Các tiêu chí đánh giá việc phát triển cho vay đầu tư của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay đầu tư tại quỹ đầu tư phát triển Khánh Hoà (Trang 31 - 37)

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN CHO VAY ĐẦU TƯ CỦA QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐỊA PHƯƠNG

1.2. PHÁT TRIỂN CHO VAY ĐẦU TƯ CỦA QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐỊA PHƯƠNG

1.2.2. Các tiêu chí đánh giá việc phát triển cho vay đầu tư của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương

a. Tăng trưởng quy mô cho vay đầu tư - Tăng trưởng dư nợ cho vay đầu tư

Dư nợ cho vay đầu tư phản ảnh số tiền khách hàng đang nợ Quỹ Đầu tư phát triển tại một thời điểm.

Mức tăng dư nợ cho vay đầu tư là chênh lệch giữa dư nợ cho vay đầu tư kỳ này so với dư nợ cho vay đầu tư kỳ trước. Căn cứ vào mức tăng trưởng dư nợ cho vay đầu tư có thể biết Quỹ Đầu tư phát triển có thực hiện mở rộng cho vay đầu tư hay không.

Mức tăng dư nợ cho vay

đầu tư

=

Dư nợ cho vay đầu tư

kỳ t

-

Dư nợ cho vay đầu tư

kỳ (t-1)

Công thức (1.1)

- Tốc độ tăng dư nợ cho vay đầu tư

Tốc độ tăng dư nợ cho vay đầu tư là tỷ lệ phần trăm giữa mức tăng dư nợ cho vay đầu tư với dư nợ cho vay đầu tư kỳ trước. Chỉ tiêu này phản ảnh

tốc độ mở rộng quy mô cho vay đầu tư của Quỹ sau từng thời kỳ, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ cho vay đầu tư tăng trưởng càng nhanh, tuy nhiên, nếu dư nợ cho vay đầu tư tăng quá nhanh sẽ gây áp lực về vốn và khó kiểm soát chất lượng tín dụng.

Tốc độ tăng dư nợ

CVĐT

=

Mức tăng dư nợ CVĐT

Dư nợ CVĐT kỳ (t-1)

x100 Công thức (1.2)

- Tăng trưởng về số lượng khách hàng vay: Khi Quỹ thực hiện tốt việc phát triển cho vay đầu tư thì số lượng khách hàng giao dịch sẽ tăng lên.

- Tăng dư nợ cho vay bình quân trên một khách hàng

Dư nợ cho vay bình quân trên một khách hàng cho biết quy mô tín dụng mà Quỹ cấp cho một doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ảnh quy mô tín dụng mà Quỹ cấp cho một doanh nghiệp là lớn hay nhỏ, từ đó cho thấy vấn đề mở rộng tín dụng được thực hiện như thế nào.

Dư nợ cho vay bình quân một

khách hàng

=

Dư nợ cho vay đầu tư

Số lượng khách hàng vay

Công thức (1.3)

b. Tăng thu hút vốn đầu tư của xã hội, nâng cao hiệu quả cho vay đầu

Thu hút vốn đầu tư của xã hội thể hiện ở một đồng vốn cho vay đầu tư của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương đã thu hút được bao nhiêu đồng vốn của các thành phần kinh tế tại địa phương cùng tham gia cho vay hợp vốn các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội.

Mức tăng thu hút vốn đầu tư của xã hội là chênh lệch giữa thu hút vốn đầu tư của xã hội kỳ này so với thu hút vốn đầu tư của xã hội kỳ trước. Căn

cứ vào mức tăng thu hút vốn đầu tư của xã hội có thể biết Quỹ Đầu tư phát triển mở rộng cho vay đầu tư có hiệu quả hay không.

