CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY SÂM NGỌC LINH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM TRÀ MY, TỈNH QUẢNG
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY SÂM NGỌC LINH
2.3.1. Kết quả đạt được
Phát triển cây Sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Nam Trà My trong thời gian qua nhìn chung là chưa tương xứng với tiềm năng, nguồn lực và kỳ vọng của địa phương. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể cũng đã đạt được một số thành công nhất định.
- Hiệu quả sản xuất khá cao, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống hộ gia đình.
- Giải quyết được một khối lượng lớn lao động thất nghiệp địa phương.
- Đáp ứng được phần nào nhu cầu về dược liệu trên địa bàn huyện và các địa phương khác.
- Có những đóng góp nhất định đối với phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
- Nâng cao ý thức của người dân về trồng, quản lý và bảo vệ rừng.
- Tầm nhận thức làm kinh tế hộ gia đình, tiếp thu khoa học kỹ thuật được người dân từng bước cải thiện, trông rộng và có tầm nhìn xa.
- Có những ảnh hưởng tích cực đến việc cải tạo đất và bảo vệ môi trường.
63
2.3.2. Những hạn chế
Bên cạnh những hiệu quả kinh tế - xã hội mà cây Sâm Ngọc Linh đem lại trong thời gian qua trên địa bàn huyện thì việc phát triển cây Sâm Ngọc Linh còn nhiều vấn đề cần phải quan tâm.
- Về quy mô diện tích: Phát triển cây Sâm Ngọc Linh chưa tương xứng với quy mô diện tích của các địa phương trên địa bàn huyện.
- Về hiệu quả kinh tế - xã hôi: Nhìn chung hiệu quả kinh tế - xã hội từ các khu vực trồng sâm trong thời gian qua còn thấp so với tiềm năng khai thác.
- Quy hoạch vùng trồng sâm chưa cụ thể, rõ ràng, từ công tác giống, các biện pháp kỹ thuật đến việc cơ giới hóa, đa dạng hóa sản phẩm.
- Năng suất thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu về cây giống. Kỹ thuật canh tác, chăm sóc, thu hái chưa đồng bộ và không đúng quy cách.
- Công nghệ sản xuất lạc hậu, sản phẩm đơn điệu
- Giá cả vật tư, phân bón, công lao động trên thị trường có nhiều biến động và tăng cao, trong khí đó nhìn chung các hộ tham gia, đại đa số đang có mức thu nhập thấp nên không đủ điều kiện đầu tư trang thiết bị, điều chỉnh mức vốn vay.
- Công tác triển khai, thực hiện, kiểm tra, đánh giá việc phát triển cây Sâm Ngọc Linh chưa đồng bộ, thiếu thực tế, thiếu số liệu thống kê.
2.3.3. Nguyên nhân
Việc phát triển cây Sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện trong thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng, nguồn lực và kỳ vọng của địa phương.
Thực trạng trên xuất phát từ những nguyên nhân sau:
- Về công tác quy hoạch:
Địa phương chưa xây dựng được quy hoạch tổng thể cho phát triển cây Sâm Ngọc Linh dẫn đến các công tác liên quan không đáp ứng, thiếu đồng bộ nên hiệu quả không cao. Thực trạng phát triển cây Sâm Ngọc Linh trên địa
64
bàn huyện chủ yếu là do tự phát và một phần là từ dự án trồng sâm trong nhân dân của huyện.
- Về vốn
Việc hỗ trợ vốn đối với phát triển cây Sâm Ngọc Linh trong thời gian qua đã có nhiều biến chuyển tốt, tuy nhiên công tác này vẫn còn nhiều bất cập, thể hiện ở: mức vốn hỗ trợ còn quá thấp so với nhu cầu vốn, cơ chế hỗ trợ còn rườm rà, hướng dẫn hỗ trợ vốn chưa đầy đủ và kịp thời đến các hộ gia đình.
Nguồn vốn khai thác từ nhân dân và vốn vay hỗ trợ nhân dân cũng gặp nhiều khó khăn. Trong những năm qua, đặc biệt là từ năm 2008 trở lại đây, do tác dộng của tình hình kinh tế xã hội trong nước và thế giới, it nhiều ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng, lãi suất thị trường không ổn định, nợ xấu gia tăng nên cũng ảnh hưởng đến việc vay vốn của người dân.
