CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TỈNH QUẢNG TRỊ
2.6. Đánh giá chung về công tác quản lý vốn đầu tư các dự án xây dựng CSHT thuộc chương trình MTQG giảm nghèo bền vững tỉnh Quảng Trị
2.6.1. Kết quả đạt được
Thứ nhất, các công trình xây dựng CSHT được đầu tư bằng nguồn vốn thuộc chương trình MTQG giảm nghèo bền vững cơ bản đã được triển khai đúng quy định, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng hệ thống hạ tầng các vùng nghèo, vùng đặc biệt khó khăn và vùng bãi ngang ven biển thuộc đối tượng thụ hưởng của chương trình..
Đại học kinh tế Huế
Thứ hai, công tác đầu tư xây dựng CSHT thuộc chương trình MTQG giảm nghèo bền vững cũng đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp chính quyền bằng các văn bản chỉ đạo có tính cụ thể, rõ ràng để hoạt động đầu tư được đưa vào quy trình, ổn định nhằm mang lại hiệu quả cho các xã hưởng lợi. Bên cạnh đó tỉnh cũng đã sắp xếp được bộ máy tổ chức thực hiện chương trình và phân công nhiệm cụ cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị liên quan. Việc thành lập ban chỉ đạo cấp tỉnh, ban chỉ đạo cấp huyện, ban quản lý xã đã tạo ra cách thức làm việc bài bản, phân cấp cụ thể và có quy trình thực hiện các công việc liên quan.
Thứ ba, về cơ cấu thực hiện các dự án và cơ cấu các công trình được xây dựng cơ bản được bố trí phù hợp với nhu cầu của các xã nghèo và điều kiện cấp vốn của TW và tỉnh Quảng Trị trong đó tập trung cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông nhằm mang lại điều kiện đi lại, giao thương, buôn bán của người dân trên địa bàn. Bên cạnh đó cơ cấu chi phí thành phần của tổng mức đầu tư khá phù hợp với thực tế.
Thứ tư, công tác lập kế hoạch vốn đầu tư các dự án xây dựng CSHT thuộc Chương trình cơ bản phù hợp Quy hoạch xây dựng nông thôn mới, kế hoạch phát triển KT-XH tại địa phương và với mục tiêu của Chương trình, nội dung kế hoạch vốn đầu tư đầy đủ, chi tiết. Trong công tác lập kế hoạch đã có tổ chức họp dân, có sự tham gia của cộng đồng nên đã tăng cường được vai trò của nhân dân, tạo sự đồng thuận trong việc sử dụng vốn đầu tư vào các mục tiêu của Chương trình.
Thứ năm, công tác phân bổ vốn đã dựa trên căn cứ tiêu chí chính xác và có sự phối hợp chặt chẽ của các bên liên quan.
Thứ sáu, công tác đấu thầu đã tuân thủ quy định của Luật Đấu thầu và đã lựa chọn được những nhà thầu uy tín, để đảm bảo chất lượng thi công
Thứ bảy, công tác tạm ứng, thanh toán, quyết toán vốn. Đối với tạm ứng vốn, hồ sơ thực hiện thủ tục tạm ứng khá đơn giản, và xử lý hồ sơ tạm ứng ở KBNN khá chuyên nghiệp, chính xác. Đối với thanh toán vốn, hồ sơ nghiệm thu công trình hoàn thành đầy đủ, chi tiết và thời gian hoàn thành nghiệm thu nhanh chóng.. Đối với quyết toán vốn, cũng đã có sự cải thiện như trong hồ sơ rõ ràng, chi tiết về các chi phí và đã loại được những chi phí không hợp lý.
Đại học kinh tế Huế
Thứ tám, kết quả thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2014-2016 đã góp phần làm thay đổi đáng kể diện mạo, cơ sở hạ tầng thiết yếu của các xã ĐBKK trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, phần nào hoàn thiện, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, tăng cường thu nhập cho người dân, từng bước góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh.
2.6.2. Một số tồn tại
Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số tồn tại, vướng mắc như sau:
Thứ nhất, về cơ chế, chính sách: Nhiều văn bản hướng dẫn được ban hành chậm khiến cho địa phương còn lúng túng trong việc triển khai, thực hiện các nội dung quy định của Chương trình.
Thứ hai, về công tác lập kế hoạch: Tính khả thi và hiệu quả công tác lập kế hoạch vốn đầu tư các dự án xây dựng CSHT thuộc Chương trình còn chưa cao, thể hiện ở khoảng cách khá xa trong cân đối giữa nhu cầu và khả năng cân đối, huy động vốn. Hiệu quả công tác lập kế hoạch chưa cao thể hiện ở mức độ phải điều chỉnh kế hoạch vốn, điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án. Điều này làm ảnh hưởng đến kế hoạch vốn chung và vào cuối năm, các cơ quan quản lý phải điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với yêu cầu đặt ra. Thời gian gần đây, do quản lý chặt chẽ hơn nên tỉ lệ điều chỉnh có giảm nhưng vẫn chưa đáng kể.
