Một số hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay đầu tư tại quỹ đầu tư phát triển Khánh Hoà (Trang 67 - 79)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY ĐẦU TƯ TẠI QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KHÁNH HOÀ

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CHO VAY ĐẦU TƯ CỦA QUỸ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KHÁNH HOÀ

2.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân

a. Một số hạn chế trong việc phát triển cho vay đầu tư của Quỹ Đầu tư phát triển Khánh Hòa

* Thứ nhất, nguồn vốn dành cho cho vay đầu tư của Quỹ còn hạn chế, không đáp ứng đủ nhu cầu cho vay đầu tư.

- Theo Nghị định số 138/2007/NĐ-CP, Quỹ Đầu tư phát triển địa phương được huy động vốn tối đa bằng 6 lần vốn chủ sở hữu, nhưng vốn huy động của Quỹ rất thấp, trong giai đoạn 2008 - 2012, vốn huy động chỉ bằng 0,13 lần đến 0,38 lần vốn chủ sở hữu; sau 10 năm hoạt động, đến năm 2012, vốn huy động của Quỹ chỉ đạt 41 tỷ đồng, chiếm 11,9% trong tổng nguồn vốn hoạt động (xem hình 2.8), thấp hơn vốn huy động của một phòng giao dịch Ngân hàng thương mại. Vốn huy động của Quỹ chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với vốn huy động của các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, năm 2008, vốn huy động của Quỹ bằng 0,21% vốn huy động của các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh; đến năm 2012, vốn huy động của Quỹ chỉ bằng 0,13 vốn huy động của các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh (xem bảng 2.10).

Vốn huy động của Quỹ chủ yếu là tiền bảo hành công trình của các doanh nghiệp, tiền ký quỹ bảo vệ mội trường, đây chỉ là nguồn vốn ngắn hạn.

Quỹ chưa huy động được vốn trung và dài hạn; trước năm 2012, Quỹ chưa vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước, năm 2012 Quỹ bắt đầu vay Ngân hàng Thế giới với số tiền 22 tỷ đồng, Quỹ chưa phát hành trái phiếu chính quyền địa phương để huy động vốn cho ngân sách địa phương theo uỷ quyền của Ủy ban nhân dân Tỉnh. Vì vậy, việc phấn đấu để thay đổi cơ cấu huy động vốn từ chủ yếu là huy động ngắn hạn sang huy động vốn trung và dài hạn được xem là nhiệm vụ hàng đầu, là một trong những thách thức lớn cần giải quyết.

Bảng 2.10. Vốn huy động, dư nợ cho vay của Quỹ ĐTPT KH so với vốn huy động, dư nợ cho vay của các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh KH

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

I. Quỹ ĐTPT KH

1. Vốn chủ sở hữu 75 85 106 120 304

2. Vốn huy động 26 31 39 45 41

3. Vốn huy động so vốn chủ sở hữu 0,35 0,36 0,37 0,38 0,13

4. Dư nợ cho vay đầu tư 59 73 79 83 95

II. Các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh

1. Vốn huy động 12.143 15.819 20.450 23.004 31.158 2. Dư nợ cho vay trung dài hạn 4.343 6.305 7.924 8.143 9.057 III. Vốn huy động của Quỹ so với vốn

huy động của các Ngân hàng (%) 0,21 0,2 0,19 0,2 0,13 IV. Dư nợ CVĐT của Quỹ so với dư nợ

trung dài hạn của các Ngân hàng (%) 1,36 1,16 1 1,02 1,05 (Nguồn: Báo cáo hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Khánh Hòa và Quỹ Đầu tư phát triển Khánh Hòa giai đoạn 2008 - 2012)

Tỷ trọng vốn huy động, vốn chủ sở hữu

trong tổng nguồn vốn hoạt động của Quỹ ĐTPT KH

11.9%

88.1%

Tỷ trọng vốn huy động Tỷ trọng vốn chủ sở hữu

Hình 2.8. Tỷ trọng vốn huy động, vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn hoạt động của Quỹ ĐTPT KH năm 2012

- Nhu cầu vốn của các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa rất lớn, nhất là các dự án về giao thông, y tế;

mặc dù Quỹ đã dành toàn bộ vốn hoạt động để cho vay đầu tư nhưng vẫn chưa thỏa mãn được đầy đủ các nhu cầu vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng, khả năng đáp ứng của Quỹ mới chỉ được một phần nhỏ. Mặc dù là định chế tài chính chuyên cho vay trung dài hạn, nhưng năm 2008, dư nợ cho vay của Quỹ bằng 1,36% dư nợ cho vay trung dài hạn của các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh; năm 2012, dư nợ cho vay của Quỹ chỉ bằng 1,05% dư nợ cho vay trung dài hạn của các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh (xem bảng 2.10).

