Phân tích rủi ro tài chính qua độ biến thiên

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro tài chính tại công ty cổ phần Viglacera Thăng Long (Trang 39 - 56)

Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA THĂNG LONG

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA THĂNG LONG

2.2.2 Thực trạng công tác phân tích rủi ro tài chính tại Công ty cổ phần

2.2.2.1. Phân tích rủi ro tài chính qua độ biến thiên

Như đã đề cập đến ở phần lý thuyết, rủi ro tài chính của doanh nghiệp có thể được đánh giá bằng sự ổn định trong việc thay đổi kết quả và hiệu quả kinh doanh là cao hay thấp. Sự ổn định này có thể được đo lường bằng các chỉ tiêu phản ánh độ biến thiên của chỉ tiêu kết quả kinh doanh (doanh thu và lợi nhuận); chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh (ROA). Mỗi chỉ tiêu đều có ý nghĩa riêng nên để có cái nhìn toàn diện thì phải xem xét độ biến thiên của các chỉ tiêu trên. Dưới đây là số liệu về độ biến thiên của các chỉ tiêu này của công ty cổ phần Viglacera Thăng Long và một số công ty cùng ngành để so sánh. Kết quả này được tính dựa trên số liệu kết quả kinh doanh của các công ty qua bốn năm 2007, 2008, 2009 và 2010.

Bảng 2.2: Chỉ tiêu phản ánh độ biến thiên doanh thu thuần kinh doanh Chỉ tiêu Công ty CP

Thăng Long Cty Hà Nội Cty Tiên Sơn 1. Giá trị DT thuần

kinh doanh bình quân 1.101.537.482.984 3.596.413.466.159 2.910.516.292.815 2. Độ lệch chuẩn DT thuần 214.807.548.261 1.456.442.989.605 1.042.444.247.262 3. Hệ số biến thiên DT

thuần

(3) = (2)/(1)

0,1951 0,40497 0,3581

Các bảng tính toán trên cho thấy việc sử dụng phương sai và độ lệch chuẩn cho kết quả khác với hệ số biến thiên. Đó là vì quy mô của các doanh nghiệp này khác nhau và giá trị trung bình của các chỉ tiêu giữa các doanh nghiệp cũng khác nhau nên cần sử dụng hệ số biến thiên để đánh giá rủi ro kinh doanh.

Phân tích rủi ro kinh doanh qua chỉ tiêu doanh thu:

Theo bảng 2.2, hệ số biến thiên của chỉ tiêu doanh thu thuần kinh doanh của 3 công ty CP Viglacera Thăng Long, công ty CPViglacera Hà Nội và công ty CP Viglacera Tiên Sơn lần lượt là: 0,1951; 0,40497; 0,3581. Như vậy, hệ số biến thiên doanh thu của công ty là thấp hơn so với các công ty cùng ngành. Các công ty này tuy không có cùng quy mô hoạt động với công ty CP Viglacera Thăng Long nhưng là những công ty có chức năng hoạt động và đặc điểm hoạt động khá tương đồng, là những công ty chuyên kinh doanh, sản xuất và nhập khẩu gạch ngói các loại. Khi so sánh hệ số biến thiên thì yếu tố quy mô đã được loại trừ, cho nên công ty CP Viglacera Thăng Long có hệ số biến thiên doanh thu nhỏ hơn so với hai công ty cùng ngành thì theo lý thuyết có thể nói rằng rủi ro kinh doanh của công ty là nhỏ hơn so với hai công ty còn lại. Để làm rõ vấn đề này cần xem xét một số yếu tố sau:

Bảng 2.3: Tỷ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010

Doanh thu thuần bán

hàng và CCDV 929.602.900.804 1.183.232.464.658 1.368.151.848.677 925.162.717.796 Giá vốn hàng bán 901.165.043.595 1.133.676.781.768 1.285.269.420.595 887.157.483.918 Lợi nhuận gộp 28.437.857.209 49.555.682.890 82.882.428.082 38.005.233.878 Tỷ trọng giá vốn hàng

bán trên doanh thu 96,9408 95,8118 93,9420 95,8920

+ Từ kết quả trên cho thấy, một trong những yếu tố chính góp phần đem lại sự tăng trưởng trong kết quả kinh doanh của công ty là do công ty đã giảm được tỷ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu (so với hai công ty còn lại thì tỷ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu lại có xu hướng tăng qua các

