Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA THĂNG LONG
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA THĂNG LONG
2.2.2 Thực trạng công tác phân tích rủi ro tài chính tại Công ty cổ phần
2.2.2.2. Thông qua các chỉ số tài chính
Công ty đang sử dụng các chỉ số tài chính để đánh giá rủi ro tài chính tại Công ty. Ngoài ra công ty còn kết hợp với đánh giá cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản.
- Chỉ tiêu về năng lực hoạt động
Bảng 2.14: Chỉ tiêu vòng quay của hàng tồn kho và khoản phải thu Công ty cổ phần VIglacera Thăng Long
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
1. Doanh thu thuần 1.183.232.464.658 1.368.151.848.677 925.162.717.796 2. Giá vốn hàng bán 1.133.676.781.768 1.285.269.420.595 887.157.483.918 3. Số dư hàng tồn kho bình quân 82.483.902.405 78.486.332.211 87.835.022.753 4. Số dư bình quân nợ phải thu 44.003.886.391 44.245.740.171 50.496.458.730 6. Vòng quay nợ phải thu 26,88927187 30,92166259 18,32133859 7. Số ngày một vòng quay nợ phải thu 13,38823906 11,64232353 19,64921931 8. Vòng quay hàng tồn kho 13,74421855 16,37571007 10,10027044 9.Số ngày một ngày vòng quay HTK 26,19283145 21,98377954 35,64260998
Theo bảng số liệu ta thấy tốc độ luân chuyển của nợ phải thu và hàng tồn kho được cải thiện dần qua các năm 2008, 2009, chỉ riêng năm 2010 tốc độ này có chiều hướng giảm dần. Phân tích số liệu của năm 2008, 2009 ta thấy rằng, vào năm 2008 tốc độ quay vòng của nợ phải thu và HTK của công ty lần lượt là 26,8893 lần và 13,7442 lần tương ứng với độ dài của một vòng quay là 13 ngày và 26 ngày. Nhưng sang năm 2008, thì tốc độ của một vòng quay nợ phải thu và HTK lần lượt là 30,9217 lần và 21,984 lần và độ dài của một vòng quay theo thứ tự lần lượt là 11 ngày và 22 ngày. Nhận xét qua 2 năm ta thấy rằng khả năng quay vòng hàng tồn kho và nợ phải thu của doanh nghiệp ngày càng tăng do tốc độ quay vòng của hàng tồn kho và nợ phải thu ngày càng nhanh hơn. Số ngày một vòng quay nợ phải thu của doanh nghiệp qua hai năm được rút ngắn từ 13 ngày năm 2008 đến năm 2009 còn 11 ngày, tuy chỉ tiêu này được rút ngắn nhưng như vậy là hiệu quả chưa cao. Bởi vì, về mặt tích cực thì việc rút giảm số ngày một vòng quay khoản phải thu của công ty là nhờ công ty đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp quản lý và đôn đốc thu hồi nợ nhất là nợ khó đòi , ví dụ trong năm 2009 công ty đã thu hồi được 7,846 tỷ đồng (/13,039 tỷ đồng đầu năm, giảm 60,17% so với đầu năm). Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tại thời điểm 31/12/2008, số công nợ khó đòi còn lớn vừa là nợ khó đòi phát sinh trong năm 2009 vừa là nợ khó đòi trong năm 2008 chuyển sang và có nhiều khoản nợ khó đòi có giá trị lớn trong nhiều năm qua chưa thu hồi được. Về mặt hạn chế là do công ty thắt chặt chính sách tín dụng nên làm cho số ngày một vòng quay nợ phải thu giảm xuống. Vào cuối mỗi tháng nếu khách hàng không thực hiện đúng quy định về thời gian thanh toán thì công ty sẽ cắt giảm số lượng hàng trên một lần đặt hàng và nếu kéo dài liên tục thì sẽ ngưng việc giao hàng. Việc này sẽ làm cho các khoản nợ phải thu khách hàng giảm xuống nhưng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty khi khách hàng chuyển sang mua hàng của doanh nghiệp khác.
Do đó mà tuy số vòng quay nợ phải thu có được cải thiện nhưng hiệu quả là chưa cao. Tuy nhiên, nếu so sánh với thời hạn cho nợ trong chính sách tín dụng của công ty đối với khách hàng là 30 ngày, thì kỳ thu nợ bình quân của
công ty là tương đối ổn vì kỳ thu nợ của công ty là không quá dài do đó sẽ hạn chế việc khách hàng chiếm dụng vốn của công ty quá lâu.
