Phân tích thông qua đòn bẩy tài chính, đòn bẩy tổng hợp trong phân tích tài chính

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro tài chính tại công ty cổ phần Viglacera Thăng Long (Trang 27 - 31)

Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

1.2. NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH

1.2.2. Nội dung phân tích rủi ro tài chính

1.2.2.4. Phân tích thông qua đòn bẩy tài chính, đòn bẩy tổng hợp trong phân tích tài chính

* Đòn bẩy tài chính (DFL = Degree of Financial Leverage)

Đòn bẩy tài chính là việc sử dụng các chi phí tài chính cố định như: lãi vay, lợi tức cổ phần ưu đãi, thuê mua tài chính nhằm để khuếch đại lợi nhuận của chủ sở hữu doanh nghiệp[3,tr135].

Dòn bẩy tài chính dùng các chi phí tài chính cố định làm điểm tựa. khi một doanh nghiệp sử dụng các chi phí tài chính cố định, một thay đổi trong EBIT sẽ được phóng đại thành một thay đổi tương đối lớn hơn trong thu nhập cảu mỗi cổ phần (EPS). Tác động số nhân này của việc sử dụng các chi phí tài chính cố định được gọi là độ nghiên đòn bảy tài chính.

Độ nghiêng đòn bẩy tài chính(DFL) [3,tr42] của một doanh nghiệp được tính như phần trăm thay đổi trong thu nhập mỗi cổ phần do phần trăm thay đổi cho sẵn trong EBIT.

DFL =

EBIT

=

Q0(P-V) - FC EBIT + R Q0(P-V)-FC - R

Đòn bẩy tài chính có khả năng làm tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần nhưng cùng lúc đó sẽ đưa doanh nghiệp vào rủi ro lớn. Có nghĩa là tỷ suất lợi nhuận càng cao thì nó sẽ càng lớn hơn, ngược lại nếu tỷ suất lợi nhuận càng thấp nó sẽ càng thấp hơn.

Nếu doanh nghiệp họat động kinh doanh hiệu quả mang lại lợi nhuận khi đó việc sử dụng nợ là đòn bẩy nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp nhưng ngược lại nếu doanh nghiệp họat động không có hiệu quả thì việc sử dụng nợ sẽ làm cho doanh nghiệp đi đến phá sản vì không có khả năng thanh tóan các khỏan nợ

- Mục đích phân tích đòn bẩy tài chính:

Nhằm giúp cho các nhà quản trị tài chính thấy được tác động của việc sử dụng nợ vay lê thu nhập cổ phần của cổ đông thường. Và cũng cho thấy độ rủi ro đến vớ doianh nghiệp như thế nào khi doanh nghiệp sử dụng nguồn tài trợ bằng nợ vay.Để xem xét tác động của đòn bẩy tài cvhính lê thu nhập cổ đông ta thấy cần phân tích mối quan hệ giữa EBIT và EPS.

- Đòn bẩy tài chính với giá trị doanh nghiệp :

Đòn bẩy tài chính thể hiện mối quan hệ giữa tổng nợ vay chiếm trong tổng nguồn vốn của một doanh nghiệp ở một thời điểm nhất định nào đó.

Hệ số nợ

=

Tổng số nợ Tổng tài sản

Nhìn vào hệ số nợ ta có thể thấy được khái quát chính sách tài trợ vốn kinh doanh của doanh nghiệp, mức độ an tòan hay rủi ro của doanh nghiệp như thế nào. Hệ số nợ càng cao, gánh nặng phải trả lãi vay càng lớn thì rủi ro càng cao, khả năng huy động thêm nợ của doanh nghiệp càng khó khăn và ngược lại.

- Phân tích độ nghiêng đòn bẩy tài chính:

Độ nghiêng đòn bẩy tài chính là chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng nợ vay của doanh nghiệp và được định nghĩa là chỉ tiêu đánh giá tỷ lệ % thay đổi của EPS do kết quả từ việc thay đổi 1% EBIT

Công thức:

DFL =

Tỷ lệ % thay đổi EPS Tỷ lệ % thay đổi EBIT

Trong đó :

(EBIT – R) ( 1 – t) – PD

+ EPS: =

NS R:lãi vay

PD: Cổ tức cổ phần ưu đãi

t: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp NS: Số lượng cổ phần thông thường

EBIT

DEL =

EBIT – R – [ PD/ (1-t)]

- Ta thấy DFL luôn biến động khi EBIT thay đổi. EBIT càng xa điểm hòa vốn bao nhiêu thì doanh nghiệp càng gặp ít rủi ro tài chính và ngược lại EBIT càng gần điểm hòa vốn thì doanh nghiệp càng có nguy cơ về rủi ro tài chính bấy nhiêu

- Khi rủi ro tài chính xảy ra thì doanh nghiệp không có khả năng chi trả các khoản chi phí tài chính cố định như:

+ Chi phí trả tiền lãi vay

+ Chi phí lợi tức cổ phiếu ưu đãi + Chi phí thuê mua tài chính

Một khi chi phí cố định tài chính càng cao thì độ nghiêng của đòn cân nợ càng lớn và ngược lại nếu chi phí tài chính cố định càng thấp thì độ nghiêng đòn cân nợ càng thấp rùi ro tài chính ít xảy ra

*Đòn bẩy tổng hợp:

Đòn bẩy tổng hợp xảy ra khi một doanh nghiệp sử dụng cả hai loại đòn bảy hoạt động và đòn bảy tài chính trong nỗ lực nhằm gia tăng thu nhập cho cổ đông. Nó tiêu biểu cho độ phóng đại của gia tăng (hay sụt giảm) doanh

thu thành gia tăng (hay sụt giảm ) tương đối lớn hơn trong thu nhập mỗi cổ phần,do việc doanh nghiệp sử dụng cả hai loại đòn bẩy

Độ nghiêng đòn bẩy tổng hợp được xác định như là % thay đổi trong thu nhập mỗi cổ phần từ % thay đổi trong doanh thu

Công thức:

DT

L =

Tỷ lệ thay đổi EPS

=

Q(P-V)

=

EBIT + FC Tỷ lệ thay đổi EBIT Q(P-V) – FC -

R EBIT - R

DTL = DOL x DFL Q ( P - V) DTL =

Q ( P – V ) – FC – I – [PD/ (1-t)]

Đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính có thể được kết hợp theo nhiều cách khác nhau để đạt được mức đòn bẩy tổng hợp và mức rủi ro phù hợp.Rủi ro kinh doanh cao có thể bù trừ với rủi ro tài chính thấp và ngược lại. Tổng rủi

ro của công ty liên quan đến sự đánh đổi giữa rủi ro công ty và thu nhập kỳ vọng.

Đánh đổi này phải phù hợp với mục tiêu tối đa hóa giá trị cổ đông [3,42-46].

Chương 2

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro tài chính tại công ty cổ phần Viglacera Thăng Long (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)