Kết quả phát triển cho vay đầu tư của Quỹ Đầu tư phát triển Khánh Hòa

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay đầu tư tại quỹ đầu tư phát triển Khánh Hoà (Trang 53 - 65)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY ĐẦU TƯ TẠI QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KHÁNH HOÀ

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY ĐẦU TƯ TẠI QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KHÁNH HOÀ

2.2.2. Kết quả phát triển cho vay đầu tư của Quỹ Đầu tư phát triển Khánh Hòa

a. Tăng trưởng quy mô cho vay đầu tư

Hoạt động cho vay đối với dự án luôn chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động của Quỹ trong thời gian qua. Quỹ đã đẩy mạnh cho vay đối với các dự án phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và kinh tế mũi nhọn của địa phương, các dự án trọng điểm của Tỉnh như: Dự án xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Suối Dầu; xây dựng, nâng cấp nhà máy nước ở các huyện, thị xã thành phố trên địa bàn tỉnh; xây dựng cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp và chăn nuôi Khatoco; Bệnh viện Mắt; trường Đại học Thái Bình Dương; Dự án phủ điện khu vực vùng lõm, vùng trắng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa; xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp… góp phần giảm áp lực về vốn cho nhu cầu đầu tư của các địa phương, giảm bớt gánh nặng của ngân sách. Từ nguồn lực được Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa giao cũng như tự nỗ lực của Quỹ, trong giai đoạn 2008 - 2012, Quỹ đã cho vay 72 dự án với tổng số vốn cho vay đạt 159 tỷ đồng.

Việc cho vay vốn của Quỹ được thực hiện chủ yếu dưới hình thức cho vay độc lập đối với các dự án trọng điểm của Tỉnh. Tình hình cho vay đầu tư của Quỹ trong giai đoạn 2008 - 2012 được thể hiện qua bảng 2.4.

- Tăng số lượng khách hàng vay vốn: Quỹ đã chú trọng gia tăng số lượng khách hàng vay vốn tại Quỹ, năm 2008 chỉ có 12 dự án vay vốn của Quỹ, năm 2012 có 16 dự án vay, tăng 4 dự án với tỷ lệ 33,3%, tuy nhiên, số lượng dự án do Quỹ cho vay còn quá ít.

- Tăng dư nợ cho vay: Đến ngày 31/12/2012, dư nợ cho vay của Quỹ đạt 95 tỷ đồng, so với năm 2008 tăng 36 tỷ đồng với 61% (xem hình 2.5). Cho vay bằng nguồn vốn của Quỹ chiếm tỷ trọng đa số trong tổng số vốn cho vay và luôn giữ được tỷ lệ ổn định trong suốt thời gian qua.

Bảng 2.4. Tình hình cho vay đầu tư của Quỹ ĐTPT KH

giai đoạn 2008 - 2012 Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

So sánh 2012/2008 Mức

tăng giảm

Tốc độ tăng giảm (%) 1.Số dự án vay vốn (dự án) 12 14 15 15 16 4 33,3 2. Dư nợ cho vay đầu tư 59 73 79 83 95 36 61 3. Tốc độ tăng dư nợ (%) 59,5 23,7 8,2 5,1 14,5 - - 4. Dư nợ bình quân 1 dự án 4,92 5,21 5,27 5,53 5,94 1,02 20,8

(Nguồn: Báo cáo hoạt động của Quỹ ĐTPT KH giai đoạn 2008 - 2012)

59

73 79 83

95

2008 2009 2010 2011 2012 năm

Tăng trưởng dư nợ CVĐT của Quỹ ĐTPT KH (tỷ đồng)

Hình 2.5. Tăng trưởng dư nợ cho vay đầu tư của Quỹ ĐTPT KH giai đoạn 2008 - 2012

Tuy nhiên, tăng trưởng dư nợ cho vay đầu tư hàng năm không ổn định, dao động trong khoảng từ 5,1% đến 59,5%/năm, năm 2008 đạt 59,5%, sau đó

có xu hướng giảm dần, năm 2009 đạt 23,7%, năm 2010 đạt 8,2%, năm 2011 chỉ còn 5,1%, năm 2012 tăng lên 14,5%, không đạt mục tiêu đặt ra là tăng trưởng dư nợ cho vay đầu tư hàng năm 12%.