năm và đều ở mức trên 95%). Đó là do công ty đã nắm bắt được cơ hội tốt, dự báo được xu hướng biến động ở một số thời điểm quan trọng nên trong 9 tháng đầu năm 2008 hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao; đồng thời công ty có chính sách nhập và dự trữ nguyên vật liệu hợp lý, đẩy nhanh tốc độ vòng quay của hàng tồn kho (năm 2007 số vòng quay là 13,7442 vòng nhưng sang năm 2008 đã được cải thiện đáng kể với 16,3757 vòng), giảm thiểu tiêu hao nguyên vật liệu (trong quý III/2008 thực hiện giảm mạnh hàng tồn kho toàn công ty, hạn chế phần lớn rủi ro khi giảm giá quá nhanh); góp phần làm giảm giá vốn, cải thiện chỉ tiêu doanh thu của công ty. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trong năm 2010, tỷ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu lại tăng. Đó là trong năm này, thị trường gạch ngói chịu tác động lớn từ biến động giá cả nguyên liệu đầu vào để sản xuất gạch ngói như men, đá, đất, than đá, điện…Thêm vào đó, việc tăng lương cho cán bộ công nhân viên cũng làm tăng chi phí đầu vào…

+ Ngoài ra, rủi ro tài chính của công ty có liên quan rất lớn đến sự tăng trưởng, hay sụt giảm của doanh thu, vì vậy xem xét đến sự tăng trưởng doanh thu của là hết sức cần thiết. Theo biểu đồ 1, có thể thấy trong điều kiện biến động của thị trường gạch ngói như đã trình bày ở trên nhưng doanh thu của công ty có xu hướng tăng từ năm 2007 đến năm 2010, trong khi năm 2007 doanh thu của công ty là 929.602.900.804 đồng, năm 2008 là 1.183.232.464.658 đồng thì năm 2009 con số này đã tăng lên

0 200,000,000,000 400,000,000,000 600,000,000,000 800,000,000,000 1,000,000,000,000 1,200,000,000,000 1,400,000,000,000 1,600,000,000,000

2007 2008 2009 2010

2007-2010

Biểu 1: Doanh thu công ty Thăng Long qua 4 năm

1.368.656.862.019 đồng, đây là một sự tăng trưởng lớn trong điều kiện nền kinh tế đang trong giai đoạn khủng hoảng khiến doanh thu hầu hết các công ty trong cùng ngành nghề đều sụt giảm. Nhưng sang năm 2010 doanh thu lại giảm xuống còn 925.162.717.796. Nguyên nhân là do, nhu cầu gạch ngói các loại ở khu vực miền trung giảm sút và mạng lưới phân phối của công ty chưa được mở rộng nên doanh thu và khối lượng tiêu thụ gạch ngói đạt thấp so với kế hoạch trong năm 2010 và so với cùng kỳ năm 2009. Ngoài ra, do trong năm này, thị trường gạch ngói gặp nhiều khó khăn hơn cả năm 2009, đầu năm 2010 công ty vẫn còn một lượng lớn hàng tồn kho từ năm 2009 chuyển sang, trong khi đó thị trường gạch ngói đầu năm 2010 lại vô cùng trầm lắng. Trong hai tháng đầu năm, mặc dù vẫn đang trong mùa xây dựng nhưng thị trường tiêu thụ gạch ngói xây dựng lại có xu hướng giảm rõ rệt và mức tiêu thụ chậm hơn nhiều so với mọi năm. Đỉnh điểm là vào tháng 4/2010 trước sự thu hẹp của thị trường tiêu thụ, cung lớn hơn cầu, khả năng cạnh tranh lại không cao, bên cạnh đó là sự thâm nhập ồ ạt của các loại gạch ngói ngoại đến từ Trung Quốc và các nước ASEAN, với mức Giá chào hàng thấp hơn gạch ngói nội buộc nhiều công ty phải giảm mạnh giá bán thậm chí thấp hơn cả Giá thành, tạo nên một sự cạnh tranh quyết liệt. Trước tình hình này, công ty phải tung hàng ra bán đồng thời giảm giá để tiêu thụ hàng do lo sợ về sự giảm giá sâu như cuối năm 2009. Nhờ có sự hỗ trợ của Chính phủ như gói kích cầu 6 tỷ, ..

mà thị trường gạch ngói đã thoát khỏi khó khăn nhưng nhìn chung doanh thu tiêu thụ trong năm 2010 của đa số các công ty gạch giảm hẳn so với các năm trước, thậm chí có công ty còn bị lỗ nặng; chỉ một số ít công ty có mức doanh thu cao hơn năm trước.

