năm 2010 thì dư nợ tín dụng trung dài hạn chiếm đến 67,31% trong tổng dư nợ cho vay.

Thêm vào đó việc phân tích thực trạng cơ cấu dư nợ cho vay trung dài hạn không chỉ làm tăng quy mô tín dụng của ngân hàng mà còn giúp cho ngân hàng phân tán rủi ro của mình.

a1. Thực trạng cơ cấu dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế:

Việc cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng trên địa bàn ngày càng gay gắt. Việc phân tích tình hình kinh tế cũng như các thành phần kinh tế cho thấy khả năng ngân hàng có thể cạnh tranh và đứng vững trong hoạt động kinh doanh của mình. Việc phân tích này giúp cho ngân hàng biết được ngân hàng đã mở rộng quy mô cho vay trung dài hạn trong từng thành phần kinh tế.

Bảng 2.5: Tình hình cho vay trung và dài hạn theo thành phần kinh tế tại Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hải Vân qua ba năm 2008 – 2010.

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2009/ 2008 2010/2009

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tốc độ (%)

Số tiền

Tốc độ (%) Dư nợ 429 100 920 100 1507 100 491 114,45 587 63,80 DNQD 151,44 35,30 207,13 22,51 280,01 18,58 55,70 36,78 72,88 35,19 DNNQD 244,10 56,90 685,91 74,56 1209,75 80,28 441,81 181,00 523,84 76,37 T.P KHÁC 33,46 7,80 26,95 2,93 17,64 1,17 -6,51 -19,45 -9,32 -34,57

(Nguồn: Báo cáo tín dụng tại Ngân hàng BIDV Hải Vân qua 3 năm 2008-2010) Thực hiện chính sách đa năng tổng hợp trong kinh doanh Chi nhánh đã không ngừng mở rộng hoạt động cho vay, đặc biệt là hình thức cho vay trung và dài hạn. Chi nhánh đã mở rộng đối tượng phục vụ của mình bao gồm DNQD, DNNQD và các thành phần kinh tế khác. Trong đó DNNQD chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cho vay trung và dài hạn.Trong những năm qua các doanh nghiệp không ngừng được thành lập, các công ty đầu tư vốn nước

ngoài cũng tăng nhanh nên làm cho lượng khách hàng của chi nhánh cũng tăng lên đáng kể, cũng như các doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hóa.

Đối tượng còn lại chiếm tỷ lệ thấp hơn, cụ thể đối với DNQD thì chủ yếu cho vay trung và dài hạn nhằm mục đích để xây dựng các công trình đường xá vì phát triển của xã hội.Vì trong những năm 2010 thiên tai lũ lụt xảy ra, khủng hoảng nền kinh tế nên việc cho vay nhằm để bình ổn nền kinh tế dưới sự chỉ đạo của Chính phủ. Còn lại các thành phần khác chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ và có xu hướng giảm dần qua các năm.

Nhìn chung dư nợ cho vay tăng qua các năm, mặc dù dư nợ tăng cũng có mặt tốt bởi vì nó cho thấy dấu hiệu tăng trưởng kinh tế, nới lỏng chính sách tiền tệ đẩy mạnh đầu tư…Tuy nhiên nếu việc tăng mạnh dư nợ cho vay chủ yếu chạy vào bất động sản, hút gần hết nguồn tiền của nền kinh tế hay vào những lĩnh vực không mang lại nhiều lợi ích kinh tế thì việc tăng dư nợ tín dụng lại là nguy cơ. Tuy nhiên vì cho vay trung và dài hạn có thời hạn dài, do đó dư nợ tăng cũng là điều tất yếu. Cụ thể trong các thành phần thì DNNQD chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh số cho nên nó thường chiếm tỷ trọng cao trong dư nợ. Trong năm 2009 đạt 685,91 tỷ đồng tăng 441,81 tỷ đồng với tốc độ tăng là 181% so với năm 2008 chứng tỏ việc các DNNQD này đang đầu tư vào các dự án lớn, nên việc thu nợ còn hơi chậm và tăng qua các năm. Trong năm 2010 đạt 1209,75 tỷ đồng tăng 523,84 tỷ đồng với tốc độ tăng là 76.37%

so với năm 2009. Việc khắc phục các hậu quả do thiên tai dịch bệnh xảy ra nên việc thu nợ của đối tượng này còn trì hoản nên dư nợ tăng lên là điều đương nhiên.

