Thực trạng kết quả và đóng góp của cây Sâm Ngọc Linh trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Một phần của tài liệu Phát triển cây sâm ngọc linh ở huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam (Trang 62 - 71)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY SÂM NGỌC LINH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM TRÀ MY, TỈNH QUẢNG

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ SẢN XUẤT SÂM NGỌC LINH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM TRÀ MY

2.2.6. Thực trạng kết quả và đóng góp của cây Sâm Ngọc Linh trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

a. Kết qu sn xut cây Sâm Ngc Linh - Sn lượng

Hiện nay, Sâm Ngọc Linh được coi là cây mũi nhọn trọng chiến lược phát triển kinh tế của huyện. Là loại cây có giá trị kinh tế cao nên những năm gần đây người dân đã chuyển đổi việc trồng cây lúa rẫy, cây hoa màu kém hiệu quả sang trồng cây Sâm Ngọc Linh. Chính vì vậy mà diện tích trồng Sâm Ngọc Linh những năm vừa qua tăng đáng kể. Diện tích trồng Sâm Ngọc Linh từ năm 2008 đến 2012 tăng lên từ 50,1 ha đến 65,35 ha.

Bên cạnh đó, người dân đã bắt đầu chú trọng đến khâu giống và công tác kỹ thuật, chăm sóc, thực hiện đúng quy trình, cây giống đảm bảo yêu cầu nên chất lượng vườn vây được nâng lên. Tương ứng với sự tăng diện tích là sự tăng số lượng cây sâm của huyện Nam Trà My một cách rõ rệt. Năm

54

2008, số lượng cây sâm trên toàn huyện là 542 ngàn cây. Đến năm 2012, số lượng cây trồng tăng lên 685 ngàn cây. Tăng 26,3%. Số lượng cây tập trung chủ yếu ở xã Trà Linh

Bảng 2.11. Sản lượng sâm qua các năm (2008-2012)

ĐVT: Ngàn cây Năm

2008 2009 2010 2011 2012

Diện tích đất trồng (ha) 50,10 53,40 57,10 62,15 65,35

Sản lượng 542 559 599 652 685,5

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Nam Trà My)

Tỷ lệ sống của các cây gieo trồng là 80% , trung bình cứ 5 cây ta thu được 1gam sâm tươi (sau 6 năm kiến thiết cơ bản). Vì vậy trung bình 1ha thì cho sản lượng là 160kg sâm tươi.

- Chi phí sn xut

Tác giả đã tiến hành điều tra 70 hộ gia đình trực tiếp tham gia trồng cây Sâm Ngọc Linh trên điạ bàn ba xã Trà Linh, Trà Nam, Trà Cang của huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Cây Sâm Ngọc Linh được biết đến như là một cây dược liệu quý từ rất lâu. Nhưng phải đến giai đoạn từ năm tháng 8/2003, huyện Trà My được tách thành hai huyện Nam Trà My và Bắc Trà My thì chính quyền địa phương của huyện mới thành lập mới thực sự quan tâm đến cây trồng có giá trị này. Đồng thời cung cấp giống cho người dân trồng rộng rãi. Do đó, tôi tiến hành điều tra những hộ trồng sâm từ năm 2004 đến nay.

Đối với quá trình sản xuất cây Sâm Ngọc Linh được chia làm hai thời kì: thời kì kiến thiết cơ bản và thời kì kinh doanh. Theo đúng kỹ thuật, thời kì KTCB của cây Sâm Ngọc Linh kéo dài 6 năm. Thời kì kiến thiết cơ bản tác giả điều tra từ năm 2004 đến năm 2009. Chi phí cho thời kì này chủ yếu là chi phí trồng mới bao gồm: chi phí giống, vật tư, nhân công… Từ năm thứ 6 trở

55

đi là thời kì kinh doanh, chi phí tương đối ổn định, chỉ bao gồm công lao động. Giai đoạn này bắt đầu từ năm 2010 đến 2013. Chi phí giống, vật tư và nhân công được tính theo thời gia của mỗi năm.

Chi phí đầu tư cho mt ha Sâm Ngc Linh trong thi kì kiến thiết cơ bn

Doanh thu và chi phí là hai yếu tố được quan tâm rất lớn trong quá trình sản xuất kinh doanh một cây trồng. Năm đầu tiên, chi phí trồng cây Sâm Ngọc Linh là cao nhất, do đây là năm bắt đầu trồng mới. Chi phí bao gồm:

giống, nhân công làm đất, nhân công làm mái che nắng cho cây, nhân công trồng và chăm sóc, nhân công bảo vệ và bón phân. Phân bón chủ yếu là ủ mùm từ lá cây trong rừng, không dùng phân hóa học để bón cho cây bởi cây sâm rất dễ bị thối gốc nếu có sự tác động của việc bón phân hóa học không đúng cách. Bón phân 2 lần/ năm, lần 1 vào đầu năm và lần 2 vào giữa năm.

