Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA THĂNG LONG
3.1. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ
3.1.1. Hoàn thiện việc xác định công tác phân tích tài chính
3.1.1.1. Hệ thống các chỉ số biến thiên
Kiểm soát giá bán của hàng hoá
Giá bán ra của sản phẩm tăng hay giảm sẽ làm cho doanh thu của công ty tăng hay giảm theo ở cùng một mức sản lượng bán. Sản phẩm kinh doanh chủ yếu của công ty là các sản phẩm gạch ngói. Tuy nhiên, giá cả của mặt hàng thép luôn có sự biến động lên xuống khó lường nên để kiểm soát giá bán và lượng hàng bán thì công ty cần lưu ý đến các đặc điểm của ngành gạch và sản phẩm gạch ngói.
Ví dụ, mặt hàng gạch ngói thường có tính mùa vụ, vào những tháng cuối năm do ảnh hưởng của mùa mưa nên tốc độ thi công của các công trình xây dựng thường chậm lại do đó mà sức tiêu thụ của mặt hàng này cũng chậm
lại. Vì vậy, để nâng cao sản lượng hàng bán công ty nên chủ động trong khâu tìm kiếm khách hàng đồng thời quan tâm theo dõi diễn biến của thị trường gạch ngói để có quyết định mua thêm hàng cho mục đích dự trữ phù hợp.
Lập kế hoạch doanh thu và kiểm tra việc thực hiện
Do công ty có 3 chi nhánh trực thuộc nên để đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh chung của toàn công ty thì công ty cần phải thường xuyên kiểm soát tình hình kinh doanh của các chi nhánh trực thuộc này để nắm rõ hiệu quả hoạt động của từng đơn vị.
Hàng năm công ty căn cứ vào điều kiện thực tế và số liệu từ các năm trước tiến hành lập kế hoạch về doanh số bán ra cho các đơn vị trực thuộc. Ví dụ về kế hoạch về doanh số bán ra cho các đơn vị trực thuộc năm 2009
Do sự suy thoái của nền kinh tế thế giới và khủng hoảng tài chính trong năm 2008 đã ảnh hưởng rất nhiều đến hầu hết các doanh nghiệp, trong đó có Công ty cổ phần Viglace Thăng Long . Bên cạnh đó, dự báo trước rằng nhu cầu tiêu thụ gạch ngói trong năm 2009sẽ giảm mạnh do các chính sách thắt chặt tín dụng, kiềm chế lạm phát của Chính phủ; trong khi lượng hàng tồn từ năm 2008 chuyển sang là còn rất lớn và lượng cung rất lớn từ hàng tồn kho của các doanh nghiệp kinh doanh gạch ngói có thể sẽ làm cho giá gạch ngói giảm mạnh. Dựa vào số liệu các năm trước và tiến hành phân tích dự báo nhu cầu tiêu thụ trong năm 2009, công ty tiến hành lập kế hoạch về doanh số bán ra cho các đơn vị trực thuộc năm 2009 như sau:
Bảng 3.1 : Kế hoạch doanh số bán hàng của các đơn vị trực thuộc Đơn vị trực thuộc Đơn vị tính Kế hoạch
năm 2008
Thực hiện
năm 2008 % KH
Chi nhánh Miền Bắc Tr.đ 48.500 46.173 95
Chi nhánh Miền Trung
Tr.đ 78.400 84.107 107
Chi Nhánh Miền Nam Tr.đ 83.500 86.938 104
Văn phòng Cty Tr.đ 350.100 200.743 57
Tổng Tr.đ 1.480.300 1.342.092 91
Do hàng hoá bán ra của công ty vừa là sản phẩm nhập khẩu vừa là sản phẩm nội nên ta cũng càn phải lập bảng kiểm soát doanh thu theo từng mặt hàng.
Bảng 3.2: Tình hình thực hiện khối lượng bán ra so với kế hoạch
Danh mục ĐVT KH năm
2008
TH năm 2008
% KH
Gạch 600x600mm Tr.đ 108.800 91.874 84
Gạch 300x300mm Tấn 25.000 5.666 23
Gạch 250x250mm Tấn 15.000 2.792
Gạch 250x400mm Tấn 10.000 2.874
Gạch 300x600mm Tấn 83.800 81.045 97
Ngói R01 Tấn 70.000 68.300
Ngói R03 Tấn 5.800 5.415
Các phụ kiện ngói Tấn 8.000 7.330
Trên cơ sở lập các bảng so sánh giữa kế hoạch và thực tế ta tiến hành phân tích ảnh hưởng của từng nhân tố giá bán và sản lượng đồng thời xem xét việc tăng giảm doanh thu là do đơn vị nào, vùng nào hay mặt hàng nào.
