Thực trạng kiểm soát rủi ro

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Hải Vân, Đà Nẵng (Trang 52 - 56)

Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH HẢI VÂN

2.2 Phân tích thực trạng phát triển cho vay trung và dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Hải Vân

2.2.2. Thực trạng hoạt động phát triển cho vay trung dài hạn tại ngân hàng BIDV chi nhánh Hải Vân trong những năm vừa qua

2.2.2.2. Thực trạng kiểm soát rủi ro

Nợ xấu (nợ có vấn đề) là các khoản tín dụng có nguy cơ không thể thu hồi và đây là biểu hiện của rủi ro tín dụng. Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ các khoản vay khó thu hồi đầy đủ trên tổng các khoản cho vay của Ngân hàng.

Chỉ tiêu này thấp thể hiện rủi ro tín dụng của Ngân hàng thấp và các kế hoạch của Ngân hàng sẽ được thực hiện tốt. Ngược lại rủi ro tín dụng của Ngân hàng cao, điều này ảnh hưởng đến chi phí, lợi nhuận cũng như tính thanh khoản của Ngân hàng.

Bảng 2.9: Tình hình nợ xấu thời gian qua

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tổng dư nợ 695.000 1.466.000 2.245.000

Tổng nợ xấu 10.805 7.487 6.049

Tỉ lệ nợ xấu (%) 1,55 0,51 0,26

(Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hải Vân) Nhìn vào biểu trên, ta thấy được tỷ trọng nợ xấu có xu hướng giảm là do Chi nhánh tập trung xử lý nợ xấu, nợ tồn đọng của các DNNN, bên cạnh đó Chi nhánh ưu tiên tăng trưởng tín dụng vào các lĩnh vực bán lẻ, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Năm 2008 tỉ lệ nợ xấu chiếm 1,55% trên tổng dư nợ. Nhưng đến năm 2009 tỉ lệ này chỉ còn 0,51%. Lý do, năm 2009 Chi nhánh đã xử lý nợ xấu đối với các công ty thành viên của Tổng công ty Xây dựng Miền trung thông qua hình thức bán nợ cho Công ty Mua bán nợ tồn đọng và tài chính doanh nghiệp với giá trị các khoản vay trên 90 tỷ đồng dẫn đến tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ giảm mạnh. Năm 2010, tỷ lệ nợ xấu là 0,26% điều này cho thấy tỷ lệ nợ xấu thấp một phần do kiểm soát tốt các khoản vay và tăng trưởng tín dụng tăng nhanh trong thời

gian vừa qua. Tuy nhiên, đây chưa phải một tín hiệu tốt để phản ảnh chất lượng tín dụng, cần phải có đánh giá những tiềm ấn rủi ro đối dư nợ các dự án. Bởi vì, dự nợ hiện tại của Chi nhánh chủ yếu là dư nợ cho vay các dự án, chiếm trên 80% tổng dư nợ, đặt biệt có dự án với dư nợ chiếm gần 70% trên tổng dư nợ.

* Thực trạng nợ xấu theo thời hạn vay.

Thời hạn cho vay là khoảng thời gian từ khi người đi vay nhận vốn vay cho đến khi hoàn trả nợ gốc và lãi lần cuối cùng. Bao gồm ba giai đoạn: Thời gian giải ngân, thời gian ân hạn, thời gian hoàn trả. Để giảm thiểu rủi ro cũng như đưa ra các giải pháp phòng ngừa thì chi nhánh cần phân tích để rút ra được những kinh nghiệm và bài học khi xác định thời hạn cho vay. Dưới đây là bảng tình hình nợ xấu theo thời hạn tại chi nhánh qua các năm:

Bảng 2.10. Tình hình nợ xấu trung dài hạn

Đơn vị tính: Triệu đồng.

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Dư nợ trung dài hạn 429.000 920.000 1.507.000 Nợ xấu trung dài hạn 10.206 4.222 2.459

Tỉ lệ nợ xấu TDH (%) 2,4 0,45 0,16

(Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hải Vân) Qua bảng trên cho thấy xét theo thời hạn cho vay thì tỉ lệ nợ xấu trung dài hạn có chiều hướng giảm, năm 2008 là 2,4 %, đến năm 2010 tỷ lệ này là 0,16%. Để đạt được kết quả trên là do Chi nhánh rút kinh nghiệm từ bài học cho vay tràn lan, chạy theo qui mô, tăng trưởng tín dụng bỏ qua các điều kiện tín dụng, tính hiệu quả thật sự của dự án (trước đây của Chi nhánh Đà Nẵng, sau này chuyển cho Chi nhánh ) dẫn đến phải xử lý nợ trong thời gian qua.

Ngược lại, tỷ trọng nợ xấu ngắn hạn có dấu hiệu, xu hướng tăng. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì Chi nhánh đang tập trung đẩy mạnh cho vay ngắn hạn.

