CHƯƠNG 1 NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ AN NINH TÀI CHÍNH NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ AN NINH TÀI CHÍNH
1.3. Kinh nghiệm đảm bảo an ninh tài chính tại một số doanh nghiệp ngành hàng không trên thế giới và bài học rút ra đối với Việt Nam
Trong kinh doanh, để nhanh chóng đạt được mục tiêu kinh doanh, các doanh nghiệp NHK cũng như tất cả các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực kinh doanh đều không ngừng học hỏi kinh nghiệm của các doanh nghiệp khác ở trong và ngoài nước. Kinh nghiệm không chỉ được học hỏi từ những doanh nghiệp thành công trong việc nâng cao được hiệu quả kinh doanh, giá trị doanh nghiệp
44
mà còn học hỏi kinh nghiệm từ những doanh nghiệp thất bại trong kinh doanh để rút ra những bài học quý giá cho mình. Sau đây là kinh nghiệm trong kinh doanh của một số doanh nghiệp NHK của các hãng hàng không nước ngoài.
1.3.1. Kinh nghiệm đảm bảo an ninh tài chính tại một số doanh nghiệp hàng không trên thế giới
1.3.1.1. Kinh nghiệm tại các doanh nghiệp hàng không Mỹ
Một ví dụ điển hình về việc khắc phục khó khăn trong thời kỳ kinh tế toàn cầu bị khủng hoảng, đó chính là các hãng hàng không nước Mỹ. Để được nền kinh tế hàng không phát triển như hiện nay, năm 1978, Chính phủ Mỹ đã gỡ bỏ các quy tắc đã được thiết lập trước đó nhằm kiểm soát NHK Mỹ, kìm hãm sự phát triển của ngành này. Ngay sau đó, các doanh nghiệp NHK bị lỗ làm dấy lên làn sóng sáp nhập và đến năm 1982 các doanh nghiệp NHK đã bắt đầu tăng trưởng trở lại.
Từ năm 2001, NHK Mỹ đã rơi vào tình trạng khốn đốn với mức thua lỗ tới 32 tỷ USD sau nhiều biến cố và sự cạnh tranh gay gắt của các hãng hàng không giá rẻ. Phá sản trở thành hiện tượng phổ biến của các hãng hàng không Mỹ do chi phí nhiên liệu leo thang cùng với giá dầu mỏ đẩy chi phí tăng lên trong khi doanh thu không đủ bù đắp chi phí. Ngay cả hai trong số những hãng hàng không lớn nhất của Mỹ là Delta Air Lines và Northwest Airlines cũng đã phải đệ đơn xin bảo hộ phá sản. Để tránh phá sản, nhiều hãng hàng không Mỹ đã cố gắng giảm chi phí theo gương các hãng hàng không giá rẻ, hoặc sáp nhập với các hãng này. Như hãng hàng không US Airways sáp nhập với hãng hàng không giá rẻ America West Airlines để tránh bị phá sản và thị phần của hãng hàng không giá rẻ cũng tăng lên. Như Nouthwest đã cứu ATA Airlines – hãng hàng không giá rẻ hoạt động dưới cơ chế bảo hộ phá sản nhờ thỏa thuận cùng chia sẻ hành khách trên cùng các chuyến bay cùng tuyến. Một thương vụ mua lại không thể không nhắc đến, đó là vụ hãng hàng không lớn thứ 3 nước Mỹ - Delta Airlines
45
đã mua lại “người hùng lớn thứ 5” của NHK nước này là Northwest Airlines để trở thành người khổng lồ hàng đầu thế giới về dịch vụ vận tải hàng không. Việc kết hợp này đã giúp hai hãng hàng không này tạo ra hơn 35 tỷ USD doanh thu hàng năm và tiết kiệm chi phí. Việc công bố mua lại này làm cho giá cổ phiếu của Delta tăng 47 cent (4.7%) lên mức 10.48 USD, Northwest cũng tăng thêm được 26 cent (2.4%), đạt 11.22 USD. Việc sáp nhập này đã giúp hai hãng hàng không này thoát khỏi thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Ngoài ra còn phải kể đến vụ việc hai hãng hàng không United và Continental Airlines sáp nhập tạo thành liên minh United Continental Airlines trở thành hãng hàng không lớn nhất thế giới nhắm chống chọi với đợt khủng hoảng tồi tệ của nền kinh tế Mỹ. Đến năm 2016, số doanh nghiệp NHK nằm trong chế độ bảo hộ phá sản đã giảm đáng kể, NHK Mỹ đã tăng trưởng trở lại. Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang còn nhiều khó khăn, NHK cần có những chiến lược cụ thể để phát triển. Nhà nước cần phải xem xét có nên đưa ra các gói hỗ trợ các doanh nghiệp, nếu có thì bao nhiêu là đủ và quy định như thế nào cho chặt chẽ không bị thất thoát. Đồng thời các doanh nghiệp có nên thực hiện các thương vụ mua lại, sáp nhập, chia sẻ thị
trường để cùng phát triển, vượt qua thời kỳ khủng hoảng.