Bảng 2.12. Tình hình đầu tư sản xuất 1 ha Sâm Ngọc Linh thời kì KTCB Chỉ tiêu ĐVT Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm

4 Năm 5 Năm 6

Giống Cây 10.000 - - - -

Vật tư

Dụng cụ sản xuất Cái 10 - - - - -

Lao động Công

Công làm đất, mái che Công 30 2 2 2 2 2

Công gieo trồng, chăm sóc Công 125 52 52 52 52 52

Công bảo vệ Công 365 365 700 700 700 700

Công ủ và bón phân mùn Công 10 10 10 10 10 10 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2013)

Theo số liệu điều tra, tổng chi phí của năm trồng mới 1 ha Sâm Ngọc Linh là 84.230 nghìn đồng. Khoản mục này chiếm tỷ trọng lớn trong lượng vốn đầu tư ở năm đầu tiên là chi phí giống.

56

Bảng 2.13. Chi phí sản xuất 1 ha Sâm Ngọc Linh thời kì KTCB ĐVT: 1000 đồng

Chỉ tiêu Năm

1 Năm 2 Năm 3

Năm 4

Năm

5 Năm 6

Giống 60.000

Vật tư

Dụng cụ sản xuất 480

Lao động

Công làm đất, mái che 1500 100 120 130 140 160 Công gieo trồng, chăm sóc 6250 2600 3120 3380 3640 4160 Công bảo vệ 18250 18250 42000 45500 49000 56000 Công ủ và bón phân mùn 500 500 600 650 700 800 Tổng chi phí 86.980 21450 45840 49660 53480 61120

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2013)

Diện tích trồng sâm của các hộ gia đình không lớn. Trung bình mỗi hộ trồng khoảng 0,5 ha. Nếu diện tích lớn thì nhiều hộ gia đình góp vốn cùng nhau trồng và bảo vệ. Đến năm thứ 2 trở đi, chi phí giảm xuống và có mức đầu tư tưởng đối ổn định, chủ yếu tập trung vào nhân công chăm sóc, phân bón, làm đất , mái che, bảo vệ. Diện tích trồng sâm của mỗi hộ gia đình không lớn nhưng do là loại cây có giá trị kinh tế cao nên hiện tượng mất trộm thường xuyên xảy ra. Vì vậy, chi phí thuê người bảo vệ rất lớn, đặc biệt là từ năm thứ 3 trở đi.

Chi phí từ năm thứ 2 đến năm thứ 6 có xu hướng tăng dần. Điều này được giải thích do ảnh hưởng của thị trường nên giá cả của nhân công tăng dần qua các năm. Do vậy, tổng chi phí đầu tư qua các năm thời kì kiến thiết cơ bản có sự chênh lênh nhưng mức độ chênh lệch không đáng kể.

57

Chi phí đầu tư cho mt ha Sâm Ngc Linh trong thi kì kinh doanh Bảng 2.14. Tình hình đầu tư sản xuất 1 ha Sâm Ngọc Linh

thời kì kinh doanh

Chỉ tiêu ĐVT Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10

Vật tư (Dụng cụ sản xuất) Cái - - - -

Lao động Công

Công làm đất, mái che Công 2 2 2 -

Công gieo trồng, chăm sóc Công 26 5 5 -

Công bảo vệ Công 700 365 365 -

Công ủ và bón phân mùn Công 10 5 5 -

Công thu hoạch Công 20 5 5 -

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2013)

Bảng 2.15. Chi phí sản xuất 1 ha Sâm Ngọc Linh thời kì kinh doanh ĐVT: 1000 đồng

Chỉ tiêu Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10

Vật tư

Dụng cụ sản xuất

Lao động

Công làm đất, mái che 160 160 200 0

Công gieo trồng, chăm sóc 2080 400 500 0

Công bảo vệ 56000 29200 36500 0

Công ủ và bón phân mùn 800 400 500 0

Công thu hoạch 1600 400 500 0

Tổng chi phí 60640 30560 38200 0

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2013)

