CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY SÂM NGỌC LINH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM TRÀ MY, TỈNH QUẢNG
2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY SÂM NGỌC LINH Ở HUYỆN NAM TRÀ MY
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Nam Trà My có 10 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 10 xã và chưa có thì trấn. Một mặt do điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện, mặt khác do trình độ người dân thấp, thiếu vốn, thiếu thông tin, kinh nghiệm cũng như kỹ thuật canh tác nên đời sống của người dân ở các xã gặp nhiều khó khăn.
36
Bảng 2.2. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế giai đoạn 2008-20121 ĐVT: tỷ đồng 2008 2009 2010* 2011* 2012*
Giá trị sản xuất các ngành kinh tế
(giá cố định) 39,908 41,628 63,612 94,845 105,15 Trong đó:
- GTSX ngành Nông – lâm
nghiệp 28,458 28,248 33,662 50,585 69,418
- GTSX ngành Công nghiệp –
Xây dựng 11,45 12,4 28,68 42,7 33,92
- GTSX ngành Thương mại, Dịch
vụ 0.96 0,98 1,27 1,56 1,81
Tốc độ tăng GTSX (%) 4,1 4,3 52,8 49,1 10,9
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Nam Trà My năm 2011,2012
Cùng với sự phát triển đi lên của cả nước, trong những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội ở huyện đã có những bước phát triển vượt bậc, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp – nông;
Trong những năm qua giá trị sản xuất của huyện tăng khá nhanh, giá trị sản xuất tăng từ 39,908 tỷ đồng (giá cố định năm 1994) năm 2008 lên 94,8452 tỷ đồng năm 2011 và đến năm 2012 đạt 105,153 tỷ đồng. So với năm 2011 giá trị sản xuất năm 2012 tăng 10,9%.
1 Các năm 2010, 2011, 2012: tính theo giá so sánh năm 2010 2,3: tính theo giá cố định năm 2010
37
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Nam Trà My năm 2011,2012) Hình 2. 3. Giá trị sản xuất của các ngành kinh tế
Về sản xuất nông-lâm nghiệp: đã từng bước áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cơ cấu cây trồng có sự thay đổi theo hướng tăng cây công nghiệp quế Trà My, Sâm Ngọc Linh và gần đây là cây keo, cây cau, cây mây. Việc khai hoang, cải tạo đồng ruộng được chú trọng, diện tích ruộng lúa nước không ngừng tăng lên, mỗi năm khai hoang từ 15-20ha; sản lượng lương thực cây có hạt hằng năm đạt kế hoạch đề ra. Chăn nuôi có sự phát triển, chuyển biến tích cực, tổng đàn gia súc gia cầm không ngừng tăng lên.
Song khó khăn hiện nay là sản xuất chủ yếu là lúa rẫy, năng xuất thấp, diện tích ruộng lúa nước rất hạn chế, chưa tìm được đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp.
Kinh tế vườn và kinh tế trang trại được chú trọng đầu tư. Năm 2003, trên địa bàn huyện chỉ có 01 trang trại có diện tích 13ha, nhưng đến nay đã có 12 mô hình kinh tế vườn-kinh tế trang trại được đầu tư và bắt đầu cho sản phẩm các loại hàng hoá ngắn ngày. Công tác giao đất giao rừng gắn liền với quản lý và bảo vệ rừng đã được tập trung chỉ đạo và tích cực thực hiện, kết quả đến nay đã giao đất giao rừng cho 56 cộng đồng làng quản lý, với diện
38
tích 29.176 ha (trong đó: 26.852 ha có rừng) tại 9/10 xã của huyện. Ngoài ra, còn hỗ trợ nhân dân trồng cây Sâm Ngọc Linh, cây nguyên liệu, các loại cây mây, keo, dó bầu, quế; khoanh nuôi bảo vệ rừng 5.000ha.
Năm 2008 Năm 2012 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Nam Trà My năm 2011,2012)
Hình 2.4 Cơ cấu kinh tế huyện Nam Trà My
Hoạt động kinh doanh dịch vụ của huyện hầu như không tăng trưởng kể từ ngày thành lập huyện (2003) đến nay. Số lượng các cơ sở kinh doanh thương nghiệp dịch vụ năm 2008 đến nay tăng từ 134 cơ sở đến 252 cơ sở với giá trị sản xuất tăng từ 0,96 tỷ đổng đến 1,81 tỷ đồng.
Hoạt động công nghiệp chưa được chú trọng phát triển. Giá trị sản xuất ở lĩnh vực này chủ yếu tập trung ở ngành xây dựng cơ bản.
Thu, chi ngân sách tăng khá, hằng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu. Năm 2012 tổng thu ngân sách chỉ đạt 413 triệu đồng, tăng 110 triệu đồng so với năm 2011.
Kinh tế phát triển đã đem lại sự phát triển dân sinh và giải quyết việc làm. Thu nhập bình quân đầu người tăng dần qua các năm.