Hoạt động cho vay là hoạt động chính của Quỹ, nhưng phạm vi còn hạn chế, số tiền cho vay thấp, trung bình 5 tỷ đồng/dự án, chưa thực sự tạo ra những bước đột phá theo yêu cầu, nhiệm vụ mà tỉnh Khánh Hòa mong muốn là đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội tại địa phương.

* Thứ hai, lãi suất cho vay đầu tư của Quỹ còn cao, chưa hấp dẫn nhà đầu tư

Bảng 2.11. Lãi suất CVĐT của Quỹ ĐTPT KH và lãi suất cho vay trung dài hạn của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010 - 2012 Đơn vị tính: %/năm Thời điểm

Lãi suất cho vay

1/1/2010- 31/12/2010

1/1/2011- 31/1/2011

1/2/2011- 31/12/2011

1/1/2012- 14/2/2012

15/2/2012- 24/6/2012

25/6/2012- 31/12/2012

1. QĐTPT 9,6 9,6 11,4 11,4 14,4 12

2. NHTM Lãi suất thấp nhất

10,05 11,1 11,1 9,9 9,9 9,9

Lãi suất phổ biến

13 - 15 14 - 16 14 - 19 15 - 18 14 - 16 12 - 17

(Nguồn: Báo cáo hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Khánh Hòa và Quỹ Đầu tư phát triển Khánh Hòa giai đoạn 2010 - 2012)

Lãi suất CVĐT của Qũy ĐTPT KH và lãi suất cho vay trung dài hạn phổ biến, thấp nhất của ngân hàng thương mại

13 13

14 15 16 16

15

9.9 9.9 9.9 9.9

11.1

10.0 11.1

12.0 12.0 14.4

9.6 9.6

11.4 11.4

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18

1/1/2010 1/1/2011 1/2/2011 1/1/2012 15/2/2012 25/6/2012 31/12/2012 ngày

%

Lãi suất phổ biến Lãi suất thấp nhất Lãi suất CVĐT

Hình 2.9. Lãi suất CVĐT của Quỹ ĐTPT KH và lãi suất cho vay trung dài hạn phổ biến, thấp nhất của Ngân hàng thương mại giai đoạn 2010-2012 Lãi suất cho vay đầu tư của Quỹ Đầu tư phát triển Khánh Hòa còn cao, nhiều lúc còn cao hơn lãi suất cho vay ưu đãi trung dài hạn của các Chi nhánh Ngân hàng thương mại Nhà nước trên địa bàn tỉnh (xem bảng 2.11).

Trước ngày 31/01/2011, lãi suất cho vay đầu tư của Quỹ thấp hơn lãi suất cho vay trung dài hạn phổ biến của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh. Từ ngày 01/02/2011 đến 31/12/2011, lãi suất cho vay đầu tư của Quỹ là 11,4%/năm, tuy thấp hơn lãi suất cho vay trung dài hạn phổ biến của các Ngân hàng thương mại, nhưng cao hơn lãi suất cho vay trung dài hạn ưu đãi của các Ngân hàng thương mại là 11,1%/năm. Tương tự, từ ngày 01/01/2012 đến 14/2/2012 và từ ngày 15/02/2012 đến 24/6/2012, lãi suất cho vay đầu tư của Quỹ tương ứng là 11,4%/năm và 14,4%/năm, cao hơn lãi suất cho vay trung dài hạn ưu đãi của các Ngân hàng thương mại là 9,9%/năm. Từ ngày 25/6/2012 đến 31/12/2012, tuy Quỹ đã điều chỉnh giảm lãi suất cho vay xuống còn 12%/năm, nhưng vẫn cao hơn lãi suất cho vay trung dài hạn ưu đãi của các Ngân hàng thương mại là 9,9%/năm (xem hình 2.9). Kết quả khảo sát về công tác marketing, chính sách khách hàng ở Phụ lục số 1 cho thấy, có

10,3% doanh nghiệp cho rằng lãi suất cho vay của Quỹ còn cao, chưa hợp lý, chưa ưu đãi đầu tư.

Ngoài ra, thủ tục, hồ sơ vay vốn của Quỹ thường phức tạp hơn, thời gian thẩm định, xét duyệt cho vay thường lâu hơn khi vay vốn của Ngân hàng thương mại; nên cho vay đầu tư của Quỹ chưa hấp dẫn nhà đầu tư đến vay vốn, khó thu hút được khách hàng tốt, làm ảnh hưởng đến việc phát triển cho vay đầu tư của Quỹ.

