Các nhân tố thuộc về phía khách hàng

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Hải Vân, Đà Nẵng (Trang 28 - 31)

Chương 1. LÝ LUẬN VỀ PHÁT TR ỂN CHO V Y TRUNG, DÀ HẠN CỦ NGÂN HÀNG

1.2. Phát triển cho vay trung dài hạn của ngân hàng thương mại

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cho vay trung dài hạn của các ngân hàng

1.2.3.2. Các nhân tố thuộc về phía khách hàng

Khách hàng là nhân tố ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng tín dụng trung và dài hạn bởi hiệu quả và chất lượng tín dụng dựa trên hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng mà điều đó phụ thuộc vào năng lực của khách hàng.

Một khách hàng vay vốn sản xuất kinh doanh không có hiệu quả, sản phẩm sẽ không tiêu thụ được, kinh doanh không có lãi, tình trạng mất vốn do thua lỗ sẽ là những nguyên nhân trực tiếp làm cho các khoản vay không thực hiện được đúng han. Trong trường hợp người vay bị mất vốn thì tình trạng của ngân hàng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Lợi nhuận của các ngân hàng chính là một phần lợi nhuận của các nhà sản xuất để trả thay cho ngân hàng dưới hình thức lợi tức tiền vay. Vì vậy, nếu người vay vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh mà không thu được lợi nhuận thì không đủ tiền để trích lập lợi nhuận trả cho ngân hàng. Thậm chí, nếu tình trạng đó kéo dài hoặc sản xuất kinh doanh thua lỗ ở mức nghiêm trọng bản thân người vay cũng không có đủ vốn tự có của mình để trả nợ gốc và lãi vay ngân hàng. Do đó ngân hàng có thu được tiền gốc và lãi vay hay không là phụ thuộc chủ yếu vào người cho vay, họ sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả hay không.

Xuất phát từ vai trò quan trọng của khách hàng trong việc quản lý tiền vay nên trước khi cho vay ngân hàng cần đánh giá được năng lực của khách hàng trên các khía cạnh sau:

a. Năng lực thị trường của khách hàng:

Năng lực thị trường được thể hiện qua chất lượng sản phẩm,giá cả sản phẩm, chu kì sống của sản phẩm, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Tìm hiểu năng lực thị trường của khách hàng sẽ giúp ngân hàng đánh giá đúng được mặt mạnh, mặt yếu sản phẩm của khách hàng trên thị trường, biết được sự phù hợp của dự án hoạt động so với khả năng của khách hàng.

b. Năng lực tài chính:

Năng lực tài chính của doanh nghiệp được thể hiện ở khả năng độc lập tự chủ tài chính trong kinh doanh, khả năng thanh toán và trả nợ. Nó còn thể hiện ở số vốn tự có và tỉ trọng vốn tự có trong tổng số vốn doanh nghiệp sử dụng.

Một doanh nghiệp có năng lực tài chính tốt sẽ phản ánh việc kinh doanh của doanh nghiệp từ trước là có hiệu quả, nó cho thấy khách hàng có thể quản lý vốn vay một cách tối ưu.

c. Năng lực sản xuất:

Năng lực của sản xuất thể hiện ở giá trị của công cụ lao động mà chủ yếu là tài sản cố định biểu hiện cụ thể qua các quá trình sản xuất sản phẩm, công nghệ sản xuất. Nghiên cứu năng lực sản xuất cho biết quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và sự phù hợp của quy mô đó trên thị trường.

d. Năng lực quản lý:

Năng lực quản lý của doanh nghiệp thể hiện ở khả năng thích nghi của bộ máy quản lý doanh nghiệp trước những biến động của cơ chế thị trường, thể hiện ở trình độ của cán bộ quản lý. Một doanh nghiệp có bộ máy quản lý tốt sẽ phân bố kế hoạch sản xuất hợp lý, tiết kiệm được các chi phí hoạt động, sử dụng hợp lý các nguồn lực, là cơ sở để doanh nghiệp làm ăn có lãi và trả được nợ cho ngân hàng.

e. Uy tín của khách hàng:

Ngân hàng có thể xem xét quan hệ kinh doanh của khách hàng với các tổ chức kinh tế khác qua nhiều năm để có cơ sở đánh giá uy tín của khách hàng.

Tránh chọn phải những khách hàng vay vốn sử dụng sai mục đích, khi có tiền thì không chịu trả cho ngân hàng hay cố tình trây ì, trì hoãn.

g. Quyền và sở hữu tài sản:

Ngay từ đầu, tất cả các khoản tín dụng phải có 2 phương án trả nợ tách biệt. Nếu hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì kết quả kinh doanh sẽ mang lại nguồn thu, khách hàng sử dụng nguồn thu đó để trả nợ cho ngân hàng, nếu dự án hoạt động không có hiệu quả thì khách hàng phải lấy tài sản của họ trả nợ thay hay đi vay để trả nợ. Việc xem xét quyền sở hữu hợp pháp của tài sản đảm bảo là một trong những yếu tố quan trọng để ngân hàng ra quyết định

cho vay đồng thời nó cũng là mối ràng buộc đối với khách hàng trong việc sử dụng hợp lý, hiệu quả vốn vay vì nếu thua lỗ họ sẽ mất tài sản thế chấp.

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Hải Vân, Đà Nẵng (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)