Đối với DNQD thì qua các năm dư nợ cũng tăng cụ thể trong năm 2009 đạt 207,13 tỷ đồng tăng 55,7 tỷ đồng và tốc độ tăng là 36,78 %. Sang năm 2010 dư nợ đạt 208,01 tỷ đồng tăng 72,88 tỷ đồng tương đương với tốc độ tăng là 35.19%. Chứng tỏ trong những năm qua việc thu nợ của ngân hàng chỉ

chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng cho vay. Và cũng chứng tỏ rằng việc đầu tư của chi nhánh vào các dự án lớn và có một lượng tài sản có rất lớn. Song điều nảy cũng có khó khăn cho ngân hàng trong việc quay vòng vốn của mình.

Đối với thành phần khác thì trong năm 2009 đạt 26,96 tỷ đồng giảm so với năm 2008, năm 2010 đạt 17,23 tỉ đồng so với năm 2009 chứng tỏ việc thu nợ của các thành phần này được giám sát và thu nợ của ngân hàng được giám sát chặt chẽ và khách hàng cũng tích cực thực hiện nhiệm vụ của mình.

a2. Thực trạng cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh

Trong nền kinh tế hiện nay đa dạng về mọi ngành nghề kinh doanh việc phân tích theo tiêu thức này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ngân hàng xếp hạng khách hàng của ngân hàng. Sau đây là tình hình cho vay trung và dài hạn theo ngành nghề kinh doanh tại Ngân hàng BIDV Hải Vân:

Bảng 2.6: Tình hình cho vay trung và dài hạn theo ngành nghề kinh tế tại chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hải Vân qua ba năm 2008-2010.

Đơn vị tính : Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2009/2008 2010/2009

Số tiền

Tỉ trọng

(%)

Số tiền Tỉ trọng

(%)

Số tiền Tỉ trọng

(%)

Số tiền Tốc độ

(%) Số tiền

Tốc độ (%) Dư nợ 429 100 920 100 1507 100 491 114,45 587 63,80 TM-DV 172,46 40,2 479,40 52,11 862,67 57,24 306,94 177,98 383,27 79,95 XD 204,20 47,6 342,73 37,25 517,39 34,33 138,52 67,83 174,67 50,96 CN 47,62 11,1 76,62 8,33 105,81 7,02 29,01 60,91 29,19 38,09 Khác 4,72 1,1 21,25 2,31 21,13 1,40 16,53 350,35 -0,12 -0,57

(Nguồn : Báo cáo tín dụng tại ngân hàng BIDV Hải Vân qua 3 năm 2008-2010)

Qua bảng số liệu cho ta thấy các ngành nghề mà ngân hàng cho vay trung và dài hạn bao gồm : thương mại - dịch vụ, xây dựng, công nghiệp, và các ngành khác trong đó thương mại - dịch vụ cho vay chiếm tỉ trọng lớn nhất. Đối với Xây dựng chiếm tỉ trọng thứ hai trong tổng doanh số cho vay trung và dài hạn và cũng tăng qua các năm chứng tỏ khách hàng của ngân hàng này một tăng và lượng khách đủ điều kiện để vay vốn trung và dài hạn tăng tên. Để tạo điều kiện cho ngành công nghiệp phát triển, ngân hàng đầu tư ngày một tăng lên . Đối với các ngành khác chịu sự tác động của tự nhiên rất lớn nên trong những năm qua số lượng thiên tai dịch bệnh xảy ra làm cho ngân hàng chuyển dần sang cho vay đối tượng khác nhiều hơn.

