Tình hình cơ bản của tỉnh Quảng Trị

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh quảng trị (Trang 41 - 46)

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TỈNH QUẢNG TRỊ

2.1. Tình hình cơ bản của tỉnh Quảng Trị

Quảng Trị có 10 đơn vị hành chính với diện tích tự nhiên 4.739,8 km2, nằm trên tọa độ từ 16018 đến 17010 vĩ độ Bắc, 106032 đến 107034 kinh độ Đông [19].

Phía Bắc giáp huyện Lệ Thuỷ (tỉnh Quảng Bình), phía Nam giáp huyện Phong Điền và A Lưới (tỉnh Thừa Thiên-Huế), phía Đông giáp Biển Đông và phía Tây giáp tỉnh Savanakhet và tỉnh Salavan của Lào.

Quảng Trị có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với nền nhiệt độ cao, ánh sáng và mưa, ẩm dồi dào tạo thuận lợi trong phát triển các loại cây trồng nông, lâm nghiệp.

Quảng Trị là vùng có khí hậu khá khắc nghiệt. Từ tháng 3 đến tháng 9 có gió Tây Nam thổi mạnh gây nên hạn hán. Từ tháng 10 đến tháng 2 có gió mùa Đông Bắc kèm theo mưa dễ gây nên lũ lụt làm ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất.

Quảng Trị có hệ thống sông ngòi khá dày đặc với mật độ trung bình 0,8-1 km/km2. Toàn tỉnh có 12 con sông lớn nhỏ, tạo thành 03 hệ thống sông chính là sông Bến Hải, sông Thạch Hãn và sông Ô Lâu (Mỹ Chánh). Với đặc điểm địa hình bề ngang hẹp và dãy Trường Sơn núi cao ở phía Tây nên các sông của Quảng Trị thường ngắn và dốc. Đặc điểm này cũng là điều kiện phát triển mạng lưới thuỷ điện, phổ biến nhiều ở miền núi vùng Đakrông, Hướng Hoá. Sông ngòi có vai trò rất quan trọng, cung cấp nguồn nước phục vụ tưới tiêu, sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Quảng Trị có tài nguyên khoáng sản khá phong phú và đa dạng, nhưng trữ không lớn lắm. Toàn tỉnh có khoảng 130 mỏ và điểm khoáng sản.Các loại khoáng sản chủ yếu gồm vàng, titan, cát trắng, cao lanh, than bùn, nguyên liệu sản xuất xi măng, đá vôi, nước khoáng… trong đó tài nguyên khoáng sản để sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng chiếm số lượng lớn. Đây là loại tài nguyên tạo điều kiện để Quảng Trị có thể phát triển công nghiệp xi măng và vật liệu xây dựng.

Đại học kinh tế Huế

2.1.2. Tình hình kinh tế- xã hội

2.1.2.1.Tình hình dân số và lao động của tỉnh

Dân số và lao động của tỉnh Quảng Trị được thể hiện qua bảng dưới đây.

Bảng 2.1: Tình hình dân số và lao động của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2014-2016

ĐVT: Người

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2016/2015

SL % SL % SL % ± %

Tổng dân số 616570 100 619948 100 623528 100 6958 101,13

-Nam 303827 49,28 305645 49,30 306041 49,08 2214 100,73

-Nữ 312743 50,72 314303 50,70 317487 50,92 4744 101,52

Tổng lao động 348640 100 349715 100 348854 100 214 100,06 Theo giới tính 348640 100 349715 100 348854 100 214 100,06

-Nam 172019 49,34 174571 49,92 175279 50,24 3260 101,90

-Nữ 176621 50,66 175144 50.08 173575 49.76 -3046 98.28

Theo khu vực 348640 100 349715 100 348854 100 214 100,06 -Thành thị 99079 28,42 97936 28,00 96977 27,80 -2102 97,88 -Nông thôn 249561 71,58 251779 72,00 251877 72,20 2316 100,93

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị 2016) Về dân số, tỉnh Quảng Trị có cơ cấu dân số tương đối đều giữa nam và nữ. So sánh dân số năm 2016 và năm 2014 có sự gia tăng dân số nhẹ. Dân số năm 2016 là 623.528 người [11] bằng 101,13% dân số năm 2014, tăng 1,13%. Như vậy tỷ lệ gia tăng dân số khá chậm. Theo giới tính, năm 2016 tỷ lệ dân số nam có tăng 0,73% so với năm 2015 và dân số nữ tăng 1,52% so với năm 2014.