Mức tăng thu hút vốn đầu

tư xã hội

=

Thu hút vốn đầu tư xã hội

kỳ t

-

Thu hút vốn đầu tư xã hội

kỳ (t-1)

Công thức (1.4)

Nâng cao hiệu quả cho vay đầu tư thể hiện khi các dự án do Quỹ cho vay đi vào hoạt động, sẽ góp phần phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương, phát huy hiệu quả kinh tế xã hội, tăng số người lao động có việc làm, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, tăng nguồn thu cho ngân sách, tăng lợi nhuận cho Quỹ.

c. Thay đổi cơ cấu tín dụng phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Quỹ đầu tư phát triển địa phương là một tổ chức tài chính nhà nước của địa phương, hoạt động cho vay đầu tư của Quỹ nhằm phát triển kinh tế xã hội của địa phương, trong quá trình cho vay đầu tư, Quỹ phải thay đổi cơ cấu tín dụng cho phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Để đánh giá cơ cấu cho vay đầu tư của Quỹ có phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương hay không, cần so sánh cơ cấu cho vay của Quỹ với định hướng phát triển cơ cấu kinh tế của địa phương; nếu cơ cấu cho vay của Quỹ phù hợp với định hướng phát triển cơ cấu kinh tế của địa phương thì đây là cơ cấu cho vay hợp lý, ngược lại là cơ cấu cho vay chưa hợp lý.

d. Nâng cao chất lượng dịch vụ

- Chất lượng dịch vụ của Quỹ nâng cao thể hiện ở việc Quỹ phát triển các dịch vụ hiện có và gia tăng thêm các sản phẩm dịch vụ mới, giảm thời gian giải quyết cho vay và tinh giãn thủ tục cho vay. Nhu cầu của doanh

nghiệp ngày càng đa dạng nên Quỹ phải không ngừng cải tiến, phát triển các dịch vụ của mình, tăng cường khả năng cung ứng cho doanh nghiệp những dịch vụ tốt nhất nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp.

Mức giảm thời gian giải quyết cho vay được tính bằng cách so sánh thời gian giải quyết cho vay kỳ này với thời gian giải quyết cho vay kỳ trước.

Tinh giãn thủ tục cho vay thể hiện ở việc Quỹ tăng cường thực hiện các giải pháp cải cách thủ tục hảnh chính, giảm bớt thủ tục, hồ sơ cho vay nhưng vẫn bảo đảm tính pháp lý của hồ sơ cho vay.

- Ngoài ra, để đánh giá chất lượng dịch vụ của Quỹ có được nâng cao hay không, phải khảo sát chất lượng dịch vụ thông qua khách hàng có vay vốn của Quỹ.

e. Kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư

* Giảm nợ xấu, giảm tỷ lệ nợ xấu - Mức giảm nợ xấu

Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) [8, tr. 2]; đây là những khoản nợ rất khó có khả năng hoàn trả.

Mức giảm nợ xấu là chênh lệch giữa nợ xấu kỳ này so với nợ xấu kỳ trước.

Mức giảm

nợ xấu = Nợ xấu

kỳ t - Nợ xấu kỳ (t-1)

Công thức (1.5)

- Mức giảm tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ phần trăm giữa nợ xấu so với dư nợ cho vay đầu tư ở một thời điểm nhất định. Tỷ lệ này cho biết trong 100 đồng dư nợ cho vay thì có bao nhiêu đồng nợ xấu, là chỉ tiêu dùng để đánh giá chất lượng tín dụng của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương.

Tỷ lệ

nợ xấu = Nợ xấu

Dư nợ cho vay đầu tư x100 Công thức (1.6) Mức giảm tỷ lệ nợ xấu là chênh lệch giữa tỷ lệ nợ xấu kỳ này so với tỷ lệ nợ xấu kỳ trước.

Mức giảm

tỷ lệ nợ xấu = Tỷ lệ nợ xấu

kỳ t - Tỷ lệ nợ xấu kỳ (t-1)

Công thức (1.7)

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 5% là an toàn. Tỷ lệ này càng cao thì mức độ nguy cơ tổn thất trong hoạt động tín dụng của Quỹ càng lớn.