Tốc độ luân chuyển của HTK tăng qua hai năm đồng thời độ dài của một vòng quay giảm cho thấy chu trình lưu chuyển hàng hóa của công ty ngày càng được cải thiện như vậy sẽ hạn chế việc hàng hoá bị ứ đọng, luân chuyển không tốt đồng thời sẽ tiết kiệm được nhiều khoản chi phí liên quan đến việc bảo quản, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Bảng 2.15: Chỉ tiêu vòng quay của hàng tồn kho và khoản phải thu của các công ty Hà Nội và Tiên Sơn
Chỉ tiêu Hà Nội Tiến Sơn
2008 2009 2008 2009
1. Vòng quay nợ phải thu 32,46437 51,29257 14,19075 20,2565 2. Số ngày một vòng quay
nợ phải thu 11,08907952 7,01855973 25,36863124 17,77203037 3. Vòng quay hàng tồn
kho 16,31906 13,4833 37,4124 40,3005
4. Số ngày một ngày vòng
quay HTK 22,06009891 26,69968242 9,622480978 8,93288326 Xem xét trong mối tương quan so sánh với các công ty cùng ngành thì các chỉ tiêu phản ánh số vòng quay nợ phải thu và HTK của công ty là là kém hiệu quả hơn. Ví dụ, so sánh về kỳ thu nợ bình quân, đối với công ty Hà Nội chỉ tiêu này chỉ là 11 ngày năm 2008 và năm 2009 chỉ còn 7 ngày, còn công ty Tiên Sơn thì năm 2008 chỉ tiêu này là 24 ngày và năm 2008 là 17 ngày.
Điều này chứng tỏ khả năng thu hồi nợ của Thăng Long tuy có được cải thiện nhưng so với các công ty cùng ngành như vậy là quá thấp. Số ngày quay vòng hàng tồn kho của công ty cũng tương tự như vậy, năm 2008 số ngày một vòng quay HTK của công ty là 26 ngày trong khi công ty Tiên Sơn chỉ có 10 ngày.
Tóm lại, khi phân tích khả năng thanh toán của công ty ta thấy rằng các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của công ty tuy có được cải thiện qua các năm nhưng so với mức trung bình chung của toàn ngành thì cũng chưa thể nói là tốt hoàn toàn và đạt hiệu quả cao được. Để cải thiện khả năng thanh toán của mình thì công ty cần phải quan tâm đến các chỉ tiêu như: khả năng
thanh toán nhanh, khả năng thanh toán tức thời và vòng quay HTK. Điều này có nghĩa là công ty phải thực hiện tốt hơn nữa các biện pháp thu hồi nợ, xem xét lại các chính sách tín dụng…để hạ thấp tỷ trọng các khoản nợ phải thu trong tổng tài sản ngắn hạn. Bên cạnh đó công ty cũng phải có các phương án luân chuyển HTK, tiêu thụ hàng hoá cho phù hợp, vì đặc điểm của HTK của công ty là các sản phẩm gạch ngói dễ bị gỉ, giảm chất lượng khi điều kiện thời tiết thay đổi cũng như giá cả lên xuống khó lường, do đó công ty sẽ tốn chi phí bảo quản và lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
- Tỷ số quản lý nợ
Tỷ lệ nợ: một trong những nguyên nhân chính làm cho mức rủi ro tài chính của công ty giảm qua các năm đó chính là ảnh hưởng của tỷ lệ nợ doanh nghiệp sử dụng trong cấu trúc nguồn vốn của mình. Để thấy rõ điều này ta xem xét bảng sau
Bảng 2.16 : Bảng phân tích tỷ lệ nợ vay trong tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch
2009/2008 2010/2000 1. Vay và nợ ngắn
hạn (đồng) 120.117.241.887 10.675.700.182 104.321.092.519 -
109.441.541.705 93.645.392.337 2. Nguồn vốn chủ sở
hữu (đồng) 81.533.549.466 115.134.137.377 111.783.961.615 33.600.587.911 -3.350.175.762 3. Tổng nguồn vốn
(đồng) 242.936.628.829 175.955.599.465 264.649.607.275 -66.981.029.364 88.694.007.810 4. Tỷ lệ nợ vay trên
NVCSH (%) 147,3225 9,2724 93,3238