1.3.1.2. Kinh nghiệm tại các doanh nghiệp hàng không Ấn Độ:
Không chỉ học hỏi từ những doanh nghiệp thành công, các doanh nghiệp còn phải học hỏi nhiều từ những doanh nghiệp thất bại. Điển hình như các hãng hàng không Ấn Độ đang bị khủng hoảng do giá nhiên liệu tăng cao làm cho các chi phí tăng lên quá nhiều, các hãng máy bay khó kiếm được lợi nhuận. Có thể kế đến như cuộc khủng hoảng của hãng hàng không lớn thứ hai Ấn Độ - EW DELHI đã thu hút sự chú ý của NHK nội địa đang chật vật để sống còn. Hãng hàng không hàng đầu của Ấn Độ, Kingfisher Airlines thực hiện cả các chuyến bay nội địa và quốc tế cũng đã phải đối mặt với một tháng nhân viên đình công để phản đối việc công ty chưa trả lương và bị cơ quan quản lý hàng không thu hồi giấy phép hoạt động sau khi công ty không thể xử lý các mối quan ngại về
46
cách thức hãng này dự kiến cung cấp dịch vụ hiệu quả, đáng tin cậy và an toàn trong tình cảnh phải đối mặt với các khó khăn về tài chính do trong năm qua, Kingfisher đã thua lỗ 1,5 tỷ đô la, bị buộc phải giảm bớt hoạt động. Nguyên nhân chủ yếu là do nhiên liệu máy bay ở Ấn Độ đắt đỏ, chi phí vận hành cao, và chi phí hạ cánh cao hơn so với các địa điểm cạnh tranh khác. Các nhà phân tích cho rằng việc giá vé máy bay tăng đã làm giảm bớt mức cầu. Trong những năm gần đây, chỉ có một trong 6 hãng hàng không của Ấn Độ công bố có lợi nhuận.
Để giải quyết tình trạng này, gần đây Chính phủ Ấn Độ đang nới lỏng chính sách đầu tư, cho phép các hãng hàng không nước ngoài mua cổ phần lên đến 49% của các hãng hàng không nội địa.
1.3.1.3. Kinh nghiệm tại các doanh nghiệp hàng không Nhật Bản:
Cũng giống như Ấn, các hãng hàng không Nhật Bản cũng đang gặp nhiều khó khăn. Trong đó hãng hàng không Japan Airlines đã bị phá sản. Thành lập năm 1951 và trở thành hãng hàng không quốc gia của Nhật Bản vào năm 1953, được tư nhân hóa năm 1987, JAL là một trong những hãng bay hàng đầu thế giới. Năm 2009, mặc dù vẫn là hãng hàng không lớn nhất châu Á tính theo doanh thu nhưng JAL đã nếm mùi thua lỗ nặng nề.
JAL tìm cách cắt giảm đường bay, tinh giản nhân viên nhằm tiết kiệm chi phí. Chính phủ Nhật Bản rất quan tâm tới tình hình JAL. Năm 2009, chính phủ đã cấp khoản tín dụng 100 tỷ yen (khoảng 1 tỷ USD) cho JAL.
Tháng 9 cùng năm, Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch đã thành lập một lực lượng đặc nhiệm nhằm hỗ trợ cho một sự thay đổi bước ngoặt ở JAL, xem xét những biện pháp cắt giảm chi phí khác nhau cũng như những đề nghị đối tác chiến lược. Tuy nhiên, JAL không thể tiếp tục cầm cự nên phải nộp đơn xin tòa bảo hộ phá sản theo Luật Phục hồi chức năng doanh nghiệp vào ngày 19-1-2010.
47
Vụ phá sản của một tên tuổi lớn đã gây chấn động nước Nhật. JAL hy vọng được bơm tiền mặt 300 tỷ yen và hủy nợ 730 tỷ yen. Ban đầu, các chủ nợ chính của JAL (Mizuho Corporate Bank, Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ và Sumitomo Mitsui Banking Corporation) phản đối JAL tuyên bố phá sản, nhưng họ đã đổi ý sau khi Công ty Sáng kiến thay đổi doanh nghiệp Nhật Bản (ETIC) đưa ra khuyến nghị phá sản. Cổ phiếu JAL bị Sở GDCK Tokyo hủy niêm yết ngày 20- 2-2010. Sự thất bại của JAL được mang ra mổ xẻ để tìm giải pháp khắc phục.