Bảng 2.4: Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu năm 2008, 2009, 2010 (đơn vị tính: %)

Doanh nghiệp Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Thăng Long 27,28 15,63 -32,38

Tiên Sơn 57,03 40,53 -34,45

Hà Nội 60,13 52,998 24,91

Để thấy rõ hơn điều này thì có thể xem thêm tỷ lệ tăng trưởng của công ty năm 2008, 2009, 2010 so với công ty cùng ngành ở bảng 2.4. Theo bảng số liệu này thì từ năm 2007 đến năm 2009 doanh thu của các công ty đều có xu hướng tăng qua các năm, tuy nhiên mức tăng này lại có xu hướng giảm dần;

sang năm 2009 thì doanh thu của các công ty giảm hẳn so với các năm trước.

Đây là tình trạng chung của toàn ngành gạch ngói, chỉ có một số công ty là có mức tăng trưởng doanh thu tăng qua các năm, như Tiên Sơn. Đó là do ảnh hưởng của thị trường gạch ngói như đã phân tích ở trên. Ta có thể thấy rằng, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu của công ty thấp hơn nhiều so với hai công ty còn lại.

Ví dụ, trong năm 2009 tốc độ tăng trưởng doanh thu của Thăng Long chỉ là 15,63% trong khi tốc độ này ở Hà Nội và Tiên Sơn lại cao hơn nhiều lần lượt là 53% và 40,53%. Ngoài ra, tổng doanh thu bán ra thực hiện trong năm 2009 đạt 83% kế hoạch nhưng lại tăng 15,6% so với năm 2008, song lượng bán ra lại chỉ bằng 77,3% so với năm 2008. Đó là do đầu năm 2009 có một lượng lớn hàng tồn kho của năm 2009 và do tác động ảnh hưởng của yếu tố giá cả tăng liên tục trong 6 tháng đầu năm đã làm doanh thu tăng so với năm 2008. Tổng khối lượng bán ra trong năm đạt 86% kế hoạch, trong đó khối lượng kinh doanh gạch ngói nội chiếm tỷ trọng 94%/tổng khối lượng bán ra, khối lượng kinh doanh hàng nhập khẩu chiếm tỷ trọng quá thấp 6%. Tổng khối lượng bán ra, chỉ đạt 22,6% kế hoạch cả năm). Còn sang năm 2010 thì doanh thu đã giảm hẳn so với năm 2009 và chỉ đạt 88% kế hoạch. Những nguyên nhân chính làm cho kết quả kinh doanh của công ty trong năm 2010 không được cao và chưa hoàn thành kế hoạch về doanh thu, đó là do, chính sách thắt chặt tín dụng làm ảnh hưởng đến lượng hàng tiêu thụ của công ty và có thời điểm tỷ giá ngoại tệ (USD) biến động mạnh làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các lô hàng nhập khẩu; tình hình mưa bão, lũ lụt nặng vào cuối quý III/2010 đã làm ngập ướt kho hàng gây thiệt hại lớn cho công ty.

Như vậy có thể thấy rằng, tuy rằng rủi ro kinh doanh của công ty xét theo độ biến thiên của doanh thu là thấp, nhưng giá trị doanh thu và sự tăng trưởng doanh thu của công ty là quá thấp so với hai công ty còn lại. Do đó, đây là một thách thức đối với công ty và không phải lúc nào rủi ro kinh doanh

thấp cũng là tốt. Chính vì vậy mà công ty cần có những biện pháp hữu hiệu hơn để tạo ra sự đột phá trong công tác kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh XNK. Đồng thời, công ty cũng cần đẩy mạnh đa dạng hoá các mặt hàng hơn nữa và có các giải pháp để ngăn chặn sự tụt giảm thị phần gach ngói nội (năm 2009 giảm 25% sản lượng gạch ngói nội so với năm 2008), trong khi doanh thu của công ty chủ yếu đến từ hoạt động kinh doanh gạch ngói nội..