Trong công tác đầu tư hạ tầng cơ sở, quận đã chú trọng đến hệ thống giao thông, điện nước sinh hoạt, chợ, trường học và bệnh viện. Tính đến năm
39
2012, có hơn 38 dự án đầu tư xâu dựng cơ bản được thực hiện.
b. Dân số, lao động, việc làm
Lao động đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu được trong mỗi quá trình tổ chức sản xuất. Chất lượng lao động có ý nghĩa lớn trong việc tăng năng suất và hiệu quả sản xuất.
Nhìn chung quy mô dân số của huyện Nam Trà My những năm gần đây không có sự biến động mạnh do huyện đã thực hiện tốt các chương trình dân số, tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình đến từng thôn, xã nên số hộ gia đình sinh con thứ ba trở lên giảm rõ rêt. Tổng số nhân khẩu tăng lên không nhiều, đây cũng là một dấu hiệu đáng mừng cho công tác dân số trên địa bàn huyện.
Dân số trung bình của huyện Nam Trà My là 25.487 người, chiếm 9,23% so với dân số toàn tỉnh Quảng Nam. Trong đó nam 14.236 người chiếm 55,85%, nữ 11.251 chiếm 44,15%. Dân di cư tự do đến tháng 12/1012 là 549 hộ với 2196 nhân khẩu. Quy mô dân số toàn huyện có xu hướng tăng kể từ năm 2003 đến nay, bình quân 0.95%/ năm. Do địa hình đồi núi nên dân cư phân bố không đều và thưa thớt, 31 người/ km2.
Bảng 2.3. Quy mô dân số phân theo đơn vị hành chính
STT Đơn vị Diện tích tự nhiên (km2)
Dân số trung bình (người)
Mật độ dân số (người/km2)
TỔNG SỐ 825,4604 25.487 31
01 Xã Trà Dơn 104,0831 3.463 33
02 Xã Trà Leng 116,5390 1.911 16
03 Xã Trà Mai 99,8279 2.714 27
04 Xã Trà Tập 75,8131 2.312 30
05 Xã Trà Don 74,1663 2.100 28
40
06 Xã Trà Vân 45,8349 2.311 50
07 Xã Trà Vinh 38,6648 1.714 44
08 Xã Trà Cang 115,6254 3.672 32
09 Xã Trà Nam 91,6273 2.848 31
10 Xã Trà Linh 63,2773 2.442 39
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Nam Trà My)
Dân số trong độ tuổi lao động/ tổng dân số chiếm 49,47% tính đến năm 2012. Đây là nguồn lao động dồi dào đảm bảo về số lượng lao động ở huyện Nam Trà My. Về chất lượng lao động của huyện hàng năm (kể cả công nhân kỷ thuật không có bằng) tăng đáng kể. Năm 2003 là 6,73% lên 18,92% năm 2012. Tuy nhiên, tỷ lệ này còn rất thấp so vơi mặt bằng chung của tỉnh và cả nước. Lao động có kỹ thuật chủ yếu tập trung ở cơ quan hành chính sự nghiệp, còn ở khu vực khác còn rất thấp. Phần lớn lực lượng lao động trong các ngành lao động nông, lâm nghiệp.
Trong công tác đào tạo nghề chưa được chú trọng. Giáo viên trình độ còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm thực tiễn. Đào tạo nghề chưa gắn với sản xuất và thị trường sức lao động, trang thiết bị, phương tiện giảng dạy thiếu, lạc hậu.
Bảng 2.4. Dân số trong độ tuổi lao động
Đơn vị 2009 2010 2011 2012
STT TỔNG SỐ 10.914 11.850 12.523 12.709
01 Xã Trà Dơn 1.351 1.432 1.498 1.518
02 Xã Trà Leng 895 897 953 968
03 Xã Trà Mai 1.248 1.343 1.410 1.455
04 Xã Trà Tập 991 1.093 1.157 1.173
05 Xã Trà Don 863 980 1.051 1.064
41
06 Xã Trà Vân 997 1.120 1.163 1.174
07 Xã Trà Vinh 760 874 930 942
08 Xã Trà Cang 1.499 1630 1.705 1.730
09 Xã Trà Nam 1.199 1.279 1.365 1.382
10 Xã Trà Linh 1.111 1.202 1.291 1.303
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Nam Trà My)
Lực lượng lao động chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số. Người Ca Dong, Xê Đăng, Mơ Nông, Co… chiếm 94,7% tổng số lao động tại địa phương. Hầu hết người dân trình độ dân trí thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn rất cao.