* Thứ ba, trình độ công nghệ thông tin của Quỹ chưa đáp ứng yêu cầu của hoạt động cho vay đầu tư

So với các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh, việc ứng dụng công nghệ thông tin của Quỹ còn ở mức thấp, chưa có đủ chương trình để phục vụ cho việc quản lý hoạt động cho vay đầu tư, chưa đủ thông tin để phục vụ tốt cho công tác quản trị rủi ro và kết nối thông tin với các tổ chức tín dụng khác.

* Thứ tư, hoạt động quảng cáo, marketing của Quỹ còn hạn chế Bảng 2.12. Thống kê nguyên nhân doanh nghiệp chưa vay vốn

của Quỹ Đầu tư phát triển Khánh Hòa

Chỉ tiêu

Số lượng doanh nghiệp

Tỷ lệ (%) 1. Số doanh nghiệp chưa vay vốn của Quỹ 17

2. Nguyên nhân doanh nghiệp chưa vay vốn của Quỹ

- Thiếu thông tin về Quỹ 16 94

- Không có nhu cầu vay vốn 3 18

- Không có tài sản thế chấp 8 47

- Không đáp ứng được các thủ tục 9 53

- Nguyên nhân khác 2 12

(Nguồn: Kết quả khảo sát chất lượng dịch vụ tại Quỹ Đầu tư phát triển Khánh Hòa)

- Kết quả khảo sát về nguyên nhân doanh nghiệp chưa vay vốn của Quỹ ở bảng 2.12 cho thấy: nguyên nhân do doanh nghiệp thiếu thông tin về Quỹ chiếm đến 94%, đây là tỷ lệ khá cao; nguyên nhân do doanh nghiệp không có nhu cầu vay vốn là 18%; nguyên nhân do doanh nghiệp không có tài sản thế chấp là 47%; nguyên nhân do doanh nghiệp không đáp ứng được các thủ tục là 53%; nguyên nhân khác là 12%.

Từ ngày thành lập cho tới năm 2012, Quỹ chưa thực hiện công tác quảng cáo, marketing, chưa có chính sách ưu đãi, chăm sóc khách hàng, nên nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn còn thiếu thông tin về Quỹ, chưa biết hoạt động của Quỹ, chưa tiếp cận được vốn vay từ Quỹ. Từ năm 2012, Quỹ đã tổ chức đi các huyện, thị xã, thành phố để giới thiệu với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và doanh nghiệp về hoạt động của Quỹ, tiếp cận khách hàng có nhu cầu vay vốn đầu tư.

- Kết quả khảo sát về công tác marketing, chính sách khách hàng ở Phụ lục số 1 cho thấy: có 98,3% doanh nghiệp nhận xét nhân viên của Quỹ tư vấn cho khách hàng rõ ràng, dễ hiểu; nhưng có 6,9% doanh nghiệp cho rằng Quỹ chưa thực hiện tốt công tác quảng cáo, marketing sản phẩm cho vay đầu tư;

có 8,6% doanh nghiệp phản ảnh họ chưa hiểu rõ Quy chế cho vay đầu tư của Quỹ; có 8,6% doanh nghiệp cho rằng Quỹ chưa có chính sách ưu đãi, chăm sóc khách hàng vay vốn.

* Thứ năm, một số dự án cho vay không đúng đối tượng

Một số dự án cho vay do Chi nhánh Ngân hàng Phát triển tỉnh Khánh Hòa thực hiện trước đây chuyển sang cho Quỹ không đúng đối tượng là đầu tư kết cấu hạ tầng (như cho vay nuôi tôm, chế biến thuỷ sản xuất khẩu, chế biến hạt điều, mua tàu chở khách du lịch...), đã quá hạn trả, phải chuyển sang nợ quá hạn, doanh nghiệp không có khả năng trả nợ, tài sản bảo đảm tiền vay hầu hết hình thành từ vốn vay, tính thanh khoản thấp, khả năng thu hồi vốn từ

tài sản bảo đảm rất thấp hoặc không thu hồi được, làm cho nợ xấu của Quỹ tăng nhanh trong giai đoạn 2011 - 2012.

b. Nguyên nhân của những hạn chế trong việc phát triển cho vay đầu tư của Quỹ Đầu tư phát triển Khánh Hòa

* Thứ nhất, trước năm 2011, Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa chưa cấp đủ vốn điều lệ cho Quỹ Đầu tư phát triển Khánh Hòa, việc huy động vốn của Quỹ gặp nhiều khó khăn nên Quỹ không đủ vốn cho vay

Việc thành lập không tập trung các tổ chức tài chính nhà nước của địa phương như Quỹ phát triển đất, Quỹ phát triển nhà ở, Quỹ bảo vệ môi trường, Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các quỹ tài chính khác của địa phương ... đã dẫn tới Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa không đủ vốn để cấp phát cho các quỹ, nguồn vốn tập trung cho Quỹ Đầu tư phát triển Khánh Hòa còn mỏng, nên Quỹ chưa thực sự trở thành một định chế tài chính đủ mạnh.