Nhằm giảm chi phí lương bổng, JAL cắt giảm 16.000 việc làm trên toàn thế giới, lương hưu nhân viên cũng bị tiết chế lại. Cuộc suy thoái toàn cầu làm giảm nghiêm trọng số lượng khách có khả năng và sẵn sàng chi nhiều hơn để mua vé JAL. Trong lúc đó, trào lưu các quan chức địa phương đua nhau xây dựng sân bay đã “đẻ” ra những sân bay nhỏ ở khắp Nhật Bản mà JAL phải lãnh nhiệm vụ kết nối, làm phát sinh những chuyến bay lỗ nặng vì vắng hành khách. Để tăng hiệu suất hoạt động, JAL cắt bớt 39/148 đường bay nội địa và 10/75 đường bay quốc tế, dừng bay hơn 100 phi cơ.
JAL lập kế hoạch đưa những chiếc máy bay nhỏ có sức chứa và tầm bay phù hợp nhu cầu của đường bay, để thay thế cho những chiếc máy bay lớn, nhằm giúp tiết giảm tiêu thụ nhiên liệu, từ đó giảm chi phí hoạt động. JAL củng cố vị
trí thành viên của Liên minh Hàng không Oneworld, tăng cường thiết lập những mối liên minh với các hãng hàng không nước ngoài và ký kết những thỏa thuận bay chung. Mỗi ngày JAL thực hiện gần 900 chuyến bay tới hơn 70 điểm đến ở 20 quốc gia.
Ngày 19-9-2012, cổ phiếu Japan Airlines được niêm yết trở lại trên TTCK Tokyo đã tăng 1,1% so với giá IPO và là cổ phiếu được giao dịch nhiều nhất trên sàn chính. ETIC bán toàn bộ cổ phần (96,5%) trong JAL thu về 650 tỷ yen, nhiều gần gấp đôi số tiền 350 tỷ yen ETIC đầu tư cho JAL vào năm 2010.
48
1.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp NHK Việt Nam Dù thành công hay thất bại, các hãng hàng không đó cũng đều để lại cho chúng ta những bài học kinh nghiệm đáng quý, đặc biệt trong thời kỳ nền kinh tế khủng hoảng, nạn khủng bố đang hoành hành như hiện nay.
Thứ nhất, hiệu quả kinh doanh là một trong các nhân tố hàng đầu quyết định sự ổn định, an toàn của tài chính doanh nghiệp.
Thứ hai, cùng với hiệu quả sản xuất kinh doanh, việc các khoản nợ quá lớn vượt khả năng thanh toán cũng tạo ra sự phá sản và khủng hoảng tài chính tại các tập đoàn lớn trên thế giới.
Thứ ba, lãnh đạo các doanh nghiệp là một trong các yếu tố ảnh hưởng lớn đến an ninh tài chính của các công ty, tập đoàn lớn trên thế giới
Thứ tư, chính sách đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật phù hợp với bối cảnh kinh tế xã hội và tình hình, điều kiện của doanh nghiệp
49
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
An ninh tài chính trong các doanh nghiệp ngành hàng không chỉ một trạng thái ổn định về tình hình tài chính của các doanh nghiệp ngành hàng không trong giới hạn an toàn. Đây là vấn đề thu hút sự quan tâm không chỉ của doanh nghiệp, Nhà nước mà cả các đối tượng có liên quan đến doanh nghiệp như ngân hàng, người đầu tư, đối tác,… Chương này đã đi sâu phân tích khái niệm về an ninh tài chính trong các doanh nghiệp ngành hàng không. Đồng thời, cũng đã chỉ ra các nhóm chỉ tiêu đánh giá an ninh tài chính trong các doanh nghiệp ngành hàng không.
An ninh tài chính trong các doanh nghiệp ngành hàng không là một phạm trù rộng và phức tạp nên có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến an ninh tài chính trong các doanh nghiệp ngành hàng không. Việc nắm bắt rõ các nhân tố ảnh hưởng, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố không chỉ giúp các nhà quản lí kinh tế mà cả các chủ doanh nghiệp có thể đưa ra các biện pháp thích hợp nhằm đảm bảo an ninh tài chính trong các doanh nghiệp ngành hàng không. Xét về phạm vi ảnh hưởng đến an ninh tài chính trong các doanh nghiệp ngành hàng không có thể chia thành hai nhóm: nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp và nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp.
50
CHƯƠNG 2