Dư nợ của các ngành nghề như XD, CN và các ngành khác giảm dần qua các năm chứng tỏ việc thu nợ của ngân hàng luôn được quán triệt đối với những ngành này. Còn đối với TM-DV tăng dần qua các năm chứng tỏ nên dư nợ là điều tất yếu. Cụ thể trong năm 2009 tốc độ tăng là 177,89% so với năm 2008 tương đương với số tiền là 306,94 tỉ đồng, sang năm 2010 tốc độ tăng là 79,95% với số tiền là 383,27 tỉ đồng. Đối với ngành xây dựng thì tỉ trọng dư nợ lại giảm qua các năm do có một số công trình dự án kinh doanh của khách hàng đã hoàn thành và thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình. Cụ thể trong năm 2009 tăng 29,01 tỉ đồng với tốc độ tăng là 60,91% so với năm 2008, sang năm 2010 tăng 29,19 tỉ đồng với tốc động tăng 38,09% so với năm 2010.

a3. Thực trạng cơ cấu dư nợ cho vay theo mục đích sử dụng vốn.

Khi ngân hàng cho vay, ngân hàng thường xem xét đến việc khách hàng vay để làm gì và sử dụng như thế nào. Qua đó để ngân hàng có thể giảm thiểu được rủi ro cho mình. Cho vay trung và dài hạn có thời hạn dài nên việc phân tích theo mục đích sử dụng vốn là rất quan trọng. Qua bảng số liệu sau để xem tình hình cho vay trung và dài hạn theo mục đích sử dụng vốn tại BIDV Hải Vân:

Bảng 2.7: Tình hình cho vay trung và dài hạn theo mục đích sử dụng vốn tại chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hải Vân qua ba năm 2008-2010.

Đơn vị tính : Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2009/2008 2010/2009

Số tiền

Tỉ trọng

(%)

Số tiền

Tỉ trọng

(%)

Số tiền

Tỉ trọng

(%)

Số tiền

Tốc độ (%)

Số tiền

Tốc độ (%) Dư nợ 429 100 920 100 1507 100 491 114,45 587 63,80 KD 196,40 45,78 548,75 59,65 975,90 64,76 352,36 179,41 427,15 77,84 XNK 132,65 30,92 270,97 29,45 422,97 28,07 138,32 104,28 152,00 56,10 CTD 99,95 23,3 100,28 10,90 108,13 7,20 0,32 0,33 7,85 7,82

(Nguồn: Báo cáo tín dụng tại ngân hàng BIDV Hải Vân qua 3 năm 2008-2010) Việc cho vay theo mục đích sử dụng vốn ở Chi nhánh bao gồm cho vay kinh doanh, xuất nhập khẩu và tiêu dùng. Trong đó cho vay nhằm kinh doanh chiếm tỉ trọng lớn nhất. Mặc dù nền kinh tế ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính nhưng những năm qua chi nhánh luôn nỗ lực hết mình để hoàn thiện mình và luôn tìm khách hàng. Phân loại mục đích để ngân hàng có thể nắm rõ hơn về tình hình của mỗi lĩnh vực để nhằm phòng tránh được rủi ro.

Đối với cho vay xuất nhập khẩu cũng tăng qua các năm song vào năm 2010 thì tỉ trọng giảm. Trong những năm qua thiên tai cũng như tình hình có nhiều bất ổn nên lượng hàng hóa xuất khẩu giảm so với nhập khẩu nên đa số vay để nhập khẩu các hàng hóa thiết yếu. Đối với cho vay để tiêu dùng nói chung giảm trong năm 2009, nhưng qua năm 2010 lại tăng. Nguyên nhân là trong năm 2009 thực hiện chính sách của chính phủ đưa ra nhằm thắt chặt tiền tệ, cũng như giá cả hàng hóa ngày càng tăng nên nhu cầu chi tiêu của khách hàng có phần thu hẹp lại. Tại Đà Nẵng đến năm 2010 tình hình kinh tế có sự khởi sắc hơn, chính điều này cũng góp phần làm cho nhu cầu tiêu dùng tăng

lên, mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm 2010 tại Đà Nẵng đạt 30,787 tỉ đồng, tăng 14,59% so cùng kỳ năm trước.

Trong chỉ tiêu dư nợ thì lĩnh vực kinh doanh chiếm tỉ trọng lớn trong tổng dư nợ. Vì có các ngành kinh doanh cần có thời hạn dài để thu hồi vốn nên dư nợ lớn nhất là điều tất yếu. Cụ thể trong năm 2009 lĩnh vực kinh doanh đạt 548,75 tỉ đồng tăng 352,36 tỉ đồng với tốc độ tăng là 179,41 so với năm 2008. Sang năm 2010 đạt 975,9 tỉ đồng tăng so với năm 2009. Đây cũng là dấu hiệu tốt nhưng cũng là dấu hiệu không tốt trong công tác thu nợ của chi nhánh.