Do còn hạn chế về nguồn vốn và khả năng huy động vốn nên hoạt động cho vay đầu tư của quỹ chưa đáp ứng được nhu cầu bức xúc của địa phương, thể hiện:

- Vốn điều lệ nhỏ: thành lập từ năm 2001, nhưng đến cuối năm 2010, ngân sách tỉnh mới cấp đủ vốn điều lệ cho Quỹ là 103 tỷ đồng, đạt chuẩn trên 100 tỷ đồng theo quy định, đến cuối năm 2012 vốn điều lệ của Quỹ đạt 299 tỷ đồng, trong đó 181 tỷ đồng là phần vốn dành cho hoạt động quản lý nhà và đất thuộc sở hữu nhà nước, còn lại 118 tỷ đồng là phần vốn điều lệ của hoạt động đầu tư phát triển, so với nhu cầu vay vốn để phát triển hạ tầng kinh tế xã hội của địa phương thì số vốn này quá thấp.

- Việc huy động vốn của Quỹ gặp nhiều khó khăn: Quy mô của Quỹ còn nhỏ, lãi suất huy động trung dài hạn bằng đồng Việt Nam của Quỹ thấp hơn lãi suất huy động trung dài hạn bằng đồng Việt Nam của các Ngân hàng

thương mại trên địa bàn tỉnh khoảng 3,5% (xem bảng 2.13), nên rất khó huy động vốn trung dài hạn; trong giai đoạn 2001 - 2004, Quỹ không huy động được vốn; năm 2005, Quỹ huy động được 21 tỷ đồng; năm 2008, Quỹ huy động được 26 tỷ đồng; đến cuối năm 2012, Quỹ huy động được 41 tỷ đồng, trong đó 22 tỷ đồng là vốn vay của Ngân hàng Thế giới (xem bảng 2.2);

Ngoài ra, Quỹ chỉ được phép huy động vốn trung, dài hạn, điều này thực sự khó khăn khi trong thời gian qua thị trường tài chính có nhiều biến động, lạm phát cao, khách hàng chỉ gửi vốn ngắn hạn, ít gửi vốn trung, dài hạn.

Bảng 2.13. Lãi suất huy động trung dài hạn bằng đồng Việt Nam của Quỹ ĐTPT KH và các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh KH

Đơn vị tính: %/năm Chỉ tiêu 12/2010 12/2011 12/2012

1. Lãi suất huy động của Quỹ ĐTPT KH 7 7 7

2. Lãi suất huy động của các Ngân hàng 11 11 10,5 (Nguồn: Báo cáo hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Khánh Hòa và Quỹ Đầu tư phát triển Khánh Hòa giai đoạn 2010 - 2012)

* Thứ hai, việc điều hành lãi suất cho vay đầu tư của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương chưa linh hoạt

Theo Nghị định số 138/2007/NĐ-CP của Chính phủ, lãi suất cho vay đầu tư của Quỹ đầu tư phát triển địa phương đối với các dự án theo nguyên tắc không thấp hơn lãi suất tín dụng đầu tư của Nhà nước do Bộ Tài chính công bố. Theo kết quả khảo sát tại bảng 2.11, trong một năm, mức lãi suất này ít thay đổi (năm 2010 giữ nguyên lãi suất tín dụng đầu tư là 9,6%/năm;

năm 2011 chỉ một lần điều chỉnh tăng lên 11,4%/năm; năm 2012, điều chỉnh tăng lên 14%/năm, sau đó giảm xuống 12%/năm), nên lãi suất tín dụng đầu tư không phù hợp với diễn biến của thị trường, đặc biệt là diễn biến của lạm phát, nhiều lúc cao hơn lãi suất cho vay trung dài hạn ưu đãi của các Ngân

hàng thương mại. Điều này làm cho việc điều hành lãi suất của Quỹ cứng nhắc, không linh hoạt, chưa có chính sách ưu đãi đối với khách hàng tốt có uy tín, nhất là trong giai đoạn 2011 - 2012, lãi suất tín dụng đầu tư của Nhà nước cao hơn lãi suất cho vay trung dài hạn ưu đãi của các Ngân hàng thương mại.

