Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH HẢI VÂN
2.1. Đặc điểm hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển CN Hải vân ảnh hưởng đến phát triển cho vay trung dài hạn
2.1.3. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
Xác định công tác huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, Chi nhánh BIDV Hải Vân đã quán
Giám đốc
Phó giám đốc Phó giám đốc
Phòng Quản trị tín dụng
Phòng Giao
dịch Ngã
Ba Huế Phòng
Quản lý Dịch và
vụ kho
quỹ
Phòng Giao
dịch Thanh
Khê Phòng
Quan hệ khách
hàng 1
Phòng Quan
hệ khách
hàng 2
Phòng Dịch
vụ khách
hàng
Phòng Quản lý rủi ro tín dụng
Phòng Tổ chức hành chính Phòng
Tài chính
kế toán Phòng
Kế hoạch
tổng hợp
Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng
triệt và chỉ đạo tăng cường công tác huy động vốn trong những năm qua. Tuy nhiên, trước sự biến động khó lường của nền kinh tế, những chính sách, biện pháp của Chính phủ chưa mang lại hiệu quả, tình hình lạm phát, tâm lý người gởi tiền, sự cạnh tranh lãi suất khốc liệt giữa các ngân hàng trên địa bàn nên nguồn vốn huy động của Chi nhánh thường không ổn định, thậm chí có lúc sụt giảm.
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn giai đoạn 2008-2010
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2009/2008 2010/2009
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tốc độ (%)
Số tiền
Tốc độ (%) Tổng nguồn vốn
huy động 495 100 720 100 850 100 225 45,45 130 18,06 1. Nhân tiền gửi 393 79,39 552 76,7 663 78 159 40,46 111 20,11 - TG của các TCTD 26 5,25 48 6,67 51 6 22 84,62 3 6,25 - TG của các TCKT 74 14,95 72 10 119 14 -2 -2,7 47 65,28 - TG của dân cư 293 59,19 432 60 493 58 139 47,44 61 14,12 2. Phát hành giấy tờ
có giá 60 12,12 81 11,3 34 4 21 35 -47 -58,02
3. Đi vay 42 8,48 87 12,1 153 18 45 107,14 66 75,86
(Nguồn: Báo cáo tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hải Vân năm 2008-2010).
Tình hình huy động vốn của chi nhánh tăng một lượng rất đáng kể qua các năm 2008-2010 nhưng đến năm 2010 có sự chững lại trong năm 2009 đạt 720 tỉ đồng tăng 225 tỉ đồng với tốc độ tăng là 45,45% so với năm 2008. Cơ cấu huy động vốn tại chi nhánh gồm nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá và đi vay trong đó nhận tiền gửi chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy
động. Cụ thể trong năm 2009 đạt 552 tỉ đồng tăng 159 tỉ đồng với tốc độ tăng 40,46% so với năm 2008, sang năm 2010 tăng 111 tỉ đồng với tốc độ tăng là 20,11% so với năm 2009.
Trong tổng tiền gửi thì tiền gửi dân cư chiếm tỉ trọng lớn như trong năm 2009 tăng 139 tỉ đồng với tốc độ tăng là 47,44% so với năm 2008, sang năm 2010 tăng 61 tỉ đồng so với năm 2009 với tốc độ tăng là 14,12%. Đối với việc phát hành giấy tờ có giá lại có tỉ trọng giảm rong tổng huy động qua các năm, trong năm 2009 huy động này có ăng cụ thể là 21 tỉ đồng với tốc độ tăng là 35% so với năm 2008, nhưng đến năm 2010 thì lại giảm. Vì trong những năm này CN có cho vay nhiều dự án lớn nên việc cung cấp từ nguồn vốn của ngân hàng còn hạn chế nên NH phải đi vay để thực hiện mục đích kinh doanh của mình. Cụ thể trong năm 2009 đạt 87 tỉ đồng tăng 45 tỉ đồng với tốc độ tăng là 107,14% so với năm 2008. Sang năm 2010 tốc độ tăng là 72,86% tương đương với số tiền là 66 tỉ đồng so với năm 2009
Để đạt được mức tăng trưởng trên, Chi nhánh đưa ra các chính sách ưu tiên tập trung huy động vốn từ dân cư (đây là nguồn vốn có chi phí cao nhưng mang tính ổn định, lâu dài) ở trung tâm thành phố và các khu thương mại.