Về cơ cấu lao động, trong 3 năm không có nhiều biến động trong tăng số dân ở độ tuổi lao động, qua 3 năm chỉ tăng 214 lao động với tỷ lệ 0,6%. Theo giới tính, tỷ lệ lao động nam năm 2016 có tăng nhẹ, chỉ 1,9% so với năm 2014 và lao động nữ giảm còn 98,28%. Cơ cấu lao động phân theo thành thị, tỷ lệ lao động ở thành thị có

Đại học kinh tế Huế

giảm qua 3 năm. Năm 2016 chỉ bằng 97,88% so với năm 2014 và lao động ở nông thông không tăng nhiều, năm 2016 tăng 0,93% so với năm 2014.

Như vậy, dân số và lao động của tỉnh Quảng Trị không có nhiều biến đổi quá lớn. Dân số và lao động của tỉnh chủ yếu xuất phát từ trong tỉnh và ít có hiện tượng di dân hay các lao động khác đến làm viêc. Chính quyền các cấp và người dân kiểm soát được tỷ lệ sinh để dân số kế hoạch hóa gia đình được thực hiện tốt, và các chính sách về lao động, thu hút lao động và việc làm chưa tạo ra được động lực để thu hút lao động về tỉnh Quảng Trị.

2.1.2.2. Tình hình nghèo đói

Diễn biến tình hình nghèo đói của tỉnh Quảng Trị được thể hiện qua bảng dưới đây.

Bảng 2.2: Tình hình giảm nghèo của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2014-2016 ĐVT: Hộ Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2016/2014

SL % SL % SL % ± %

Tổng số hộ 160545 100 170246 100 162985 100 2440 101,52 Số hộ nghèo 12849 8,00 11781 6,92 25148 15,43 12299 195,72 Hộ cận nghèo 14233 8,87 12138 7,13 11319 6,94 -2914 79,53 Hộ còn lại 133463 83,13 146327 85,95 126518 77,63 -6945 94,80

(Nguồn Sở LĐ,TB&XH tỉnh Quảng Trị) Trong giai đoạn 2014-20016, thông qua tác động, hiệu quả của việc thực hiện các chương trình, chính sách, dự án giảm nghèo trên địa bàn tỉnh, đã có nhiều hộ thoát nghèo nhưng vẫn còn nhiều hộ phát sinh nghèo và tái nghèo. Năm 2015 so với năm 2016, kết quả giảm nghèo đã giảm từ 8% xuống còn 6,92%. Tuy nhiên, năm 2016, khi áp dụng theo chuẩn nghèo đa chiều mới, áp dụng thêm số đo các dịch vụ xã hộ cơ bản bên cạnh số tiêu chuẩn thu nhập, số hộ nghèo tỉnh Quảng Trị đã tăng vọt lên đến 15,43%. Như vậy, năm 2016, số hộ nghèo của Quảng Trị là 25.148 hộ, lớn hơn nhiều so với mức bình quân chung của cả nước (khoảng 10%). Số hộ nghèo

Đại học kinh tế Huế

cao là gánh nặng cho tỉnh, cho TW trong xây dựng chính sách và thực thi chính sách để thực hiện mục tiêu giảm nghèo của Quảng Trị.

2.1.2.3. Tình hình kinh tế

Kinh tế tỉnh Quảng Trị đã có những chuyển biến tích cực những năm qua, cụ thể được thể hiện qua bảng dưới đây.

