2.4. Kết quả đạt được về đầu tư phát triển hạ tầng giao thông về hình thức hợp tác công tư ở Việt Nam
2.4.1. Kết quả đạt được từ việc áp dụng hình thức hợp tác công tư
Đẩy mạnh huy động các nguồn lực ngoài ngân sách từ việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông kết hợp với hình thức hợp tác công tư bước đầu đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ.
Kết quả tính toán cho thấy, các dự án đưa vào khai thác đã tiết kiệm đáng kể chi phí vận hành khai thác (giảm chi phí tiêu hao nhiên liệu, khấu hao phương tiện, tiết kiệm thời gian vận chuyển hàng hóa, thời gian đi lại của hành khách,…) so với khi công trình chưa được đầu tư nâng cấp, mở rộng.
Quốc lộ
QL1 đoạn Hà Nội - Vinh giảm khoảng 30% thời gian đi lại; QL14 đoạn Pleiku - Cầu 110 (tỉnh Gia Lai) giảm khoảng 37% thời gian đi lại; QL14 đoạn qua Đắk Nông giảm khoảng 30% thời gian đi lại... tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp; Quốc lộ 51, Nam song Hậu, Quốc lộ 80 Mỹ Thuận – Vàm Cống; tuyến đường Thủy kênh Chợ Gạo;…
Cảng, nhà ga
Cảng của ngõ quốc tế Cái Mép – Thị Vải; Nhà ga T2 Nội Bài, Pleiku, Đà Nẵng,…;
Cầu
Các cầu lớn như: Nhật Tân, Vĩnh Thịnh, Cổ Chiên, Mỹ Lợi, Hạc Trì;…
Cao tốc
Điển hình, đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, các dự án mở rộng quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu vực Tây Nguyên;
Các đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, Nội Bài – Lào Cai, Hà Nội – Hải Phòng, Nội Bài – Nhật Tân, ước tính giảm 50% thời gian đi lại;
Vụ trưởng Vụ Vận tải Bộ GTVT đánh giá, trong thời gian qua, những tuyến cao tốc đã đưa vào khai thác như Nội Bài - Lào Cai… đã mang lại hiệu quả tích cực. “Qua khảo sát cho thấy, sản lượng vận tải cả hành khách và hàng hóa đều tăng lên, thời gian rút ngắn, góp phần giảm chi phí”, Hiện nay, chi phí logistic (hậu cần, kho vận…) của nước ta chiếm khoảng 20% trong tổng GDP. Do vậy, cước vận tải giảm xuống góp phần giảm chi phí sản xuất hàng hóa, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm, góp phần cải thiện môi trường đầu tư cũng như năng lực cạnh tranh quốc gia.
Các tuyến cao tốc khi đưa vào khai thác đã tác động đến việc chuyển biến nhận thức của người tham gia giao thông trên đường cao tốc. Thông qua đó xây dựng được văn hóa giao thông rõ nét hơn. Và đây cũng là cơ sở để tiếp cận với cách xây dựng ý thức tham gia giao thông của người tham gia giao thông.
Cụ thể :
Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng đã hiện thực hóa những hiệu quả về kinh tế - xã hội cũng như giá trị về nhân văn và cảnh quang... của tuyến cao tốc trong bức tranh tổng thể của mạng lưới giao thông nước nhà. Đây là tuyến cao tốc hiện đại đáp ứng được với các chuẩn mực quốc tế về đường cao tốc với vận tốc tối đa 120km/h, 6 làn xe và 2 làn dừng khẩn cấp; rút ngắn thời gian đi lại giữa 2 thành phố: Hà Nội - Hải Phòng từ 3 giờ xuống còn gần 1 giờ. số lượng phương tiện (chủ yếu là xe con và xe khách chất lượng cao) đã tăng lên từ 25.000 đến 28.000 xe/ngày,đêm.
Cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình: tuyến đường bộ cao tốc đầu tiên của khu vực Đồng bằng Bắc Bộ
Là tuyến giao thông huyết mạch trong hệ thống đường bộ cao tốc Bắc – Nam, việc đưa tuyến cao tốc vào khai thác đã tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội cho các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, các địa phương lân cận và cả nước; giúp các tỉnh giao thương thuận tiện và nhanh chóng, góp phần hình thành và thúc đẩy các ngành nghề, các khu công nghiệp, dịch vụ, du lịch phát triển; góp phần giảm ách tắc và tai nạn giao thông trên Quốc lộ 1…
Các phương tiện và chủ doanh nghiệp vận tải còn tiết kiệm được tối đa nhiên liệu, giảm thiểu chi phí đi lại (12-15%) so với lưu thông trên tuyến quốc lộ cũ. Đặc biệt, tuyến cao tốc đã góp phần giảm áp lực giao thông và tai nạn giao thông trên Quốc lộ 1A.
Từ khi thông xe kỹ thuật 20km đầu tiên (ngày 14/11/2011), tính đến nay tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đã phục vụ khoảng 29 triệu lượt phương tiện; bình quân 23.000- 25.000 lượt phương tiện/ngày đêm; lưu lượng phương tiện lưu thông trên tuyến cao tốc này trong 6 tháng đầu năm 2016 tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.
Cao tốc Nội Bài - Lào Cai: Dự án đường cao tốc có quy mô lớn nhất Việt Nam, với tổng chiều dài 245km
Với chiều dài 245km, giữ “kỷ lục” về chiều dài trong số các tuyến cao tốc đã đưa vào khai thác, tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai được đánh giá là bước đột phá lớn của toàn ngành Giao thông vận tải (GTVT), tạo đà dịch chuyển kinh tế-xã hội, đòn bẩy tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) cho các tỉnh khu vực miền Tây Bắc; góp phần kết nối các khu vực nghèo, vùng sâu vùng xa của Tây Bắc với các trung tâm kinh tế, tạo đà phát triển phía hữu ngạn sông Hồng, khu vực Tây Bắc.
Lưu thông trên tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai, các doanh nghiệp vận tải tiết kiệm được 20-30% chi phí, giúp hạ giá thành sản phẩm và nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa. Ước tính 1 năm tuyến đường này đã làm lợi cho xã hội khoảng 1.800 tỷ đồng từ tiết kiệm về mặt thời gian, nhiên liệu, chi phí hao mòn…
“Lợi ích thấy rõ của việc khai thác vận tải trên tuyến cao tốc là rút ngắn hơn một nửa thời gian di chuyển. Trước đây hành trình Hà Nội - Lào Cai mất khoảng 9 tiếng, nay còn khoảng 4 tiếng.
Tại Hội nghị ATGT năm 2015, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ôtô Yên Bái đã đánh giá: Từ khi có tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai, đã giúp giảm 85% số vụ tai nạn trên các tỉnh lộ và 95% số vụ tai nạn dẫn đến tử vong trên các tỉnh lộ và quốc lộ lân cận đường cao tốc.
Đã phục vụ khoảng 11,7 triệu lượt phương tiện, trung bình 17.000 – 18.000 lượt phương tiện/ngày đêm. Lưu lượng phương tiện lưu thông trên tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai trong quý II/2016 đạt mức tăng trưởng 34% so với cùng kỳ.
Cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây: tuyến giao thông huyết mạch thuộc cao tốc Bắc – Nam
Tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây (cao tốc HLD) là tuyến giao thông huyết mạch thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – một trong những khu vực phát triển năng động nhất và đóng góp lớn nhất cho nền kinh tế quốc dân.
Việc đưa vào khai thác tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây đã rút ngắn khoảng cách và thời gian đi các vùng lân cận TP. Hồ Chí Minh như đi huyện Long Thành tỉnh Đồng Đồng Nai hiện nay dài khoảng 45km, thời gian lưu thông mất chừng 60 phút, nay rút ngắn khoảng cách xuống còn 22km với thời gian lưu thông giảm ước chỉ còn 20 phút. Đi Vũng Tàu hiện nay dài khoảng 120km, thời gian lưu thông mất hơn 2,5 giờ đồng hồ; nhưng nếu đi trên cao tốc, sẽ rút ngắn khoảng cách xuống còn khoảng 95km, thời gian lưu thông chỉ hơn 1 giờ 20 phút do rút ngắn được quãng đường và không bị ùn tắc.