* Thực trạng nợ xấu theo thành phần kinh tế:

Bảng 2.11. Bảng tình hình nợ xấu theo thành phần kinh tế

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

a. DNNN 0 0 0

b. DN ngoài quốc doanh 7.466 4.528 3.192 Nợ xấu DN ngoài quốc

doanh/ Dư nợ cho vay DN ngoài QD

0,03 0,006 0,002

c. Thành phần khác 3.339 2.959 2.857

Tỉ lệ nợ xấu 0,09 0,109 0,161

(Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hải Vân) Với chủ trương của chính phủ là cổ phần hóa DNNN, chuyển đổi cơ cấu sở hữu vốn, xử lý nợ của DNNN đã làm cho nợ xấu của thành phần kinh tế này giảm mạnh qua các năm.

Như vậy, ta có thể thấy rằng, khi Chi nhánh mở rộng quy mô cho vay, tăng trưởng dư nợ cho vay lên thì kéo theo nợ xấu cũng tăng lên. Điều này đòi hỏi Chi nhánh phải có những chính sách để quản lý chặt chẽ những khoản vay nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng tại Chi nhánh.

Từ những phân tích, đánh giá trên cho thấy tỷ lệ nợ xấu tại Chi nhánh tương đối thấp. Tuy nhiên, sự biến động và chuyển nhóm nợ từ nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý ) sang nợ nhóm 3 (nợ dưới chuẩn ) rất dễ xảy ra, thêm vào đó việc cho vay tập trung vào một vài khách hàng chiểm tỷ trọng gần 80% tổng dư nợ của Chi nhánh cho nên nợ xấu sẽ gia tăng, tiềm ẩn rủi ro trong thời gian đến một khi khách hàng gặp khó khăn là điều khó tránh khỏi.

b. Trích lập dự phòng rủi ro:

BIDV hiện nay đang áp dụng trên toàn hệ thống thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo điều 7 của quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước.

Theo định kỳ thì hàng quý, Chi nhánh tổ chức đánh giá và phân loại nợ, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng để thực hiện trích lập dự phòng rủi ro phục vụ công tác quản lý chất lượng tín dụng và đánh giá tình hình kinh doanh của Ngân hàng. Thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo phân loại nợ.

Chi nhánh đã thực hiện việc phân loại nợ thành 5 nhóm:

Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn Nhóm 2: Nợ cần chú ý Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn Nhóm 4: Nợ nghi ngờ

Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn Nợ nhóm 3,4,5 được xếp là nợ xấu.

Ngoài ra, Chi nhánh còn chủ động phân các loại nợ vào các nhóm nợ có rủi ro cao hơn trong các trường hợp sau:

- Các khoản nợ của khách hàng bị các tổ chức tín dụng khác phân loại vào nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn.

- Các chỉ tiêu tài chính của khách hàng hoặc khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm liên tục hoặc có biến động lớn theo chiều hướng suy giảm.

Thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo phân loại nợ. Chi nhánh tiến hành trích lập dự phòng rủi ro (gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung) như sau:

Dự phòng chung: 0,75% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4, bao gồm cả các khoản mục cam kết ngoại bảng

Dự phòng cụ thể: Nhóm 1: 0%; Nhóm 2: 5%; Nhóm 3: 20%; Nhóm 4:

50%; Nhóm 5: 100%

Bảng 2.12 Trích lập dự phòng và xử lý rủi ro giai đoạn 2007- 2010 Đơn vị tính : triệu đồng

Chỉ tiêu Năm

2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010 1. Trích lập dự phòng 10.926 9.492 27.110 24.480

2. Xử lý rủi ro 176.606 0 0 0

3. Thu hồi nợ xử lý rủi ro 38.994 40.818 0 0 4. Trích lập dự phòng/ TDN(%) 1,57 % 0,87 % 1,87 % 1,17 %

(Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hải Vân).

Trích lập dự phòng: Trên cơ phân loại khách hàng và tài sản đảm bảo, Chi nhánh tiến hành trích lập theo điều 7 của Quyết định 493 của Ngân hàng Nhà nước.

- Biện pháp xử lý nợ xấu tại Chi nhánh :

+ Tái cơ cấu nợ giúp khách hàng ổn định sản xuất, kinh doanh có nguồn trả nợ. Nếu khách hàng vẫn tiếp tục hoạt động không hiệu quả, có nguy cơ mất vốn xảy ra, Chi nhánh thực hiện khởi kiện, thanh lý tài sản để bù đắp tổn thất.

+ Nhận thêm tài sản bổ sung để đảm bảo cho các khoản vay.

+ Các khoản nợ được xử lý rủi ro trong năm 2008 và 2009, Chi nhánh đã tiến hành bán nợ cho Công ty mua bán nợ tồn đọng và tài chính doanh nghiệp để thu hồi nợ.

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Hải Vân, Đà Nẵng (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)