CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU SÂM NGỌC LINH
1.4. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY DƯỢC LIỆU
1.4.2. Kinh nghiệm của ở các nước trên thế giới
Trung Quốc là nước đi đầu trong công tác quy hoạch và phát triển dược liệu, trong luật phát triển dược liệu thuộc hiến pháp Trung Hoa đã quy định trong tổng số hơn 6000 loài cây thuốc chỉ có 100 cây có quy mô hàng hoá lớn
30
để phát triển công nghiệp dược và trở thành thế mạnh xuất khẩu của Trung Quốc. Quy hoạch phát triển dược liệu của Trung Quốc được chia thành 6 vùng trồng và khai thác bao gồm (1. Sơn dược: gồm các tỉnh phía Đông Bắc như Hắc Long Giang, Cáp Nhĩ Tân, Liêu Ninh, Cát Lâm; 2. Xuyên dược: chủ yếu được sản xuất và khai thác ở tỉnh Tứ Xuyên; 3. Triết dược: gồm các tỉnh Triết Giang, Quảng Đông; 4. Hoài dược: gồm các tỉnh dọc theo sông Hoài; 5.
Nam dược: gồm 2 tỉnh Vân Nam và Quảng Tây; 6. và vùng dược liệu đặc biệt quan trọng được Trung Quốc hết sức quan tâm là vùng Tây Tạng).
Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nguyên liệu, Trung Quốc đã tiến hành nhiều nghiên cứu đồng bộ về dược liệu và thuốc thảo mộc và đã có nhiều thành tựu lớn. Đã có rất nhiều khu trồng cây thuốc theo GAP được thiết kế ở Bạch Vân Sơn, Khu công nghệ cao Ninh Hạ để trồng nhiều loài cây thuốc như: Bản lam căn, Xuyên tâm liên, Tây hoàng thảo, Đảng sâm, Củ mài gừng, Cam thảo...với diện tích hàng trăm nghìn ha.
b. Ấn Độ
Ấn Độ sản xuất dược liệu tăng hàng năm, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra thị trường thế giới. Thị trường xuất khẩu của Ấn Độ chiếm 12% doanh số thị trường dược liệu thế giới. Số lượng cây thuốc sử dụng ở Ấn Độ bằng ẳ số lượng cõy thuốc được biết trờn thế giới. Mặc dự cú tiềm năng về nguồn tài nguyên thiên nhiên nhưng do khai thác quá mức và không đúng kỹ thuật nên đã làm mất đi nhiều loại cây thuốc. 90-95% số được liệu sử dụng ở Ấn Độ được khai thác từ cây hoang dại. Năm 2000, theo báo cáo của IUCN, Ấn Độ đang đứng thứ 4 trên thế giới về số loài cây bị và đang bị đe doạ. Đã phát hiện 112 loài ở Nam Ấn Độ, 74 loài ở Bắc và Trung Ấn Độ, 42 loài ở vùng núi cao Himalaya đang trong tình trạng bị đe doạ trong tự nhiên.
Hiện ở Ấn Độ có trên 30 tổ chức, cơ quan tham gia nghiên cứu trồng trọt cây thuốc. Trong 8000 loài cây thuốc ở Ấn Độ, có khoảng 20 loài đang
31
được ưu tiên nghiên cứu, 20 loài dùng trong công nghiệp sản xuất thuốc YHCT, 53 loài phục vụ công nghiệp dược, 1250 loài được bảo tồn (trong đó có 450 loài cây thuốc quan trọng đang được sử dụng trong sản xuất cung cấp cho nhu cầu dược liệu trong nước và xuất khẩu), 29 loài bị cấm xuất khẩu và 66 loài thuộc diện có nguy cơ bị đe doạ tuyệt chủng.
c. Hàn Quốc
Hàn Quốc có nguồn tài nguyên cây thuốc cũng khá phong phú, với tổng số 900 loài cây thuốc, cũng là nước sản xuất nhiều dược liệu. Trên thị trường nước này hiện có khoảng 266 loại cây thuốc có nguồn gốc thảo mộc. Có khoảng 87 loài bản địa và 9 loài nhập trồng được dùng trong YHCT đã và đang được nghiên cứu. Giai đoạn từ 1990 - 2002, diện tích trồng dược liệu hàng năm ở Hàn Quốc dao động từ 9.000-15.000 ha với tổng sản lượng đạt từ 26.000 - 40.000 tấn.
Một số loài cây thuốc trồng nhiều ở Hàn Quốc là Nhân sâm, Khởi từ, Đương qui, Bạch thược, Sinh địa, Hoàng kỳ...Riêng Nhân sâm, có thời Hàn Quốc đã trồng trên diện tích 12.000 ha/năm, với tổng sản phẩm thu được là 14.000 tấn và lợi nhuận thu được đạt 462.500.000 USD. Mặc dù sản xuất nhiều dược liệu nhưng Hàn Quốc cũng là nước nhập khẩu với số lượng lớn dược liệu cho nhu cầu trong nước. Sô lượng dược liệu thô nhập khẩu vào Hàn Quốc đạt 10.000 tấn (1990), 40.000 tấn (1995), 42.000 tấn (2000), 30.000 tấn (2003). Từ năm 2004, Hàn Quốc đã áp dụng qui trình trồng GAP trên 75 vùng sản xuất chính đối với 10 cây thuốc chính.
d. Inđônêsia
Inđônêsia có khoảng 7000 loài cây thuốc, trong đó có 283 loài được sử dụng trong công nghiệp thuốc cổ truyền, 250 loài được khai thác trong tự nhiên. Doanh số thuốc YHCT ở Inđônêsia tăng nhanh, năm 1996 là 12,4 triệu USD nhưng đến năm 2000 đã tăng lên 130 triệu USD. Số xí nghiệp sản xuất
32
thuốc cổ truyền cũng tăng mạnh từ 578 cơ sở (1996) lên đến 810 cơ sở (2000), trong đó có 87 cơ sở có qui mô lớn. Đã lựa chọn khoảng hơn 100 loài cây thuốc dùng trong phòng và chữa bệnh thường gặp để đưa vào trồng trọt.
Inđônêsia tập trung và ưu tiên phát triển 9 loài có nhu cầu lớn (trên 100 tấn/tháng) như Xuyên tâm liên, Nghệ, Nghệ sâm, Thục địa, Nhàu, Tiêu dội, Ổi, Sắn thuyền, Gừng để sản xuất các loại thuốc chống lão hoá, tiểu đường, huyết áp cao, thấp khớp, kích thích miễn dịch...
Bên cạnh đó, để sử dụng bề vững nguồn tài nguyên cây thuốc và cung cấp dược liệu cho YHCT, nước này còn củng cố liên minh giữa nhà sản xuất thuốc và nhà sản xuất dược liệu. Hiện có 35% số công ty liên kết với các chủ trang trại trồng trọt được 39 loài cây thuốc.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chuơng 1 đã trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển cây dược liệu và giới thiệu tổng quan về một cây dược liệu cụ thể đó là cây Sâm Ngọc Linh. Đề tài đã nghiên cứu lý thuyết về phát triển cây dược liệu, làm rõ được như thế nào là phát triển cây dược liệu, nội dung của phát triển cây dược liệu và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển cây dược liệu.
Trong các vấn đề lý luận về phát triển cây dược liệu thì đề tài quan tâm nhiều nhất đến nội dung phát triển cây dược liệu. đây chính là nội hàm của phát triển cây dược liệu.
33
CHƯƠNG 2