Phân tích rủi ro tài chính qua chỉ tiêu lợi nhuận:

Bảng 2.5: Chỉ tiêu phản ánh độ biến thiên lợi nhuận thuần kinh doanh Chỉ tiêu Công ty CP

Thăng Long

Cty CP Tiên Sơn

Cty CP Hà Nội 1. Giá trị LNKD bình

quân

10.415.772.27 0

58.031.259.79 8

30.384.532.09 4 2. Độ lệch chuẩn LNKD 5.408.044.167 27.006.912.03

0

12.535.869.99 3 3. Hệ số biến thiên

LNKD (3) = (2)/(1)

0,5192 0,4653 0,412

4. Xác suất để LN của công ty i nhỏ hơn 0 (P(LNi<0)

0,0268 0,0158 0,0078

Quá trình hoạt động của doanh nghiệp là quá trình đan xen giữa thu nhập và chi phí. Để thấy được thực chất của kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải tiến hành phân tích mối quan hệ giữa tổng thu nhập với tổng chi phí và mức lợi nhuận đạt được của doanh nghiệp. Doanh thu đóng vai trò quan trọng trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, cần phải phân tích làm rõ những nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu để từ đó hạn chế, loại bỏ những nhân tố tiêu cực, đẩy nhanh hơn nữa những nhân tố tích cực, phát huy thế mạnh của doanh nghiệp nhằm tăng doanh thu, nâng cao lợi nhuận, vì doanh thu là nhân tố quyết định tạo ra lợi nhuận, doanh thu càng lớn lợi nhuận càng cao. Lợi nhuận và doanh thu là cơ sở để tính các chỉ tiêu chất lượng khác, nhằm đánh giá hiệu quả của các quá

trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, chỉ xem xét sự biến thiên của doanh thu thì chưa đủ, mà nên nghiên cứu thêm sự biến thiên của lợi nhuận theo bảng số liệu ở bảng 2.5. Khi xem xét sự biến thiên lợi nhuận thì thấy rằng hệ số biến thiên của công ty là 0.519217, trong khi hệ số biến thiên này ở hai công ty Hà Nội và Tiên Sơn lần lượt là 0,412574067 và 0,465385589. Như vậy thì so với hai công ty cùng ngành thì hệ số biến thiên là cao nhất; mặt khác, nếu giả sử lợi nhuận của các công ty tuân theo quy luật phân phối chuẩn là N(LNKD bình quân, độ lệch chuẩn của LNKD) thì ta cũng thấy rằng xác suất để lợi nhuận âm của Thăng Long là cao hơn so với hai công ty kia. Như vậy rủi ro tài chính xét theo lợi nhuận kinh doanh của công ty cao hơn so với hai công ty còn lại. Có thể thấy rằng khi đánh giá rủi ro tài chính của công ty so với các công ty cùng ngành thông qua hệ số biến thiên của doanh thu và lợi nhuận có một chút khác biệt. Điều đó là do doanh thu là chỉ tiêu kết quả kinh doanh đơn thuần có được nhờ hoạt động kinh doanh, nhưng lợi nhuận là một chỉ tiêu thể hiện sự tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra nên sự biến động của lợi nhuận còn chịu ảnh hưởng từ sự biến động của chi phí kinh doanh nữa. Chi phí kinh doanh của công ty gia tăng đáng kể qua các năm, năm 2007 tổng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp toàn công ty là 29.903.076.557 thì sang năm 2008 con số này là 42.372.057.634 và tăng mạnh trong năm 2009 với mức chi phí là 69.531.645.818, sang năm 2010 thì mức chi phí này giảm xuống hơn một nửa chỉ còn 29.869.034.910. Việc chi phí giảm xuống này là do trong năm 2009 công ty giảm mạnh các khoản nợ vay nên trong năm 2010chi phí tài chính giảm đáng kể, đồng thời do hoạt động tiêu thụ cũng giảm và chậm nên làm cho chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp cũng giảm đáng kể so với năm 2009. Sự sụt giảm của chi phí cũng có thể là do trong năm công tác quản lý, tiết kiệm chi phí của công ty đã được thực hiện tốt. Nhìn chung, việc tốc độ tăng chi phí lớn hơn tốc độ tăng doanh thu, và trong khi tỷ lệ tăng trưởng doanh thu qua các năm có tăng nhưng lại có xu hướng giảm chậm lại thì chi phí lại tăng với tỷ lệ cao và có xu hướng đi lên đã làm ảnh hưởng đến kết quả

kinh doanh của doanh nghiệp. Và đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho mức rủi ro của chỉ tiêu lợi nhuận của công ty cao hơn so với các công ty khác.