Lưu thông trên tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, các phương tiện tiết giảm 30% chi phí nhiên liệu khi đi từ An Phú – Quận 2 (TP. Hồ Chí Minh) đến ngã ba Dầu Giây - Đồng Nai (Giá trị tiết kiệm được tính cho 1 lượt phương tiện là 343.852 đồng); giảm 20% chi phí nhiên liệu khi đi từ An Phú đến Long Thành (giá trị tiết kiệm
được tính cho 1 lượt phương tiện là 384.534 đồng) so với đi theo lộ trình Xa lộ Hà Nội – Quốc lộ 51, làm lợi cho xã hội hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm - điều này đóng góp rất lớn cho phát triển kinh tế-xã hội. Theo đánh giá của các doanh nghiệp vận tải, lưu thông trên tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây tiết kiệm 30% chi phí so với đi theo lộ trình Xa lộ Hà Nội – Quốc lộ 51. Đối với các đơn vị có tần suất chạy xe cao thì vận tải qua tuyến cao tốc còn phát huy hiệu quả lớn hơn nhiều khi 90% chủ phương tiện được hỏi đánh giá mức cước phí ở mức chấp nhận được...
Đã phục vụ khoảng 22 triệu lượt phương tiện an toàn và thông suốt, với lưu lượng trung bình đạt 28.000 - 30.000 lượt xe/ngày đêm, ngày cao điểm lên tới 40.000 – 50.000 lượt phương tiện.
So với thời điểm các công trình chưa được đầu tư nâng cấp, các dự án BOT khi đưa vào khai thác giúp tiết kiệm đáng kể chi phí vận hành khai thác, chi phí nhiên liệu, khấu hao phương tiện, tiết kiệm thời gian của người sử dụng đường bộ... Người đi xe máy và xe thô sơ được sử dụng công trình có mức độ phục vụ tốt hơn mà không mất phí.
Nhìn chung việc triển khai đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vừa đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, vừa góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, giám áp lực nợ công, kích cầu đối với sản xuất trong nước. Chính yếu tố này đã tạo ra động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đảm bảo an ninh - quốc phòng, hạn chế ô nhiễm môi trường, giảm ùn tắc, tai nạn giao thông và trực tiếp làm tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Đến nay, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông nước ta đã được đầu tư phát triển tương đối toàn diện trên tất cả các lĩnh vực chuyên ngành, có thể thấy qua biểu đồ hệ thống mạng lưới đường bộ Việt Nam.
7.00%
9.00%
6.00%
17.00%
3.00%
58.00%
Biểu đồ hệ thông mạng lưới đường bộ Việt Nam
Quốc lộ Tỉnh lộ Đô thị Cấp huyện Chuyên dùng Cấp xã
Biểu đồ 2.4. Hệ thống mạng lưới đường bộ Việt Nam
Nhìn chung, với những nỗ lực cũng như thành tựu to lớn đã đạt được trong những năm qua, ngành Giao thông Vận tải đã được Đảng, Nhà nước, nhân dân ghi nhận và được cộng đông quốc tế đanh giá cao. Đó chính là những thay đổi to lớn trong diện mạo hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, tai nạn và ùn tức giao thông được kiềm chế, chất lượng dịch vụ vận tải từng bước được nâng cao.
Bên cạnh đó các dự án hạ tầng giao thông khi đưa vào khai thác đã phát huy ngay hiệu quả kinh tế, đáp ứng nhu cầu vận tải, giảm thiểu ùn tắc và tai nạn giao thông, giảm ô nhiễm môi trường, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng dự án, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung, góp phần đảm bảo an ninh - quốc phòng.
Cùng với đó, kết cấu hạ tầng giao thông tại các đô thị lớn và các trung tâm kinh tế quan trọng được tập trung đầu tư, đảm bảo tính kết nối vùng miền, các trung tâm, dô thị, hải cảng thúc đẩy phát triển kinh tế, chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước.
Theo diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) về năng lực cạnh tranh toàn cầu. Chỉ số về hạ tầng giao thông.