- Dư nợ cho vay bình quân 1 khách hàng ngày càng tăng, năm 2008, dư nợ cho vay bình quân 1 dự án là 4,92 tỷ đồng, năm 2012, dư nợ cho vay bình quân 1 dự án là 5,94 tỷ đồng, tăng 1,02 tỷ đồng với tỷ lệ 20,8% so với năm 2008.

b. Tăng thu hút vốn đầu tư của xã hội, nâng cao hiệu quả cho vay đầu

Tình hình thu hút vốn đầu tư xã hội của Quỹ Đầu tư phát triển Khánh Hòa giai đoạn 2008 - 2012 thể hiện bảng 2.5.

Bảng 2.5. Tình hình thu hút vốn đầu tư xã hội

của Quỹ ĐTPT KH giai đoạn 2008 - 2012 Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Cộng 1. Số dự án vay vốn (dự án) 12 14 15 15 16 72 2. Tổng vốn đầu tư của các dự án 89 96 105 114 157 561 3.Vốn tự có của khách hàng tham gia 27 29 32 34 48 169 4. Số vốn cho vay của Quỹ 34 31 30 28 36 159 5. Vốn của các thành phần kinh tế

khác tham gia cho vay hợp vốn 28 36 44 52 73 233 6. Thu hút vốn đầu tư xã hội (đồng) 0,83 1,17 1,45 1,85 2,03 - 7. Số lao động tạo việc làm (người) 792 924 990 1.020 1.073 4.799

(Nguồn: Báo cáo hoạt động của Quỹ ĐTPT KH giai đoạn 2008 - 2012) Vốn cho vay đầu tư của Quỹ đã khẳng định vai trò “vốn mồi”, thu hút vốn của Ngân hàng thương mại, vốn tư nhân và các nguồn vốn khác trong xã hội tham gia đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng. Trong năm năm 2008 - 2012,

Quỹ đã cho vay 72 dự án với số tiền là 159 tỷ đồng, đây là khoản đầu tư mồi cho nền kinh tế; với nguồn vốn cho vay đầu tư của Quỹ, đã góp phần thúc đẩy huy động các nguồn lực xã hội được khoảng 233 tỷ đồng để đầu tư các dự án phát triển kết cấu hạ tầng của tỉnh Khánh Hòa. Năm 2008, một đồng vốn cho vay của Quỹ chỉ thu hút được 0,83 đồng vốn của xã hội cùng tham gia cho vay đầu tư, thì đến cuối năm 2012, một đồng vốn cho vay của Quỹ đã thu hút được 2,03 đồng vốn của xã hội tham gia cho vay đầu tư, tăng 1,2 đồng so với năm 2008.

Các dự án do Quỹ cho vay đầu tư đã phát huy hiệu quả kinh tế xã hội:

góp phần phát triển hạ tầng kinh tế xã hội của Tỉnh; tăng nguồn thu cho ngân sách tỉnh; tạo được việc làm thường xuyên có thu nhập ổn định cho 4.799 người, ngoài ra còn tạo việc làm thêm cho khoảng 5.000 lao động nông nhàn tại thị xã Ninh Hòa, riêng Khu công nghiệp Suối Dầu đã thu hút được hơn 20.000 công nhân vào làm việc, chương trình nước sạch vệ sinh môi trường do Quỹ cho vay đã giúp người dân ở các vùng khô hạn, nguồn nước bị ô nhiễm có nước sạch dùng cho sinh hoạt; nhờ vốn cho vay của Quỹ, Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa đã phủ điện khu vực vùng lõm, vùng trắng trên địa bàn tỉnh, 100% xã của tỉnh Khánh Hòa đã có điện để phục vụ cho sinh hoạt, phát triển sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa và đảm bảo an sinh cho người dân ở các huyện miền núi trên địa bàn Tỉnh; trong năm năm 2008 - 2012, hoạt động cho vay đầu tư đã mang lại cho Quỹ khoản lợi nhuận 35,17 tỷ đồng.

c. Thay đổi cơ cấu tín dụng phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

* Dư nợ cho vay đầu tư theo cơ cấu kinh tế của tỉnh Khánh Hòa Theo Quyết định số 251/2006/QĐ-TTg ngày 31/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh

Khánh Hòa đến năm 2020, cơ cấu kinh tế của Tỉnh chuyển dịch nhanh theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ và công nghiệp. Định hướng cơ cấu kinh tế của Tỉnh đến năm 2015 là: Công nghiệp, xây dựng 45,5%; Dịch vụ, du lịch, thương mại 45,5%; Nông, lâm, thuỷ sản 9%. Đến năm 2020, cơ cấu kinh tế của Tỉnh sẽ là: Công nghiệp, xây dựng 47%; Dịch vụ, du lịch, thương mại 47%; Nông, lâm, thuỷ sản 6%.

