CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU SÂM NGỌC LINH
1.3. CÁC NHÂN TÔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU SÂM NGỌC LINH
1.3.1. Điều kiện tự nhiên
Đối với mỗi loại cây, vì đặc điểm sinh học khác nhau nên khả năng thích
22
ứng với điều kiện tự nhiên là khác nhau. Điều kiện tự nhiên không những ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây mà còn ảnh hưởng đến công tác thu hoạch, khai thác, chế biến sản phẩm. Vì vậy, khi quy hoạch phát triển cây sâm cần chú ý đến điều kiện tự nhiên của địa phương. Cần phân tích kỹ các yếu tố như: vị trí địa lý, địa hình, thời tiết, khí hậu và tài nguyên thiên nhiên.
a. Đất đai
Không như các loại cây trồng khác, Sâm Ngọc Linh là loại cây rất kén chọn loại đất để sinh trưởng và phát triển. Cây chỉ sống được dưới tán rừng nguyên sinh, nơi có thảm mục dày được hình thành bởi lớp phủ xác thực vật.
Lớp thảm mục này phải có hàm lượng cacbon hữu cơ dao động từ 6,7% đến 8,4% OC để đảm bảo cây có thể sinh trưởng tốt. Ngoài ra, đất tầng mặt để trồng cây phải tơi xốp, độ xốp tầng mặt dao động trong khoảng 64 - 67 %; ở các tầng dưới đất chặt hơn độ xốp dao động từ 47 - 50 %; độ ẩm đất dao động từ 18 - 23 %; độ dày của lớp mùn khoảng 18 – 20 cm.
b. Độ dốc của đất
Địa hình sinh thái có liên quan rất lớn đến các yếu tố khí hậu ( nhiệt độ, ánh sáng), vì vậy chúng ảnh hưởng rất rõ đến sinh trưởng phát triển và chất lượng của cây dược liệu
Độ dốc liên quan đến độ phì nhiêu của đất, độ dốc càng lớn thì mức độ xói mòn càng mạnh, khiến các chất dinh dưỡng trong đất, đặc biệt là lớp mùn bề mặt mất đi nhanh chóng. Cây sâm thường được trồng trong các cánh rừng nguyên sinh nên độ dốc của đất là rất lớn. Vì vậy, khi trồng cần phải chú ý đến những biện pháp bảo vệ đất, chống xói mòm. Độ dốc của đất cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công sức trồng, chăm tác chăm sóc, thu hoạch và vận chuyển sản phẩm.
c. Khí hậu nhiệt độ
Là yếu tố thời tiết ảnh hưởng sâu sắc đến sinh trưởng, phát triển, năng
23
suất và phẩm chất của cây trồng, trong đó có cây dược liệu. Nói về nhiệt độ, các sự thay đổi hàng năm là rất quan trọng. Phải tính đến các chênh lệch về nhiệt độ mà không nói riêng về nhiệt độ trung bình. Mỗi loài cây dược liệu yêu cầu một phạm vi biên độ nhiệt độ nhất định.
Sinh trưởng trong vùng khí hậu nhiệt đới nên nhiệt độ thích hợp cho cây Sâm Ngọc Linh phát triển là 20 -25oC vào ban ngày và 15 – 18oC vào ban đêm. Nhiệt độ trung bình khoảng 18 oC là ngưỡng nhiệt độ thích hợp của cây tại các thời kì.
d. Lượng mưa
Cây sâm được trồng ở vùng có lượng mưa tập trung cao, với lượng mưa bình quân đạt từ 2.800 - 3.200 mm. Độ ẩm trung bình để cây phát triển là từ 85 – 87%. Khi nghiên cứu đời sống cây sâm, ta thấy rằng, độ ẩm rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây sâm.
Giai đoạn ươm mần: Hạt giống được lưu trong đất từ 4 – 5 tháng. Vì vậy, nếu không độ ẩm không thích hợp sẽ dẫn tới tình trạng không nảy mầm hoặc thối hạt.
Giai đoạn phát triển: Từ tháng 4 đến tháng 6 cây ra hoa và kết quả, tháng 7 bắt đầu có quả chín và kéo dài đến tháng 9 . Trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 9, cây cần có độ ẩm cao để phát triển thân lá và hoa . Cuối tháng 10, phần thân khí sinh cây Sâm Ngọc Linh tàn lụi dần, lá rụng, để lại một vết sẹo ở đầu củ sâm và cây bắt đầu giai đoạn ngủ đông hết tháng 12, giai đoạn này cần hạn chế độ ẩm đến mức thấp nhất để tránh gây bệnh thối vàng củ sâm.
e. Gió
Gió nhẹ khoảng 1-2m/s giúp cho vườn sâm thông thoáng, hạn chế được sâu bệnh. Trồng sâm ở khu vực có gió mạnh thường xuyên, bão, lốc sẽ làm các cành cây rừng bị gãy, đổ đè lên cây.
24
f. Giờ chiếu sáng
Các loại cây dược liệu khác nhau có những yêu cầu khác nhau về ánh sáng. Có những cây dược liệu ưa ánh sáng trực xạ, ánh sáng tán xạ hay vừa thích ánh sáng tán xạ, vừa thích ánh sáng trược xạ. Nhìn chung, cường độ ánh sáng cho các cây dược liệu khoảng chừng 18000 – 28000 lux như nhiều cây trồng khác. Đa số các loại cây dược liệu đều bị biến động các hợp chất có tác dụng dược lý khi chất lượng ánh sáng thay đổi. Chính vì vậy, có những cây chỉ có chất lượng tốt tại vùng nguyên sản.
Che bóng là yêu cầu bắt buộc đối với cây Sâm Ngọc Linh vì là loại cây ưa bóng. Chúng thường sinh trưởng và phát triển dưới các tán rừng kín có nhiều cây lá rộng đôi khi xen cả cây lá kim. Nên độ che phủ của tán cây tốt nhất là trên 80 %.
Nếu độ che bóng mỏng (dưới 50%) lá cây Sâm sẽ chuyển màu vàng, mỏng lá và cuối cùng là tự khô héo và chết. Chế độ che bóng quá dày cây trồng không có đủ ánh sáng để thực hiện quá trình quang hợp, cây thiếu dinh dưỡng, bệnh tật dễ tấn công, cây cao vống, yếu thậm chí còn có một số cây chuyển "bạch tạng" phần thân khí sinh phát triển nhưng phần dưới mặt đất (rễ và củ) không phát triển cân đối, cây Sâm dễ bị đổ lốp, sâu bệnh và chết, năng suất thấp.
g. Khả năng chịu hạn, chịu úng
Là loại cây thân nước nên Sâm Ngọc Linh hầu như không có khả năng chiu hạn và chịu úng.