Đẩy mạnh khâu tiêu thụ sản phẩm: công tác tiêu thụ sản phẩm được coi là quan trọng hàng đầu vì chỉ khi tiêu thu được sản phẩm công ty mới có doanh thu và lợi nhuận. Nhưng hiện nay, công tác này chưa được chú trọng đúng mức. Công ty chưa có đội ngũ Marketing riêng biệt nên chưa nắm bắt kịp thời diễn biến thị trường. Do đó trong tương lai công ty nên tổ chức một bộ phận Marketing để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của mình khi thị trường kinh doanh luôn biến động.
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp tại công ty thường bao gồm chi phí quản trj điều hành tại VP công ty, chi phí quản lý hành chính tại VP công ty, chi phí trng bị các phương tiện làm việc, chi phí tiếp khách hội nghị…Để có thể kiểm soát, tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp thì đối với mỗi loại chi phí trên, phòng TCHC và KTTC cần phải căn cứ, tập hợp thông tin từ các năm trước và sự biến động của môi trường kinh doanh trong tương lai để làm cơ sở
cho việc xây dựng định mức chi phí cho từng bộ phận. Sau đó hàng quý, căn cứ vào số quyết toán chi phí tại VP công ty, cần phải so sánh đối chiếu giữa xhi phí thực tế và chi phí kế hoạch, nếu chi phí thực tế vượt quá chi phí kế hoạch thì cần phải tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra biện pháp khắc phục.
Chi phí bán hàng và mua hàng
Chi phí bán hàng và mua hàng bao gồm các loại chi phí như chi phí vận tải, chi phí bốc dỡ, chi phí giao dịch...
Trong quá trình phân tích ta thấy rằng chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí kinh doanh tại công ty. Nguyên nhân của vấn đề này là do chi phí vận chuyển và chi phí tiền lương trong khoản mục chi phí bán hàng chiếm tỷ lệ cao. Do công ty hiện có 3 đơn vị trực thuộc phân phối từ Bắc vào Nam và lực lượng nhân viên bán hàng đông. Bên cạnh đó là trong những năm qua cước phí cước vận chuyển luôn có xu hướng gia tăng hàng năm và mức tiền lương căn bản cũng tăng nên làm cho các khoản chi phí này có xu hướng tăng cao. Do vậy, để kiểm soát chi phí vận chuyển công ty có thể tìm kiếm các nhà vận chuyển có Giá cước vừa phải, tiến hành thương lượng và làm ăn lâu dài.
Đối với chi phí mua hàng, do đặc điểm của mặt hàng gạch ngói là khó vận chuyển, kồng kềnh nên chi phí vận chuyển thường chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu chi phí mua hàng. Và do chi phí mua hàng được tính vào giá vốn hàng bán nên cần phải kiểm soát chi phí này một cách chặt chẽ, bằng cách công ty cần phải dự đoán nhu cầu để tiến hành lập kế hoạch đặt hàng, thuê phương tiện vận chuyển. Công ty có một lượng hàng hóa lớn được nhập từ nước ngoài, công ty cần tiến hành mua bảo hiểm cho những hàng hóa này tránh gây thất thoát ảnh hưởng nặng đến công ty cũng như tăng chi phí một cách đột biến.
Ngoài ra, công ty cũng cần phải tiến hành lập dự toán cho các khoản chi phí này để có hướng giả quyết kịp thời. Ví dụ về việc lập dự toán chi phí bán hàng trong năm 2010.
Bảng 3.3 : Dự toán chi phí bán hàng
Chỉ tiêu Quý IV/2009 Quý
1 2 3 4
Số lượng hàng bán dự kiến (tấn) 30.000 31.818 24.593 16.632 Dự toán biến phí đơn vị bán
hàng (đồng/tấn) 300.000 300.000 300.000 300.000
Dự toán biến phí bán hàng 9.000.000.000 9.545.454.545 7.378.048.780 4.989.473.684 Tỷ lệ tăng (giảm) định phí bán
hàng dự kiến +10% +15% -13% -21%
Định phí bán hàng thực tế kỳ
trước 3.256.962.154 3.582.658.369 3.745.506.477 2.833.557.074 2.573.000.102 Dự toán chi phí bán hàng 12.582.658.369 13.290.961.023 10.211.605.854 7.562.473.786