Bảng 2.3: GDP tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2014-2016

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Bình

quân

Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % (%)

Nông-lâm-ngư

nghiệp 4648,5 23,6 4768,1 22,6 4856,5 21,5 2,21

Công nghiệp - xây

dựng 7425,8 37,7 7976,1 37,8 8653,9 38,4 7,95

Thương mai-Dịch

vụ 7622,7 38,7 8332,8 39,5 9035,5 40,1 8,87

Tổng cộng 19697 100 21077 100 22546 100 6,99 (Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Trị năm 2016) Trong giai đoạn 2014-2016, tình hình kinh tế của tỉnh Quảng Trị ngày càng phát triển, với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá và có xu hướng ngày càng tăng.Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) bình quân giai đoạn này đạt 6,99%; trong đó khu vực nông-lâm-ngư nghiệp tăng 2,21%/năm, khu vực công nghiệp-xây dựng tăng 7,95%,/năm; khu vực thương mại dịch vụ tăng 8,87%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2016 là 36 triệu đồng [11]. Cơ cấu kinh tế theo nhóm ngành chuyển dịch đúng hướng, phù hợp với định hướng của cả nước đó là tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông - lâm – ngư nghiệp. Từ năm 2014 đến 2016, cơ cấu tổng sản phẩm theo ngành kinh tế (giá hiện hành) của khu vực công nghiệp - xây dựng tăng liên tục từ 37,7% năm đến 38,4%, ngành dịch vụ tăng từ 38,7% năm 2014 lên 40,1% năm 2016. Ngược lại, khu vực nông - lâm - thủy sản giảm từ 23,6% năm 2014 xuống 21,5% năm 2016.

Đại học kinh tế Huế

2.1.2. Cơ sở hạ tầng

Hệ thống giao thông đường bộ của tỉnh Quảng Trị khá phát triển và thuận lợi để phục vụ nhu cầu đi lại, giao thương với các khu vực lân cận. Tỉnh có đường sắt Bắc Nam, đường quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh chạy qua. Đặc biệt có đường 9 nối với đường liên xuyên Á qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo sang Lào. Hiện tại, các tuyến quốc lộ được đầu tư nâng cấp, mở rộng. Các tuyến đường tỉnh, đường huyện nối các trung tâm phát triển đã được nhựa hóa.

Về giao thông đường thủy, cảng Cửa Việt đang được đầu tư nâng cấp để đón tàu có tổng trọng tải đến 5.000 DWT. Cảng biển nước sâu Mỹ Thủy gắn với Khu kinh tế Đông Nam (cửa ngõ gần nhất ra biển Đông của tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây) đã được Chính phủ phê duyệt quy hoạch và đang xúc tiến đầu tư để có thể đón tàu có tổng trọng tải 100.000 DWT.

Bưu chính viễn thông của tỉnh phát triển khá đồng bộ. Hệ thống cấp điện, nước dùng cho sinh hoạt và sản xuất được đảm bảo. Tuy nhiên ở các vùng sâu vừng xa, vùng nghèo đặc biệt khó khăn như ở huyện Đakrông đang còn nhiều khó khăn về hệ thống điện và các cơ sở hạ tầng khác. Các dịch vụ vận tải, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giáo dục...nhìn chung đang phát triển khá nhanh. Tỉnh Quảng Trị đang đầu tư nâng cấp nhiều nơi trên địa bàn TP Đông Hà, thị trân Lao Bảo với mục tiêu trở Thành phố Đông Hà sẽ trở thành đô thị loại II, Thị trấn Lao Bảo lên Thị xã trước năm 2020.

Hệ thống Y tế của tỉnh khá đầy đủ để phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh. Tỉnh có 13 cơ sở công lập, phục hồi chức năng với 1.470 giường bệnh trong đó có 02 bệnh viện tuyến tỉnh; 09 bệnh viện tuyến huyện, thị xã; 01 bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng; 01 phòng quản lý sức khỏe cán bộ tỉnh; 142 cơ sở y tế tư nhân…Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị có quy mô 500 giường bệnh được đầu tư mới và đảm bảo tốt nhu cầu khám, chữa bệnh cho người dân.

Hệ thống giáo dục đại học và cao đẳng, trung cấp tại Quảng Trị đang còn ít.

Hiện tại có 1 phân hiệu Đại học thuộc Đại học Huế, 2 trường Cao đẳng, 4 trường

Đại học kinh tế Huế

Trung cấp nghề và một số trung tâm hướng nghiệp - dạy nghề phục vụ nhu cầu đào tạo cho học viên trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh quảng trị (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)