CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU SÂM NGỌC LINH
1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU
1.2.6. Gia tăng kết quả và đóng góp của cây dược liệu trong phát triển
a. Kết quả sản xuất của cây dược liệu
Kết quả phản ánh đầu ra của sản xuất cây dược liệu như giá trị sản xuất, giá trị sản lượng, giá trị sản lượng hàng hóa, sản phẩm dược liệu hàng hóa được sản xuất ổn định và phong phú về chủng loại, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Gia tăng thị trường tiêu thụ, thị trường đầu vào cho sản xuất, kinh doanh và chế biến… Để nâng cao kết quả sản xuất cây dược liệu cần có sự kết hợp tối ưu các nguồn lực, các yếu tố sản xuất như vốn, lao động, công nghệ...
b. Đóng góp cho phát triển kinh tế địa phương
Gia tăng vai trò của cây dược liệu trong đóng góp cho giá trị sản xuất nông nghiệp của địa phương nói riêng và đóng góp vào tổng giá trị sản xuất
19
của địa phương nói chung. Điều đó thể hiện bằng sự gia tăng tỷ trọng giá trị sản lượng của cây dược liệu trong giá trị sản lượng nông nghiệp; gia tăng giá trị sản xuất hàng hóa của cây dược liệu trong giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp và gia tăng tỷ trọng trong GDP đóng góp cho địa phương.
c. Giải quyết việc làm
Vấn đề giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở địa phương, đặc biệt là lao động thời vụ cần được nghiên cứu đối với nội dung phát triển cây dược liệu.
Phát triển cây dược liệu sẽ giải quyết được bao nhiêu lao động địa phương trên một năm. Mỗi năm tạo được bao nhiêu việc làm mới từ phát triển cây dược liệu. Thu hút được bao nhiêu lao động từ sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến. Tỷ lệ thất nghiệp tại địa phương sẽ giảm bao nhiêu phần trăm nhờ phát triển cây dược liệu là mục tiêu cụ thể cần phải đạt được.
d. Xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập và thực hiện công bằng xã hội Phát triển cây dược liệu phải quan tâm đến việc xóa đói giảm nghèo cho các hộ gia đình, đặc biệt là các hộ vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, các hộ gia đình người đồng bào thiểu số. Phát triển cây dược liệu cần phải xác định cụ thể tỷ lệ hộ đói, hộ nghèo sẽ giảm trong những giai đoạn nhất định.
Ngoài ra, thu nhập có thể nói là mối quan tâm hàng đầu của người lao động. Vì vậy, trong chiến lược phát triển cần quan tâm đến vấn đề này. Cụ thể là quan tâm đến kết quả và hiệu quả sản xuất trong phát triển cây dược liệu, áp dụng những thành tựu khoa học hiện đại vào phát triển.
Song song với việc tăng thu nhập, cần đảm bảo công bằng cho các thành phần kinh tế tham gia trong phát triển cây dược liệu.
e. Bảo vệ môi trường
Môi trường sinh thái đặc biệt quan trọng với sự sống của con người.
20
Trong phát triển kinh tế địa phương nói chung và phát triển cây dược liệu nói riêng phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái.
Trong quy hoạch phát triển cây dược liệu về diện tích đất, về cây trồng, cơ sở chế biến… cần chú trọng đến những tác động của môi trường.
Thông qua phát triển cây dược liệu thì môi trường sinh thái được cải thiện, rừng đầu nguồn được bảo vệ, chống ô nhiễm môi trường, chống xói mòn đất…
Các tiêu chí đánh giá kết quả và đóng góp của cây dược liệu trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương:
+ Sản lượng dược liệu; sản lượng dược liệu hàng hóa
+ Tỷ trọng giá trị sản lượng hàng hóa (Giá trị sản xuất) của cây dược liệu trong tổng giá trị sản lượng hàng hóa (Giá trị sản xuất) nông nghiệp của địa phương.
+ Tỷ trọng giá trị sản xuất của cây dược liệu trong tổng giá trị sản xuất của địa phương.
+ Số lao động tham gia sản xuất cây dược liệu
+ Thu nhập bình quân của lao động tham gia sản xuất cây dược liệu + Giá trị sản xuất (GO)/ đơn vị diện tích
+ Giá trị sản xuất/ chi phí trung gian (GO/ IC) + Giá trị gia tăng (VA)/ đơn vị diện tích
+ Giá trị gia tăng/ chi phí trung gian ( VA/IC) + Thu nhập/ đơn vị diện tích (vốn)
Trong đó, các tiêu chí được đánh giá một cách cụ thể như sau:
Tổng giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ do lao động sản xuất xã hội tạo ra trong một thời kì nhất định.
GO = P x Q Trong đó: P: giá bán; Q: sản lượng
21
Chi phí trung gian (IC): là bộ phận cấu thành của tổng giá trị sản xuất, bao gồm: chi phí vật chất và chi phí thuê ngoài. Bộ phận chi phí này càng thấp chứng tỏ phát triển cây càng hiệu quả.
Chi phí đầu tư cơ bản bình quân 1 ha: là tổng các chi phí đầu tư từ năm bắt đầu cho đến khi thu hoạch sản phẩm. Bao gồm tất cả các chi phí như:
khai hoang, trồng và chăm sóc cây. Chi phí này càng thấp chứng tỏ phát triển cây càng đạt hiệu quả.
Tổng chi phí sản xuất: là toàn bộ hao phí về mặt vật chất, dịch vụ và lao động đã đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong chu kì sản xuất.
Tổng chi phí càng nhỏ thì chứng tỏ phát triển cây càng đạt hiệu quả.
TC = IC + KH + Công lao động
Giá trị gia tăng (VA): là giá trị sản phẩm vật chất, dịch vụ cho các ngành sản xuất sáng tạo ra trong một năm hay một chu kì sản xuất kinh doanh.
VA = GO – IC