Sự ảnh hưởng của chi phí đối với rủi ro cũng như tương quan giữa doanh thu và lợi nhuận trên giác độ rủi ro sẽ được xem xét ở chỉ tiêu đòn bẩy kinh doanh và hệ số an toàn.

- Phân tích rủi ro tài chính qua đòn bẩy kinh doanh

Đòn bẩy kinh doanh ở đây sẽ được tính bằng tỷ lệ sự thay đổi lợi nhuận kinh doanh so với sự thay đổi của doanh thu kinh doanh qua từng năm. Lợi nhuận hoạt động kinh doanh sử dụng để tính đòn bẩy kinh doanh không bao gồm lợi nhuận hoạt động tài chính (không bao gồm chi phí lãi vay). Số liệu về đòn bẩy kinh doanh của công ty Thăng Long và công ty dùng để so sánh ngành dùng cho phân tích được mô tả ở bảng dưới đây:

Bảng 2.6: Đòn bẩy kinh doanh của các công ty năm 2008, 2009

Chỉ tiêu

Cty CP Thăng

Long Cty Hà Nội Cty Tiên Sơn Trung bình ngành Năm

2008

Năm 2009

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2008

Năm 2009

1. Biến động doanh thu kinh doanh (%)

27,28365 15,6283 60,13428 52,9980 57,02657 40,5272 48,52797 154,9239 2. Biến động lợi

nhuận hoạt động kinh doanh (%)

180,8356 54,6383 79,0546 28,7844 140,5881 52,1272 116,7183 287,5056 3. Đòn bẩy kinh

doanh (3)=(2)/(1) 6,627986 3,4961 1,314635 0,5431 2,465309 1,2862 2,405177 1,855786

Bảng 2.7: Đòn bẩy kinh doanh của các công ty năm 2009, 2010 Chỉ tiêu

Cty Thăng Long Cty Hà Nội Cty Tiên Sơn Năm

2009

Năm 2010

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2009

Năm 2010 1. Biến động doanh

thu

kinh doanh (%)

15,6283 -32,3787 52,9980 -34,4513 40,5272 24,9145 2. Biến động lợi

nhuận

hoạt động kinh doanh (%)

54,6383 -44,0127 28,7844 -55,2413 52,1272 -4,0831

3. Đòn bẩy kinh doanh

(3)=(2)/(1)

3,4961 1,3593 0,5431 1,6035 1,2862 -0,1639

Theo số liệu bản trên năm 2008, đòn bẩy kinh doanh của công ty là 6,6280 có nghĩa là cứ 1% thay đổi doanh thu thì dẫn đến 6,628% thay đổi lợi nhuận của công ty, như vậy thì lợi nhuận kinh doanh của công ty có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng của doanh thu. Trong khi đó thì năm 2009 khi doanh thu thay đổi 1% thì phần trăm thay đổi lợi nhuận là 3,4961%; năm 2010 khi doanh thu thay đổi 1% thì phần trăm thay đổi lợi nhuận chỉ còn 1,3593%. Như vậy có thể thấy rằng tốc độ tăng lợi nhuận của công ty năm 2008 cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng doanh thu, nhưng sang hai năm 2009, 2010 tốc độ này đã giảm dần. Điều này có thể lý giải là do ảnh hưởng chung của thị trường thép trong nước và thế giới, giá gạch ngói biến động lên xuống thất thường. Ví dụ, trong 6 tháng đầu năm 2009 thì giá gạch ngói tăng mạnh nhưng đến 6 tháng cuối năm thì giá gạch ngói lại giảm mạnh, ngoài ra, cuối năm 2008 lượng tồn kho của công ty là khá lớn, nhưng nhờ nắm bắt được cơ hội tốt, dự báo được xu hướng biến động ở một số thời điểm quan trọng nên trong 9 tháng đầu năm hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao; đồng thời trong quý III/2009 thực hiện giảm mạnh hàng tồn kho toàn công ty, hạn chế phần lớn rủi ro khi giá giảm quá nhanh. Tuy nhiên, công tác triển khai

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro tài chính tại công ty cổ phần Viglacera Thăng Long (Trang 39 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)