- Việc phát triển cho vay đầu tư của Quỹ được xem là an toàn khi nợ xấu giảm, tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 5% và có xu hướng ngày càng giảm.

* Giảm tỷ lệ dự phòng xử lý rủi ro

Tỷ lệ dự phòng xử lý rủi ro trên tổng dư nợ cho vay là tỷ lệ phần trăm giữa qũy dự phòng xử lý rủi ro so với tổng dư nợ cho vay.

Chỉ tiêu này phản ảnh khả năng chống đỡ của Quỹ cho các khoản tổn thất tín dụng, chủ động đối phó với các khoản tổn thất dự kiến thông qua việc trích lập quỹ dự phòng xử lý rủi ro hàng năm. Chỉ tiêu này càng lớn thể hiện danh mục cho vay đầu tư của Quỹ có những rủi ro tiềm ẩn lớn.

Tỷ lệ dự phòng xử lý

rủi ro

=

Qũy dự phòng xử lý rủi ro

Tổng dư nợ cho vay

x100 Công thức (1.8)

Mức giảm tỷ lệ dự phòng xử lý rủi ro là chênh lệch giữa tỷ lệ dự phòng xử lý rủi ro kỳ này so với tỷ lệ dự phòng xử lý rủi ro kỳ trước

Mức giảm tỷ lệ dự phòng

xử lý rủi ro

=

Tỷ lệ dự phòng xử lý

rủi ro kỳ t -

Tỷ lệ dự phòng xử lý rủi ro kỳ (t-1)

Công thức (1.9)

* Giảm tỷ lệ xóa nợ ròng so với tổng dư nợ cho vay

- Xóa nợ ròng là một khỏan cho vay không còn khả năng thu hồi và Quỹ Đầu tư phát triển địa phương đã đưa ra khỏi sổ sách (theo dõi ngoại bảng để tiếp tục thu nợ), được gọi là khoản cho vay được xóa. Nếu Quỹ thu nợ được khoản cho vay đã xóa thì khoản thu nhập đó sẽ khấu trừ các khoản nợ đã xóa.

Khoản xóa nợ ròng là mức tổn thất thực sự, phản ảnh rủi ro trong hoạt động cho vay đầu tư của Quỹ.

Xóa nợ

ròng = Dư nợ xóa theo

dõi ngoại bảng - Số tiền đã thu hồi được

Công thức (1.10)

Mức giảm xóa nợ ròng là chênh lệch giữa xóa nợ ròng kỳ này so với xóa nợ ròng kỳ trước.

Mức giảm

xóa nợ ròng = Xóa nợ

ròng kỳ t - Xóa nợ ròng kỳ (t-1)

Công thức (1.11)

- Tỷ lệ xóa nợ ròng

Để đánh giá chính xác hơn về mức độ rủi ro, còn dùng chỉ tiêu tỷ lệ xóa nợ ròng. Tỷ lệ xóa nợ ròng là tỷ lệ phần trăm giữa xóa nợ ròng so với tổng dư nợ cho vay đầu tư.

Nếu tỷ lệ này càng cao cho thấy hoạt động cho vay đầu tư của Quỹ có vấn đề, bị tổn thất lớn, danh mục cho vay có chất lượng thấp, rủi ro cao.

Tỷ lệ xóa

nợ ròng = Xóa nợ ròng

Tổng dư nợ cho vay x100 Công thức (1.12) Mức giảm tỷ lệ xóa nợ ròng là chênh lệch giữa tỷ lệ xóa nợ ròng kỳ này so với tỷ lệ xóa nợ ròng kỳ trước

Mức giảm tỷ

lệ xóa nợ ròng = Tỷ lệ xóa nợ

ròngkỳ t - Tỷ lệ xóa nợ ròng kỳ (t-1)

Công thức (1.13)

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay đầu tư tại quỹ đầu tư phát triển Khánh Hoà (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)