3. Tỷ lệ nợ vay trong
tổng nguồn vốn (%) 49,4439 6,0673 39,4186
Qua bảng 2.16 ta thấy rằng nhìn chung tỷ lệ nợ vay trên nguồn vốn chủ sở hữu trong 2 năm 2008, 2010 là khá cao (năm 2008 lên tới 147,3%) và các khoản nợ vay này cũng chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng nguồn của công ty. Điều này sẽ làm cho công ty phải gánh chịu rủi ro lớn khi biến động lãi suất theo chiều hướng gia tăng. Tuy nhiên, do trong năm 2009 khoản nợ vay và nợ ngắn hạn của công ty giảm rất mạnh, giảm đến 109.441.541.705 đồng tương ứng 62,74% so với năm 2008 và tỷ lệ nợ vay trong tổng nguồn vốn chỉ có 6,067%. Sự giảm mạnh nợ vay này có thể là do trong năm 2009 các ngân hàng thắt chặt việc cho vay, lãi suất vay ngân hàng từ dưới 10% lên tới 20-
21%/năm nhưng cũng khó vay. Chính sự giảm mạnh này, mà tính trung bình qua các năm thì rủi ro tài chính của công ty có xu hướng giảm. Cho nên, nếu kết luận rủi ro tài chính của công ty giảm qua các năm là tốt thì cũng chưa khả quan vì về mặt dài hạn công ty vẫn gặp phải nhiều rủi ro nếu duy trì một cơ cấu vốn được tài trợ bởi nguồn vay nợ ngắn hạn lớn như vậy do doanh thu và lợi nhuận của công ty phụ thuộc rất nhiều vào vốn vay, và rất nhạy cảm với chính sách tiền tệ.
Khả năng thanh toán lãi vay
Bảng 2.17: Khả năng thanh toán lãi vay công ty Viglacera Thăng Long, Hà Nội, Tiên Sơn
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1. Chi phí lãi vay 8.682.015.332 6.733.290.817 14.942.254.429 4.099.261.068 2. Lợi nhuận trước thuế
và lãi vay 13.239.573.867 18.025.324.642 39.748.096.191 14.209.506.671 3. Khả năng thanh toán lãi
vay của Thăng Long (3)=(2)/(1)
1,524942466 2,677045316 2,660113732 3,466358067 4. Khả năng thanh toán
lãi vay của Hà Nội 3,645803405 6,254126026 2,219727445 2,354554008 5. Khả năng thanh toán
lãi vay của Tiên Sơn 3,573195634 4,040304427 4,22976534 4,506180253
Khả năng trả nợ lãi vay của Công ty cổ phần Viglaera Thăng Long tăng dần bốn năm từ 2007-2010 lần lượt là 1,525 lần, 2,677 lần, 2,66 lần và 3,466 lần có nghĩa là doanh nghiệp hoạt động sinh ra lợi nhuận đủ khả năng bù đắp lại chi phí lãi vay mà doanh nghiệp phải thanh toán do việc sử dụng nợ. Qua sự thay đổi theo chiều hướng tăng lên của khả năng thanh toán lãi vay cho thấy khả năng trả nợ lãi vay của doanh nghiệp ngày càng được cải thiện, mức độ rủi ro trong hoạt động tài chính cũng giảm và hiệu quả sử dụng vốn vay cũng khá tốt. Có sự tiến bộ này là lợi nhuận của công ty tăng qua các năm và luôn hoàn thành kế hoạch đề ra. Ngoài ra, cũng cần phải đến chính sách hỗ trợ lãi suất của Chính phủ đối với ngành gạch ngói.
Trong khi đó, khả năng trả nợ lãi vay của Hà Nội lại có sự biến động mạnh qua các năm lúc tăng lúc giảm, cụ thể chỉ tiêu này qua các năm 2007- 2010 lần lượt là 3,646 lần; 6,2541 lần; 2,22 lần và 2,3546 lần. Còn công ty
Tiên Sơn lại có xu hướng tăng đều qua các năm lần lượt là 3,5731 lần; 4,0403 lần; 4,23 lần và 4.506 lần. Do đó, nếu so sánh với doanh nghiệp trong cùng ngành thì ta thấy doanh nghiệp có khả năng thanh toán lãi vay vẫn thấp hơn có nghĩa là rủi ro tài chính của doanh nghiệp vẫn cao hơn. Nhưng nhìn sự biến động thì ta thấy công ty Tiên Sơn có xu hướng cải thiện khả năng thanh toán lãi vay và ổn định qua các năm.