Trong quá trình cho vay, Quỹ đã chuyển đổi cơ cấu cho vay phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh, Quỹ đã lựa chọn, phân loại, xem xét các dự án để ưu tiên đầu tư theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, dư nợ cho vay ngành công nghiệp, xây dựng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất so với các ngành khác, kế đến là ngành dịch vụ, du lịch, thương mại, thấp nhất là ngành nông, lâm, thuỷ sản; dư nợ cho vay của Quỹ theo cơ cấu kinh tế của Tỉnh đến ngày 31/12/2012 được thể hiện ở bảng 2.6.

Bảng 2.6. Dư nợ cho vay của Quỹ ĐTPT KH theo cơ cấu kinh tế Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

2008 2012 So sánh 2012/2008

Số tiền

Tỷ trọng

(%) Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Mức tăng giảm

Tốc độ tăng giảm

(%)

Tổng dư nợ cho vay 59 100 95 100 36 61

Dư nợ phân theo cơ cấu kinh tế

- Công nghiệp, xây dựng 45 76,3 49 51,3 4 8,3 - Dịch vụ, du lịch, thương mại 12 20,5 42 44,2 30 247

- Nông, lâm, thuỷ sản 2 3,2 4 4,5 2 126

(Nguồn: Báo cáo hoạt động của Quỹ ĐTPT KH giai đoạn 2008 - 2012) - Ngành công nghiệp, xây dựng: cuối năm 2008, dư nợ cho vay là 45 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 76,3% trong tổng dư nợ cho vay; cuối năm 2012, dư nợ là 49 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 51,3%; so với năm 2008 thì dư nợ tăng 4 tỷ đồng với tỷ lệ 8,3%.

- Ngành dịch vụ, du lịch, thương mại: cuối năm 2008, dư nợ cho vay là 12 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 20,5%; cuối năm 2012, dư nợ là 42 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 44,2%, so với năm 2008 thì dư nợ tăng 30 tỷ đồng với 247%.

- Ngành nông, lâm, thuỷ sản: cuối năm 2008, dư nợ cho vay là 2 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 3,2%; cuối năm 2012, dư nợ là 4 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 4,5%; so với năm 2008 thì dư nợ cho vay tăng 2 tỷ đồng với tỷ lệ 126%.

* Dư nợ cho vay đầu tư theo địa bàn huyện, thị xã, thành phố Bảng 2.7. Dư nợ cho vay của Quỹ ĐTPT KH theo địa bàn

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

2008 2012 So sánh 2012/2008

Số tiền

Tỷ trọng

(%) Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Mức tăng giảm

Tốc độ tăng giảm

(%) Tổng dư nợ cho vay 59 100 95 100 36 61 Dư nợ phân theo địa bàn

- Thành phố Nha Trang 7 11,9 11 11,6 4 57,1

- Thành phố Cam Ranh 0 0 2 2,1 2 -

- Thị xã Ninh Hòa 19 32,2 30 31,6 11 57,9

- Huyện Vạn Ninh 11 18,6 17 17,9 6 54,5

- Huyện Diên Khánh 18 30,5 28 29,5 10 55,6

- Huyện Cam Lâm 2 3,4 3 3,2 1 50

- Huyện Khánh Vĩnh 1 1,7 2 2,1 1 100

- Huyện Khánh Sơn 1 1,7 2 2,1 1 100

(Nguồn: Báo cáo hoạt động của Quỹ ĐTPT KH giai đoạn 2008 - 2012) Dư nợ cho vay đầu tư của Quỹ Đầu tư phát triển Khánh Hòa theo địa bàn huyện, thị xã, thành phố được thể hiện qua bảng 2.7.

Đến cuối năm 2012, dư nợ cho vay đầu tư của Quỹ tập trung chủ yếu ở thị xã Ninh Hòa, chiếm tỷ trọng 31,6% dư nợ cho vay, huyện Diên Khánh chiếm 29,5% dư nợ cho vay; trong khi đó hai huyện miền núi Khánh Sơn,

Khánh Vĩnh (nơi rất cần vốn đầu tư để phát triển hạ tầng), và thành phố Cam Ranh chỉ chiếm 2,1% dư nợ cho vay, như vậy, việc cho vay đầu tư của Quỹ để phát triển kết cấu hạ tầng theo địa bàn chưa được hợp lý.