Đồng thời, áp dụng nhiều hình thức huy động vốn linh hoạt với mức lãi suất hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng về gửi tại Chi nhánh
2.1.3.2 Hoạt động cho vay
Năm 2009 tình hình kinh tế khó khăn, tác động xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đại bộ phận các Doanh nghiệp nên nhu cầu vay vốn của Doanh nghiệp thấp. Song đến đầu năm 2010 khi các chính sách biện pháp hỗ trợ của Chính phủ phát huy hiệu quả đã đẩy mạnh nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy dư nợ tín dụng đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên do khống chế bởi giới hạn tín dụng nên công tác đẩy mạnh cho vay với khách hàng còn nhiều hạn chế.
Bảng 2.2: Tình hình cho vay trung và dài hạn chung tại ngân hàng B DV CN Hải Vân qua các năm 2008-2009-2010
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 năm 2010 2009/2008 2010/2009
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tốc độ (%)
Số tiền
Tốc độ (%) 1. Dư nợ 695 100 1.466 100 2.245 100 771 110,94 779 43,14 - Ngắn hạn 266 38,27 546 37,24 738 32,87 280 105,26 192 35,16 - TDH 429 61,73 920 62,76 1507 67,13 491 114,45 587 63,80 2.Nợ xấu 0,108 100 0,075 100 0,061 100 0,033 30,55 0,014 18,66 - Ngắn hạn 0,006 5,56 0,033 43,74 0,059 95,1
- TDH 0,102 94,44 0,042 56,26 0,0025 4,09 3. Tỉ lệ nợ
xấu (%) 1,55 0,51 0,26
(Nguồn: Báo cáo tín dụng tại ngân hàng BIDV Hải Vân qua 3 năm 2008-2010)
Trong 3 năm, dư nợ tín dụng tại Chi nhánh đều có mức tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước với tốc độ tăng trưởng bình quân là trên 30%. Nền khách hàng cũng không ngừng được mở rộng năm 2008, 2009 dư nợ tín dụng đã từng bước đạt tăng trưởng khá cao, đặc biệt với việc cho vay dự án đã góp gần tăng dư nợ nói chung và dư nợ ngoại tệ đô la Mỹ tại Chi nhánh nói riêng.
Với việc cho vay đầu tư khách sạn, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng đã góp phần làm tăng dư nợ trung dài hạn của Chi nhánh trong năm 2008, 2009 với tỷ trọng trung dài hạn/tổng dư nợ trên 70% .
Năm 2008 và 2009 do chịu tác động của khủng hoảng, suy thoái kinh tế, nhiều doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ đã ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại Chi nhánh, tỷ lệ nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý ) tăng cao.
Đến năm 2010, dư nợ tín dụng của Chi nhánh tập trung chủ yếu ở một số khách hàng doanh nghiệp. Trong đó, chiếm tỷ trọng lớn là các khách hàng
vay để đầu tư vào khu du lịch, khách sạn, hạ tầng cơ sở chiếm gần 80% tổng dư nợ của Chi nhánh và chủ yếu là cho vay trung dài hạn. Bên cạnh đó dư nợ còn tập trung ở một số ngành như xây lắp (4,7%/tổng dư nợ), công nghiệp (7%/tổng dư nợ). Chất lượng tín dụng của các khách hàng có dư nợ lớn này chủ yếu là nhóm nợ đủ tiêu chuẩn. Tuy nhiên, trước những biến động khó lường về tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước sẽ, áp lực cạnh tranh ngày càng khốc liệt sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, điều này tác động trực tiếp đến hoạt động tín dụng của Chi nhánh nếu không chủ động xây dựng các biện pháp, giải pháp xử lý kịp thời nhằm hạn chế và phòng ngừa tổn thất xảy ra.
2.1.3.3. Kết quả kinh doanh
Bảng 2.3: Tình hình thu nhập – chi phí
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm
2007
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010 1. Tổng thu nhập 80.666 153.202 187.966 110.277 Trong đó: Thu lãi cho vay 65.971 118.857 161.094 96.548
2. Tổng chi 67.577 129.882 149.440 93.949
Trong đó: Chi trả lãi 57.729 95.896 124.246 80.577 3. Quỹ thu nhập(Tổng thu-Tổng chi) 13.109 23.320 38.526 16.328 (Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hải Vân).
Tổng thu đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, năm 2009 đạt mức tăng thu gấp 2,3 lần so với năm 2007, trong đó thu lãi cho vay không ngừng được gia tăng qua các năm, tốc độ tăng trưởng bình quân trên 50%;
Tổng chi năm 2009 tăng so 2007 là 81.863 triệu đồng, tốc độ tăng 144%, nguyên nhân là do Chi nhánh chi trả lãi tăng và chi trích lập dự phòng rủi ro.
Chi trả lãi có xu hướng tăng ít qua các năm nhưng ổn định.
Quỹ thu nhập qua các năm đều tăng chứng tỏ kết quả kinh doanh của Chi nhánh có hiệu quả.