Chi phí lãi vay: do trong năm 2010 lãi suất vay tăng cao cùng với số dư nợ vay cuối năm 2009 chuyển sang còn cao nên trong năm 2010 chi phí lãi vay của công ty là khá cao hơn 17 tỷ đồng. Sang năm 2010 do sự giảm mạnh khoản nợ vay trong năm 2009 cùng với chính sách hỗ trợ lãi suất 4% của chính phủ nên lãi vay giảm mạnh chỉ còn hơn 4 tỷ đồng. Với sự biến động giảm mạnh từ năm 2009 sang năm 2010 đã làm cho đòn bẩy tài chính năm 2010 của công ty khá cao. Việc lãi suất các năm của công ty không cao lắm là do có sự hỗ trợ lãi suất của chính phủ, trong tương lai khi không còn sự hỗ trợ này nữa đồng nghĩa với lãi suất cao thì chi phí lãi vay sẽ tăng lên và do đó rủi ro tài chính của công ty cũng có khả năng tăng cao.
Ngoài ra còn có nhân tố thuế suất thuế thu nhập của doanh nghiệp nhưng không nhiều. Do doanh nghiệp mới chuyển sang hình thức cổ phần vào năm 2007 nên trong hai năm 2007, 2008 doanh nghiệp được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp. Còn trong 2 năm 2009 và 2010 thì mức thuế suất thuế TNDN mà công ty phải nộp là 25%.
- Khả năng sinh lợi của doanh nghiệp
Bảng 2.18: Khả năng sinh lợi của các công ty Thăng Long
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Trung bình
1. Doanh thu thuần 1.183.232.464.658 1.368.151.848.677 925.162.717.796 2. Lợi nhuận sau thuế 11.292.033.825 24.805.841.762 10.110.245.603 3. Tổng tài sản 242.936.628.829 175.955.599.465 264.649.607.275
4. Tỷ suất LN/DT(4)=(2)/(1) 6,1626 1,8130 1,0924 3,0226 5. Tỷ suất LN/TS (5)=(2)/(3) 4,6481 14,0977 3,8202 7,5329 6. Vòng quay TS
(6) = (1)/(3) 4,8705 7,7755 3,4958 5,3806
Theo bảng 2.18 ta thấy khả năng sinh lợi của Công ty Viglacera Thăng Long qua các năm 2008, 2009, 2010 lần lượt là điều mang giá trị dương chúng tỏ công ty làm ăn có hiệu quả. Hoạt động kinh doanh của công sinh ra mức lợi nhuận bù đáp được tất cả các chi phí đã bỏ ra. Đạt hiệu quả cao trong năm 2008 song lại giảm trong năm 2009 và năm 2010 thì giảm không đáng kể. Tuy nhiên cần phải kết hợp với nhiều yếu tố khác nữa. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu trong năm 2008 là 6.1626%, có nghĩa là doanh nghiệp hoạt động sinh ra lợi nhuận đủ khả năng bù đáp các chi phí mà cônng ty cần thanh toán. Còn tỷ suất lợi nhuận trên tài sản cũng mang giá trị dương là 4,8705%, Kết hợp với vòng quay tài sản ta thấy, trong năm 2008 hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp đạt kết quả cao là mỗi đồng tài sản tạo ra được 4,8705 lần doanh thu trong kỳ. Cũng nhờ đó mà mức lợi nhuận thu được cũng cao từ đó cũng tạo ta mức lợi nhuận như mong muốn. Sang năm 2009 thì giảm hơn 5 lần sao với năm 2008 song kết hợp với tỷ suất lợi nhuận trên tài sản và vòng quay tài sản thì công ty kinh doanh có hiệu quả. Và trong năm 2009 thì doanh nghiệp vẫn kinh doanh có hiệu quả mặc dù không bằng 2 năm trước. Tuy nhiên, đây là tình hình chung của nền kinh tế trong nước cũng như trên thế giới đó là sự khủng hoảng của nền kinh tế toàn cầu.
Nhìn chung khả năng sinh lợi của công ty qua 3 năm là có sự biến động không ổn định nhưng vẫn đạt được hiệu quả kinh doanh