Bảng 2.5. Cơ cấu dân tộc Đơn vị Tổng
số (%) Kinh CaDong XêĐăng MơNông Co Dân tộckhác TỔNG SỐ 100 4,30 53,00 35,20 7,34 0,10 0,06 01. Xã Trà Dơn 100 6,61 91,56 - 1,67 - 0,17 02. Xã Trà Leng 100 1,64 0,28 0,05 98,03 - - 03. Xã Trà Mai 100 21,98 76,68 - 0,24 0,80 0,4
04. Xã Trà Tập 100 1,53 98,47 - - - -
05. Xã Trà Don 100 2,79 97,21 - - - -
06. Xã Trà Vân 100 2,25 97,56 - - 0,19 -
07. Xã Trà Vinh 100 1,1 98,9 - - - -
08. Xã Trà Cang 100 0,71 - 99,29 - - -
09. Xã Trà Nam 100 1,52 - 98,41 - 0,07 -
10. Xã Trà Linh 100 0,89 - 99,11 - - -
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Nam Trà My c. Cơ sở hạ tầng
Toàn huyện có 10 đơn vị hành chính xã, chưa có thị trấn; có 43 thôn với 225 nóc. Trên địa bàn huyện có 03 Trung tâm cụm xã gồm: Trung tâm
42
cụm xã Tắc Pỏ - xã Trà Mai, Trung tâm cụm xã Tắc Chanh - xã Trà Don và Trung tâm cụm xã Trà Vân. Tuy nhiên, Trung tâm cụm xã Trà Vân mới được đầu tư, chưa đáp ứng yêu cầu của một trung tâm cụm xã.
Hiện tại huyện chỉ có 06/10 xã có đường ô tô vào đến trung tâm xã;
10/10 xã có điện thắp sáng ở khu vực Trung tâm xã; các công trình thuỷ lợi nhỏ, hệ thống kênh mương, hệ thống nước sinh hoạt được xây dựng mới và tu bổ thường xuyên; xây dựng mới 04/10 trụ sở làm việc xã, trụ sở của các cơ quan, đơn vị đều được xây mới; xây dựng 88 phòng học, 57 phòng ở cho giáo viên - học sinh.
Song, do điều kiện xuất phát quá thấp, nên đến nay toàn huyện chỉ có 22km đường nhựa (trong đó DT 616 là 17,3km, đường huyện là 4,7km), hiện đường Nam Quảng Nam đi qua huyện đến Kon Tum đang triển khai thi công;
có 06 tuyến đường huyện dài 83,6 km, hầu hết là đường đất.
Về tình hình đưa điện về với các xã, đã có 8/10 xã đã hòa hệ thống điện lưới quốc gia.
Về phủ sóng truyền thanh - truyền hình và mạng lưới thông tin liên lạc:
do điều kiện miền núi cao, địa hình phức tạp nên sóng phát thanh, truyền hình của đài tỉnh, đài khu vực không phủ sóng được. Hằng năm bằng nhiều nguồn vốn khác nhau huyện đã hỗ trợ cho các thôn, nóc hệ thống Parabol + Tivi để phục vụ cung cấp thông tin cho đồng bào.
Mạng lưới thông tin liên lạc đáp ứng được yêu cầu, các mạng chính như Viettel, Vinaphone, Mobifone có mặt tại 10/10 Trung tâm xã. Song bưu điện văn hoá xã chỉ có tại 04/10 xã.
b. Văn hóa, giáo dục, y tế -. Văn hóa
Huyện Nam Trà My đang còn lưu giữ một nền văn hóa mang đầy bản sác dân tộc, độc đáo của vùng cao. Hàng năm, có nhiều lễ hội mang dáng vẻ
43
riêng biệt của đồng bào miền núi như lễ hội đâm trâu, lễ hội cúng lúa mới…
cùng nhiều hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao để nâng cao đời sống tinh thần của người dân.
- Giáo dục
Toàn huyện có 24 đơn vị trường học (trong đó: có 5 trường THCS Bán trú cụm xã, 01 trường Phổ thông Dân tộc nội trú, 01 trường phổ thông trung học, 07 trường Tiểu học, 04 trường mẫu giáo, 01 trường mầm non, 03 trường phổ thông cơ sở, 02 trường THCS) và 01 trung tâm giáo dục thường xuyên - hướng nghiệp;
Đội ngũ giáo viên có 545 người; Tổng số lớp là 372; Tổng số học sinh 8.061em; tổng số phòng học có 353 phòng, trong đó còn 20 phòng học tạm tranh, tre. Toàn huyện có 10/10 xã hoàn thành chương trình phổ cập Tiểu học đúng độ tuổi và chống mù chữ, 10/10 xã hoàn thành chương trình phổ cập Trung học cơ sở.
Về đội ngũ cán bộ xã: phần lớn chưa có kinh nghiệm thực tiễn, chưa được đào tạo cơ bản; trình độ văn hóa thấp: cấp I chiếm 24,5%, cấp II chiếm 66,6%, cấp III chiếm 8,9%. Hiện nay, huyện đang phối hợp triển khai mở các lớp đào tạo chuyên môn, chính trị, các lớp bồi dưỡng về thực hiện chương trình 135 cho đội ngũ cán bộ xã từ nguồn kinh phí 30a và các nguồn kinh phí khác để đáp ứng yêu cầu công tác trong giai đoạn mới.
- Y tế
Tổ chức tốt các chương trình y tế quốc gia, công tác khám chữa bệnh tại đọa phương cơ bản đáp ứng được yêu cầu của nhân dân. Chủ động triển khai phòng chống dịch bệnh cho nhân dân, không để dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn. Nhờ vậy, tỷ lệ chết ở huyện giảm rõ rệt qua các năm từ năm 2008 với 8,11% xuống còn 5,96% ở năm 2012.
44