Đối với XNK thì dư nợ vẫn tăng qua các năm song tỉ trọng trong dư nợ có giảm chứng tỏ việc XNK được diễn ra thuận lợi hơn cho những năm sau này. Cụ thể trong năm 2009 tăng 138,32 tỉ đồng với tốc độ là 104,28% so vời năm 2008. Năm 2010 tăng 152 tỉ đồng với tốc độ tăng là 56,1% so với năm 2009. Nguyên nhân dư nợ tăng do doanh số cho vay tăng qua các năm, nhưng thấy tỉ trọng giảm thì đó cũng là dấu hiệu tốt cho lĩnh vực XNK.

Đối với tiêu dùng dư nợ cũng tăng qua các năm song tỉ trọng vẫn giảm theo các năm, cụ thể trong năm 2009 đạt 100,28 tỉ đồng tăng 0,32 tỉ đồng với tốc độ tăng 0,33% với một tốc độ tăng không đáng kể chứng tỏ ngân hàng luôn theo dõi và thu nợ đối tượng này.

a4. Thực trạng cơ cấu dư nợ cho vay theo hình thức đảm bảo.

Phân tích thực trạng cơ cấu dư nợ cho vay theo hình thức đảm bảo giúp cho ngân hàng phòng tránh được rủi ro trong hoạt động cho vay của mình.

Cho vay trung và dài hạn luôn ẩn chứa nhiều rủi ro hơn cho vay ngắn hạn, nó không chỉ chịu tác động của yếu tố chủ quan mà còn phụ thuộc vào môi trường khách quan. Việc đảm bảo sẽ giúp ngân hàng thu hồi được nợ nếu nguồn thu nợ thứ nhất không thu được. Để biết được tình hình cho vay trung và dài hạn tại chi nhánh BIDV Hải Vân ta xem bảng số liệu sau:

Bảng 2.8: Tình hình cho vay trung và dài hạn theo hình thức đảm bảo tại chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hải Vân qua ba năm 2008-2010.

Đơn vị tính : Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2009/2008 2010/2009

Số tiền Tỉ trọng

(%)

Số tiền Tỉ trọng

(%)

Số tiền

Tỉ trọng

(%)

Số tiền Tốc độ

(%) Số tiền

Tốc độ (%) Dư nợ 429 100 920 100 1507 100 491 114,45 587 63,80 Đảm bảo

bằng TS 153,58 35,8 576,81 62,70 1074,54 71,30 423,23 275,57 497,72 86,29 Đảm bảo

không bằng TS

275,42 64,2 343,19 37,30 432,86 28,72 67,77 24,61 89,68 26,13

(Nguồn: Báo cáo tín dụng tại ngân hàng BIDV Hải Vân qua 3 năm 2008-2010) Qua bảng số liêu trên ta thấy dư nợ của khoản mục này cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ của các năm. Trong năm 2008 chiếm 64,2%, trong năm 2009 là 37,3% và năm 2010 là 28,72%, tuy trong 2 năm 2009 và 2010 có tỷ lệ thấp nhưng không phải là nó giảm mà do dư nợ của khoản vay có đảm bảo bằng tài sản tăng cao đã làm cho tỷ trọng của các khoản vay không bằng tài sản giảm xuống.

b. Tăng trưởng khách hàng:

Khách hàng vay trung dài hạn của CN BIDV Hải Vân chủ yếu là các doanh nghiệp kinh doanh trong tất cả các lĩnh vực.

Nhờ sự nổ lực của toàn thể cán bộ nhân viên và thực hiện tốt chính sách của Ngân hàng nên số lượng khách hàng của CN BIDV Hải Vân cũng tăng dần qua các năm.

Tính đến hết 31/12/2011, BIDV Hải Vân có 1144 món cho vay trung dài hạn với 663 khách hàng vừa cá nhân và tổ chức, trong đó có 12 khách hàng doanh nghiệp và 651 khách hàng cá nhân.

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Hải Vân, Đà Nẵng (Trang 43 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)