* Thứ ba, hành lang pháp lý về hoạt động cho vay đầu tư của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương chưa đầy đủ

Hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương chủ yếu thực hiện theo hai văn bản là Nghị định số 138/2007/NĐ-CP ngày 28/8/2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Qũy Đầu tư phát triển địa phương, Thông tư số 139/2007/TT-BTC ngày 29/11/2007 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương; Bộ Tài chính chưa có văn bản hướng dẫn các cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động cho vay đầu tư như huy động vốn, sử dụng vốn, quy trình cho vay đầu tư, tài sản bảo đảm, phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro... Để thực hiện cho vay đầu tư, Quỹ Đầu tư phát triển địa phương phải vận dụng các quy định hiện hành của Nhà nước trong quá trình hoạt động, chủ yếu là các thể lệ nghiệp vụ của ngành ngân hàng; điều này mang tính chắp vá, không phù hợp với hoạt động của Qũy, không chuyên sâu trong từng lĩnh vực cụ thể, không thể phát triển cho vay đầu tư sát với nhu cầu phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, đã gây ra nhiều khó khăn cho các quỹ trong quá trình hoạt động, làm hạn chế việc phát triển cho vay đầu tư.

* Thứ tư, Quỹ Đầu tư phát triển Khánh Hòa chưa có chính sách chăm sóc khách hàng

Trong thời gian dài từ năm 2001 đến năm 2010, hoạt động của Quỹ là do Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển tỉnh Khánh Hòa kiêm nhiệm (nay là Chi nhánh Ngân hàng Phát triển tỉnh Khánh Hòa), chưa chú trọng đến chính sách chăm sóc khách hàng, quảng bá sản phẩm đến doanh nghiệp.

Quỹ chưa triển khai hoạt động marketing, các hoạt động của Quỹ chưa phong phú, đa dạng, các dịch vụ đi kèm của Quỹ còn quá ít, ngoài ra, việc cho vay đầu tư của Quỹ vẫn theo cách tiếp cận truyền thống là chờ doanh nghiệp đến vay vốn, cán bộ tín dụng của Quỹ ít dành thời gian đi cơ sở, chủ yếu làm việc tại trụ sở, chưa chủ động điều tra, khảo sát, tìm kiếm doanh nghiệp và dự án đầu tư nên nhiều doanh nghiệp chưa biết hoạt động cho vay đầu tư của Quỹ; Quỹ chưa kết nối thông tin với các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa để cho vay đầu tư các dự án lớn.

* Thứ năm, chất lượng nguồn nhân lực của Quỹ Đầu tư phát triển Khánh Hòa chưa đáp ứng yêu cầu khi chuyển sang hoạt động độc lập

Từ tháng 7/2010, Quỹ Đầu tư phát triển Khánh Hòa tách ra hoạt động độc lập, số cán bộ do Chi nhánh Ngân hàng Phát triển tỉnh Khánh Hòa chuyển sang làm việc tại Quỹ là 6 người, Quỹ tuyển dụng thêm 18 cán bộ từ tiếp nhận các cơ quan khác hoặc tuyển mới, số cán bộ mới này chưa có kinh nghiệm thực tế về cho vay đầu tư, về nghiệp vụ Ngân hàng.

Cán bộ tín dụng còn thiếu về số lượng, một số chưa có kinh nghiệm thực tế về nghiệp vụ ngân hàng, về cho vay đầu tư; việc thu thập thông tin từ khách hàng còn hạn chế. Trình độ, năng lực của một số ít cán bộ tín dụng chưa đáp ứng được yêu cầu khi Quỹ chuyển sang hoạt động độc lập, chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của hoạt động cho vay đầu tư.

Kết quả khảo sát về năng lực và thái độ phục vụ nhân viên của Quỹ ở Phụ lục số 1 cho thấy, trong số 58 doanh nghiệp vay vốn của Quỹ, 100%

doanh nghiệp nhận xét nhân viên Quỹ lịch sự, thân thiện, nhã nhặn; 100%

doanh nghiệp cho rằng nhân viên của Quỹ tạo được sự tin cậy với khách hàng khi giao dịch; nhưng vẫn còn 3,4% doanh nghiệp cho rằng nhân viên của Quỹ thực hiện giao dịch chưa nhanh chóng, chính xác, kịp thời; có 3,4%

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay đầu tư tại quỹ đầu tư phát triển Khánh Hoà (Trang 67 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)