- Yếu tố kỹ thuật, cây giống
Hiện nay, việc hướng dẫn kỹ thuật đối với lao động chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của cây Sâm Ngọc Linh. Các cán bộ hướng dẫn kỹ thuật chủ yếu là hỗ trợ về kỹ thuật trồng theo phương pháp gieo hạt. Huyện chưa có chiến lược về lựa chọn và cải tiến kỹ thuật trong phát triển cây Sâm Ngọc Linh liên quan đến các khâu gieo trồng, khai thác và chế biến sản phẩm…
Việc đầu tư giống cây Sâm Ngọc Linh chỉ mang tính chất hỗ trợ, chưa có định hướng phát triển, chưa có sự kiểm tra, giám sát quản lý chặt chẽ của Nhà nước.
- Về công tác quản lý:
Là một huyện mới thành lập, nên trong những năm qua, Nam Trà My chủ yếu đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nông nghiệp, dịch vụ.
Vì vậy, công tác triển khai thực hiện và quản lý đối với việc phát triển cây
65
Sâm Ngọc Linh ở huyện Nam Trà My trong thời gian qua chưa được quan tâm đúng mức.
Trong những năm vừa qua đã có nhiều chính sách của Nhà nước nói chung và huyện Nam Trà My nói riêng đã góp phần vào sự phát triển của cây Sâm Ngọc Linh. Chẳng hạn như Quyết định số 81/2009/QDD-TTg ngày 21/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hóa dược đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025. Quyết định số 119/2003/QDD-UB, ngày 17/11/2003 của UBND tỉnh Quảng Nam về ban hành đề án khôi phục và phát triển cây Sâm Ngọc Linh tại xã Trà Linh, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.
Công tác này chỉ dừng ở mức độ quy hoạch vùng trồng sâm, hướng dẫn kỹ thuật trồng. Còn việc quản lý trong quá trình trồng, chăm sóc và thu hoạch của các hộ thì chưa được chú trọng. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà nước, doanh nghiệp chế biến và hộ nông dân.
- Về sản phẩm và thị trường
Sản phẩm từ cây Sâm Ngọc Linh còn quá nghèo nàn so với giá trị và tiềm năng kinh tế. Hầu hết các sản phẩm được khai thác dưới dạng thô. Chỉ một vài sản phẩm thủ công được sản xuất của các hộ gia đình trồng Sâm Ngọc Linh. Thực trạng trên là kết quả của công tác khai thác, chế biến cây Sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện chưa được thực hiện một cách đồng bộ và kém hiệu quả.
Tóm lại, khả năng phát triển cây Sâm Ngọc Linh ở huyện Nam Trà My vẫn có những tiền đề thuận lợi, nhưng khó khăn và thách thức vẫn rất lớn. Để phục vụ cho yêu cầu phát triển cây sâm đến năm 2020, địa phương, doanh nghiệp và hộ nông dân cần nhận thức tình hình trên để chủ động ứng phó và nghiên cứu, xem xét lựa chọn mục tiêu và xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển đảm bảo tính khả thi, tránh rủi ro và đạt hiệu quả cao nhất.
66
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Vận dụng lý thuyết về phát triển cây dược liệu để xem xét thực trạng phát triển cây Sâm Ngọc Linh trên địa bàn nghiên cứu. Qua quá trình thâm nhập thực tế, tác giả đã so sánh, phân tích và đánh giá nội dung phát triển cây Sâm Ngọc Linh của địa phương so với những vấn đề lý luận đã nghiên cứu.
Đồng thời đề tài cũng tập trung đánh giá những thành công, hạn chế và phân tích các nguyên nhân phát triển cây Sâm Ngọc Linh chưa tuơng xứng với tiềm năng của địa phuơng. Kết quả của những vấn đề phân tích ở chương này sẽ là một trong những căn cứ đề xuất các giải pháp phát triển cây Sâm Ngọc Linh trong thời gian đến.
67
CHƯƠNG 3