Đường sắt Hàng không Đường bộ Cảng 0
20 40 60 80 100 120
52
87
104
88
48
75
93
76
2014 - 2015 2015 - 2016
Biểu đồ 2.5. Biểu đồ tăng chỉ số cạnh tranh về hạ tầng giao thông Việt Nam
Biểu đồ 2.6. Chỉ số phát triển hạ tầng giao thông Việt Nam
Năm 2010 – 2011 đứng vị thứ thứ 103 Năm 2012 – 2013 tăng 13 bậc
Năm 2014 – 2015 tăng 16 bậc
Năm 2015 - 2016 tăng 7 bậc Năm 2016 – 2017 tăng 7 bậc Năm 2017 – 2018 tăng 5 bậc
Có thể thấy sau hơn 20 năm đổi mới, từ một hệ thống kết cấu hạ tầng yếu kém cả về số lượng và chất lượng, đến nay kết cấu hạ tầng đã đạt được kết quả đáng kể trong các lĩnh vực.
Có thể nhận xét chung về thành tựu của đầu tư kết cấu hạ tầng như sau :
Thứ nhất, năng lực CSHT của Việt Nam đã được nâng cao đáng kể trong thời gian ngắn hơn nhiều so với việc áp dụng mô hình độc quyền Nhà nước trong đầu tư xây dựng CSHT.
Thứ hai, giảm chi phí, giảm rủi ro và tạo ra được một môi trường cạnh tranh cao. Điều này không phải do bản chất sở hữu tư nhân, mà do những nhà cung cấp thuộc khu vực tư nhân nhanh nhạy hơn với sự cạnh tranh và các hình thức khuyến khích. Hơn nữa, nguồn tài chính bổ sung cho các dự án hạ tầng từ các nguồn vốn tư nhân có thể giúp làm giảm nhu cầu về vốn của các dự án CSHT trọng điểm,bước đầu khắc phục được nhu cầu thiếu vốn cho đầu tư, giảm tải cho chi đầu tư công trong bối cảnh NSNN khó khăn hiện nay.
Thứ ba, khu vực tư nhân giúp tiếp cận được với nguồn tài chính, công nghệ tiên tiến, quản lý hiệu quả, làm chủ các công nghệ quản lý, công nghệ thi công hiện đại mà đối tác tư nhân nước ngoài tham gia đưa tới Việt Nam, việc chuyển giao công nghệ hầu như không có, nhưng việc học hỏi và đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật là yếu tố bắt buộc của đối tác tư nhân nước ngoài. Hoàn thành công trình đúng thời hạn và khai thác công trình có hiệu quả nhất. Việt Nam có điều kiện tiếp cận. Với các dự án đầu tư CSHT đòi hỏi vốn lớn, độ thi công khó khăn, thì việc vận dụng mô hình PPP là phương thức tối ưu nhất trong điều kiện hiện nay.
Thứ tư, các nhà đầu tư tư nhân sẽ góp phần dịch chuyển gánh nặng thanh toán từ người chịu thuế sang người tiêu dùng bởi vì mục đích của họ là doanh thu và bù đắp chi phí.
Thứ năm, việc tư nhân tham gia đầu tư vào cơ sở hạ tầng cũng sẽ góp phần vào việc chống các vấn đề tiêu cực khác như: sử dụng vốn không hiệu quả, thất thoát vốn, thâm hụt vốn, chất lượng công trình không đảm bảo,... đã phần nào được giải quyết thông qua cơ chế quản lý mới kết hợp 2 nhân tố Nhà nước và tư nhân trong mô hình PPP.
Thứ sáu, Nâng cao vị thế của khu vực tư nhân trong hoạt động đầu tư xây dựng CSHT.
Mô hình PPP đã trực tiếp giải quyết vấn đề mở rộng quy mô và lĩnh vực đầu tư trong nước cũng như gián tiếp tác động đến các vấn đề khác như: việc làm, đầu tư cho công nghệ xây dựng,...
Thứ bảy, Các dự án án đầu tư CSHT vận dụng mô hình PPP đã thay đổi quan điểm, suy nghĩ của các nhà quản lý và một bộ phận dân chúng là đầu tư CSHT là độc quyền của nhà nước. Việc vận dụng mô hình PPP trong đầu tư xây dựng CSHT tại Việt Nam, đã đưa hình ảnh một nước Việt Nam, năng động, linh hoạt và thích nghi trong xu thế chung của thế giới về đầu tư CSHT.