Thứ ba, về công tác phân bổ vốn: Đối với phân bổ vốn, hạn chế lớn nhất là tiến độ phân bổ vốn. Công tác phân bổ vốn ở tỉnh còn phụ thuộc lớn vào công tác lập, phân bổ vốn của TW nên việc bố trí vốn hàng năm chưa được chủ động, khi có quyết định phân bổ nguồn vốn Chương trình MTQG của Bộ KH&ĐT thì tỉnh mới có cơ sở để rà soát, phân bổ chi tiết danh mục. Nhiều địa phương ở địa bàn vùng sâu vùng xa còn chậm tiếp cận nguồn vốn dẫn đến chậm trong việc triển khai các bước phân khai vốn và triển khai thi công. Nhiều nơi do nhu cầu đầu tư cao và yêu cầu thực tế phải đầu tư nhiều công trình, đạt nhiều mục tiêu cùng lúc nên công trình đầu tư và bố trí vốn còn dàn trải, chưa phù hợp với tiến độ.
Đại học kinh tế Huế
Thứ tư, về công tác đấu thầu: Công tác lựa chọn nhà thầu chưa thực sự đảm bảo công bằng và công tác chỉ định thầu của công trình chưa được thực hiện chặt chẽ theo quy định.
Thứ năm, về công tác tạm ứng, thanh toán, quyết toán vốn: Đối với công tác tạm ứng vốn, quy trình tạm ứng chưa thực sự nhanh, gọn lẹ và thời gian cấp phát tạm ứng muộn hơn so với quy định. Đối với công tác thanh toán vốn, thủ tục thanh toán chưa thực sự đơn giản; thời gian giải quyết hồ sơ thanh toán vốn còn chậm và một số trường hợp phải để nợ đọng nên phải nợ đơn vị thi công. Đối với công tác quyết toán vốn, chủ đầu tư nộp báo cáo quyết toán còn muộn, thời gian thẩm tra hồ sơ quyết toán chậm so với quy định và có một số chi phí của dự án chưa được loại bỏ dẫn đến chưa phù hợp, phải điều chỉnh.
Thứ sáu, đối với công tác kiểm tra, kiểm soát vốn vẫn chưa được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt chu trình thực hiện dự án, công tác kiểm tra chưa thực sự quyết liệt, mạnh mẽ nên kết quả kiểm tra còn chưa đáng tin cậy trong việc phản ánh tình trạng quản lý và sử dụng vốn.
2.6.3. Nguyên nhân một số tồn tại
Thứ nhất, do ban hành các cơ chế, chính sách, văn bản hướng dẫn của các cơ quan quản lý Nhà nước chưa kịp thời. Thông tư ban hành muộn, đặc biệt đến ngày 30 tháng 12 năm 2016 mới ban hành thông tư 349/2016/TT-BTC trong đó mới quy định thời gian phân bổ chi tiết và giao kế hoạch vốn phải hoàn thành trước 31 tháng 12 của năm trước năm kế hoạch.
Thứ hai, do công tác lập kế hoạch thực hiện chương trình thực hiện chưa thực sự nghiêm túc, nhiều nơi tổ chức họp dân và lấy ý kiến một cách hình thức trong khi đây là căn cứ đầu tiên để lập kế hoạch vốn cho chương trình. Bên cạnh đó nguồn vốn của tỉnh Quảng Trị đa số là vốn từ TW nên luôn phụ thuộc lớn vào sự phân bổ vốn từ TW dẫn đến vốn phải phân bổ, bổ sung nhiều lần mới đảm bảo kế hoạch.
Thứ ba, do năng lực một số Ban quản lý cấp xã còn hạn chế, đặc biệt là nghiệp vụ kế toán, ảnh hưởng rất nhiều đến công tác giải ngân, quyết toán; bên cạnh đó công tác cập nhật, lưu trữ, quản lý hồ sơ, chứng từ liên quan đến công trình phục vụ
Đại học kinh tế Huế
công tác kiểm tra, quyết toán sau khi công trình hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng chưa được thực hiện có khoa học và thường tiến hành chậm chạp. Đăc biệt đối với các xã vùng sâu, vùng xa có cán bộ là dân tộc thiểu số thì thực hiện các nội dung này còn hạn chế hơn.
Thứ tư, do công tác chỉ đạo, điều hành, kiểm tra giám sát chưa chặt chẽ nên để xảy ra tình trạng lãng phí nguồn vốn của chương trình. Việc đánh giá, theo dõi thực hiện các chính sách, dự án hoặc các giải pháp giảm nghèo có lúc, có nơi triển khai chưa kịp thời, làm ảnh hưởng đến kết quả chung của chương trình.
Thứ năm, do năng lực cán bộ trực tiếp làm công tác giám sát đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và công tác giảm nghèo ở cấp xã còn hạn chế, nhất là trong triển khai áp dụng các quy định mới về quản lý và tổ chức thực hiện nguồn vốn đầu tư công...
Thứ sáu, do công tác phối hợp giữa các cơ quan liên quan còn chưa thực sự chặt chẽ, công tác chỉ đạo chung trong hoàn tất các thủ tục tạm ứng, thanh toán, quyết toán chưa tốt nên các công việc thường thực hiện muộn hơn so với quy định.
Đại học kinh tế Huế