58

Theo đúng kĩ thuật, từ năm thứ 7 trở đi Sâm Ngọc Linh mới đi vào khai thác và khai thác theo nhu cầu của thị trường trong vòng 4 năm. Sau đó cải tạo đất và trồng mới. Tuy nhiên, do nguồn vốn ít nên hầu hết người dân khai thác sâm khi chưa đủ tuổi (từ năm thứ 4 trở đi) nên số lượng cây Sâm Ngọc Linh thời kì này giảm rõ rệt. Từ đó chi phí đầu tư cũng giảm đáng kể.Tổng chi phí thời kì kinh doanh bao gồm: Chi phí nhân công, chi phí ủ và bón phân mùm, dụng cụ sản xuất, chi phí thuê người bảo vệ. Chi phí bằng hiện vật và giá trị thời kỳ kinh doanh của 1 ha Sâm Ngọc Linh được thể hiện cụ thể thông qua bảng 2.12 và bảng 2.13

Từ năm thứ 7 trở lên, giá nhân công tăng lên rõ rệt làm cho công gia đình và thuê nhân công tăng lên rõ rệt. Đây là lý do làm cho chi phí đầu tư những năm này tăng cao hơn sơ với những năm trước. Tổng chi phí sản xuất qua 10 năm của 1ha Sâm Ngọc Linh là 447.930.000 triệu đồng.

- Giá tr sn xut

Đối với sản xuất nông nghiệp nói chung hay sản xuất cây dược liệu nói riêng thì kết quả sản xuất được thể hiện thông qua năng suất và sản lượng thu được. Năng suất bình quân thu hoạch là 160kg/ 1 ha, trừ đi số lượng sâm bị mất trộm và bị sâu bọ, chuột ăn mất; còn lại khoảng 135kg/ 1 ha.

Qua điều tra thực tế, tác giả biết được hầu hết người dân đều nhanh chóng muốn có tiền để nhanh chóng trả nợ và hoàn vốn đầu tư nên bắt đầu từ năm thứ 3 đã đi vào khai thác. Điều này gây ảnh hưởng đến chất lượng cũng như sản lượng Sâm Ngọc Linh trong thời kì kinh doanh. Các hộ gia đình đều khai thác sâm theo cách trải đều qua các năm. Mỗi năm trung bình khai thác 25kg/ 1ha.

Bình quân 1 ha Sâm Ngọc Linh có tổng giá trị sản xuất năm thứ 3 ước đạt 250 triệu đồng; năm thứ tư 200 triệu đồng; năm thứ năm 375 triệu đồng;

59

năm thứ sáu 375 triệu đồng; năm thứ bảy 500 triệu đồng; năm thứ tám và chín 150 triệu đồng. Nguyên nhân của hiện tượng này là do giá cả thị trường và chất lượng sâm tăng lên theo từng năm tuổi nên giá trị sản xuất qua các năm tăng dần. Đặc biệt, Sâm ở năm thứ tám và chín có giá trị cao gấp 3 lần so với năm thứ 3.

Bảng 2.16. Tổng giá trị sản xuất Sâm Ngọc Linh của huyện Nam Trà My ĐVT: 1000 đồng Chỉ tiêu Năm

3

Năm 4

Năm 5

Năm 6

Năm 7

Năm 8

Năm 9

Năm 10

Diện tích 1 1 1 1 1 1 1 1

Sản lượng

(Kg) 25 25 25 25 25 5 5 0

Giá trung bình

1000 0

1200 0

1500 0

1500 0

2000 0

3000 0

3000

0 20000 Tổng giá trị

sản xuất

2500 00

3000 00

3750 00

3750 00

5000 00

1500 00

1500

00 0

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2013)

Tổng giá trị sản xuất 1 ha Sâm Ngọc Linh qua 10 năm từ năm 2004 đến 2013 ước đạt 2,1 tỷ đồng. Trong khi đó, cũng với giá Sâm Ngọc Linh trên thị trường theo số liệu điều tra được, nhưng nếu kha thác sâm đúng độ tuổi thì giá trị sản xuất ước đạt 3,5 tỷ đồng. Người dân vì điều kiện kinh tế khó khăn nên dẫn tới tình trạng nhổ bán sâm khi chưa đủ tuổi, gây thiệt hại không nhỏ đến tổng giá trị sản xuất. Đây là một thức trạng báo động và cần thiết có sự can thiệp, hướng dẫn của các bộ phận chức năng cũng như chính quyền địa phương để hạn chế tình trạng trên.