* Dư nợ cho vay phân theo thành phần kinh tế

Bảng 2.8. Dư nợ cho vay của Quỹ ĐTPT KH theo thành phần kinh tế Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

2008 2012

So sánh 2012/2008 Số

tiền

Tỷ trọng

(%) Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Mức tăng giảm

Tốc độ tăng giảm

(%)

Tổng dư nợ cho vay 59 100 95 100 36 61

Dư nợ theo thành phần kinh tế

- Kinh tế nhà nước 54 91,5 84 88 30 56,5

- Kinh tế tập thể 5 8,5 11 12 6 120

- Kinh tế tư nhân 0 0 0 0 0 -

- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 0 0 0 0 0 - (Nguồn: Báo cáo hoạt động của Quỹ ĐTPT KH giai đoạn 2008 - 2012) Trong các thành phần kinh tế đang vay vốn tại Quỹ, dư nợ cho vay đối với kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp đến là kinh tế tập thể, đến cuối năm 2012, dư nợ cho vay thành phần kinh tế nhà nước là 84 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 88%, dư nợ cho vay kinh tế tập thể là 11 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 12%; Quỹ chưa cho vay đối với thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (xem bảng 2.8), nguyên nhân là do thành phần kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa chưa có nhiều dự án đầu tư kết cấu hạ tầng, chưa vay vốn của Quỹ, chủ yếu vay vốn ưu đãi của Ngân hàng thương mại, còn thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài của Tỉnh chỉ vay vốn nước ngoài (lãi suất cho vay bằng ngoại tệ thấp hơn lãi suất cho vay bằng tiền Việt Nam), chưa vay vốn trong nước.

Cơ cấu dư nợ cho vay phân theo thành phần kinh tế như trên là không hợp lý, việc tập trung cho vay quá nhiều đối với thành phần kinh tế nhà nước sẽ gây mất cân đối trong cơ cấu cho vay, gây khó khăn cho Quỹ khi vay vốn Ngân hàng Thế giới (vì Ngân hàng Thế giới không cho Quỹ Đầu tư phát triển địa phương vay để Quỹ cho vay lại đối với thành phần kinh tế nhà nước).

d. Nâng cao chất lượng dịch vụ

Sau khi tách ra hoạt động độc lập, Quỹ làm việc tạm thời tại nhà số 196 đường Thống Nhất, thành phố Nha Trang (được Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa cho mượn), là toà nhà cũ, không phù hợp với hoạt động của Quỹ là một định chế tài chính.

Đến cuối năm 2012, Quỹ mới triển khai hoạt động cho vay đầu tư, nhận ủy thác cho vay đầu tư và thu hồi nợ, chưa triển khai các hoạt động còn lại như đầu tư trực tiếp vào các dự án, góp vốn thành lập các tổ chức kinh tế, ủy thác cho vay và thu hồi nợ.

Dịch vụ của Quỹ chưa phong phú, đa dạng, ngoài nhận ủy thác cho vay đầu tư và thu hồi nợ, Quỹ chưa triển khai các dịch vụ khác để đáp ứng yêu cầu phát triển cho vay đầu tư, phục vụ nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp, chưa có chính sách ưu đãi, khuyến mãi khách hàng sử dụng vốn vay của Quỹ.

Kết quả khảo sát về khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở Phụ lục số 1 cho thấy: trong số 58 doanh nghiệp đã tiếp cận vốn vay của Quỹ, có 100% doanh nghiệp cho rằng địa điểm giao dịch của Quỹ thuận tiện cho doanh nghiệp đến vay vốn; nhưng có 15,5% doanh nghiệp phản ảnh trụ sở giao dịch của Quỹ chưa khang trang, hiện đại, chưa đáp ứng yêu cầu; có 12,1% cho rằng hoạt động của Quỹ chưa phong phú, đa dạng, chưa có hoạt động đầu tư trực tiếp vào các dự án, góp vốn thành lập các tổ chức kinh tế, ủy thác cho vay và thu hồi nợ; có 13,8% doanh nghiệp nhận xét dịch vụ của Quỹ chưa phong phú, đa dạng, chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp.

Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ ở Phụ lục số 1 cho thấy: có 96,6% doanh nghiệp nhận xét Quỹ thực hiện tốt dịch vụ tư vấn và cung cấp thông tin cho khách hàng; có 94,9% doanh nghiệp cho rằng Quỹ thực hiện tốt dịch vụ tư vấn tài chính và đầu tư; có 96,6%

doanh nghiệp phản ảnh họ hài lòng khi giao dịch với Quỹ; nhưng có 13,8%

doanh nghiệp cho rằng Quỹ chưa thực hiện dịch vụ nhận uỷ thác quản lý nguồn vốn đầu tư, cho vay đầu tư, thu hồi nợ, cấp phát vốn đầu tư.

Quỹ tăng cường thực hiện các giải pháp cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt thủ tục, hồ sơ cho vay nhưng vẫn bảo đảm tính pháp lý của hồ sơ cho vay, rút ngắn thời gian thẩm định, giải quyết cho vay, trước năm 2012, thời gian trung bình để Quỹ thẩm định, giải quyết một hồ sơ vay là từ 20 ngày đến 25 ngày, từ năm 2012, thời gian này giảm xuống còn từ 15 ngày đến 20 ngày, rút ngắn được 5 ngày. Kết quả khảo sát mức độ hài lòng về cho vay đầu tư ở Phụ lục số 1 cho thấy: có 96,6% doanh nghiệp phản ảnh họ tiếp cận vốn vay dễ dàng; có 96,6% doanh nghiệp cho rằng hồ sơ vay, mẫu biểu được thiết kế đơn giản, rõ ràng; có 98,3% doanh nghiệp nhận xét Quỹ đã giảm bớt thủ tục, hồ sơ cho vay; có 98,3% doanh nghiệp cho rằng Quỹ đã giảm thời gian giải quyết cho vay; tuy nhiên có 13,8% doanh nghiệp phản ảnh Quỹ chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng, vì nhu cầu vốn để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng rất lớn, nhưng số tiền Quỹ cho vay đối với một dự án bình quân là 5 tỷ đồng, không đáp ứng được nhu cầu vay của các dự án lớn, chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu vay của các dự án nhỏ.

e. Kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đầu tư

Phát triển cho vay đầu tư phải luôn đi kèm với kiểm soát rủi ro hoạt động cho vay đầu tư, vì nếu phát triển cho vay đầu tư mà không kiểm soát được rủi ro, để nợ xấu tăng, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và kết quả tài chính của Quỹ. Vấn đề này luôn được Quỹ quan tâm, trong giai đoạn 2008

- 2012, Quỹ đã kiểm soát được rủi ro hoạt động cho vay đầu tư, nợ xấu trong giới hạn an toàn, tình hình nợ xấu, trích lập dự phòng xử lý rủi ro của Quỹ được thể hiện qua bảng 2.9.

Bảng 2.9. Tình hình nợ xấu, trích lập dự phòng xử lý rủi ro

của Quỹ ĐTPT KH giai đoạn 2008 - 2012 Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

So sánh 2012/2008 Mức

tăng giảm

Tốc độ tăng giảm (%) I. Quỹ ĐTPT KH

1. Dư nợ cho vay 59 73 79 83 95 36 61

2. Nợ xấu 0 0,008 0,803 1,24 1,677 1,677 -

3. Tỷ lệ nợ xấu (%) 0 0,01 1,02 1,49 1,77 1,77 - 3. Qũy dự phòng rủi ro 0,44 0,55 0,75 0,86 1,11 0,67 150 4. Tỷ lệ quỹ dự phòng

trên tổng dư nợ (%) 0,75 0,75 0,94 1,04 1,17 0,42 -

5. Dư nợ đã xóa 0 0 0 0 0 0 -

6. Tỷ lệ xóa nợ 0 0 0 0 0 0 -

II. Các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh KH

1. Dư nợ cho vay 11.788 15.811 18.515 20.225 22.001 10.213 86,6 2. Tỷ lệ nợ xấu (%) 2,43 2,71 2,98 1,89 2,63 0,2 -

(Nguồn: Báo cáo hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển Khánh Hòa và Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2008 - 2012)

* Kiểm soát nợ xấu

Quỹ đã thực hiện tốt quy trình nghiệp vụ, giảm nguy cơ xảy ra rủi ro trong hoạt động của Quỹ, nợ xấu luôn ở mức thấp, trong giới hạn an toàn, nhỏ hơn giới hạn cho phép là 5%, năm 2008 không phát sinh nợ xấu; cuối năm 2009, nợ xấu là 0,008 tỷ đồng, chiếm 0,01% dư nợ cho vay; cuối năm 2010,

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay đầu tư tại quỹ đầu tư phát triển Khánh Hoà (Trang 53 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)