60

- Doanh thu - Thu nhp

Kết quả sản xuất là mục tiêu quan trọng, ảnh hưởng đến quyết định gieo trồng của hộ gia đình. Theo số liệu điều tra, trung bình 1ha Sâm Ngọc Linh có tổng chi phí sản xuất là 447.930 triệu đồng. Trong khi đó tổng giá trị sản xuất là 2,1 tỷ đồng. Vì vậy, doanh thu của cây Sâm Ngọc Linh đến cuối chu kì kinh doanh là 1.652.770 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí tài chính (lãi vay) hộ gia đình có thu nhập bình quân là 1.627.770 triệu đồng.

Hộ gia đình chủ yếu vay vốn theo chương trình Cho vay vốn đối với hộ đồng bào thiểu số nghèo theo Quyết định 1592/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Mỗi hộ có thể vay 1 lần hoặc nhiều lần nhưng tổng mức vay các lần không được vượt quá mức quy định (tức là không vượt quá 10 triệu đồng/hộ đối với hỗ trợ sản xuất, không vượt quá 10 triệu đồng/hộ đối với chuyển đổi ngành nghề và mua sắm nông cụ, không vượt quá 30 triệu đồng/người đối với xuất khẩu lao động). Lãi suất là 0,9%/ tháng với thời hạn vay tối đa là 3 năm (theo ngân hàng Chính sách xã hội).

Bảng 2.17. Doanh thu và thu nhập trung bình của 1ha Sâm Ngọc Linh ĐVT: 1000 đồng

Tổng chi phí 447.930

Tổng giá trị sản xuất 2100000

Doanh thu 1.652.070

Lãi vay 24300

Thu nhập 1.627.770

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2013)

Hàng năm mỗi hộ có thu nhập từ 1 ha Sâm Ngọc Linh khoảng 150 triệu đồng. Đến năm thứ 4 là bắt đầu hòa vốn, tại thời điểm này doanh thu đã bù đắp được chi phí cho cả chu kì đầu tư. Do đó, năm thứ 4 là năm thu hồi vốn đầu tư của hộ gia đình.

61

- Th trường

Các sản phẩm từ phát triển cây Sâm Ngọc Linh trong thời gian qua còn rất đơn điệu, chưa khai thác hết tiềm năng về chủng loại sản phẩm từ sâm.

Hầu hết các sản phẩm từ Sâm Ngọc Linh đều được tiêu thụ dưới dạng thô, chưa qua chế biến.

Hiện nay, nhu cầu về cây dược liệu nói chung và cây Sâm Ngọc Linh nói riêng trên cả nước là rất lớn. Đặc biệt là nhu cầu làm nguyên liệu cho các nhà máy chế biến dược liệu. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, cây sâm chưa được nghiên cứu chế xuất và công dụng của nó chưa được người dân biết đến. Vì vậy, để phát triển cây sâm, cần quan tâm hơn nữa việc tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm.

b. Đóng góp ca cây Sâm Ngc Linh cho phát trin kinh tế - xã hi ca huyn Nam Trà My

- Tỷ trọng giá trị sản xuất cây Sâm/ Tổng GTSX nông nghiệp

Giá trị sản xuất Sâm Ngọc Linh hằng năm đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Năm 2012, giá trị sản xuất Sâm Ngọc Linh trên tổng diện tích là 65,35 ha là 10.8 tỷ đồng. Tỷ trọng giá trị sản xuất cây Sâm Ngọc Linh chiếm 15,55% so với tổng GTSX nông nghiệp. Đây là một tỷ lệ khá cao đối với một cây trồng mới đưa vào trồng đại trà như Sâm Ngọc Linh.

- Giải quyết việc làm:

Phát triển cây Sâm Ngọc Linh trong thời gian qua trên địa bàn huyện Nam Trà My đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp.

Nhờ có phát triển cây sâm đã giải quyết được lượng lớn lao động địa phương, xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người lao động, đặc biệt là người dân tộc thiểu số. Ngoài ra cây sâm cũng góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội, đóng góp không nhỏ vào ngân sách nhà nước.

62

- Hiệu quả về môi trường sinh thái

Do cây Sâm Ngọc Linh, chỉ sinh trưởng phát triển tốt ở những nơi có độ tàn che phủ cao, rừng nguyên sinh còn nhiều, độ mùn và ẩm độ cao, vì vậy việc phát triển cây Sâm Ngọc Linh sẽ bảo vệ được vốn rừng nguyên sinh; đặc biệt bảo vệ được khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh; bảo vệ nguồn nước, hạn chế lũ lụt, giảm xói mòn đất và sự bồi lấp của các sông suối, giảm tốc độ dòng chảy.

Một phần của tài liệu Phát triển cây sâm ngọc linh ở huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam (Trang 62 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)