3.1. Giải pháp từ phía Nhà nước
3.1.2. Nâng cao chất lượng đầu tư
Thẩm định tính khả thi của dự án kỹ càng trước khi kêu gọi đầu tư
Nhà nước cần thẩm định tính khả thi của dự án trước khi kêu gọi nhà đầu tư tư nhân tham gia vào. Quá trình thẩm định, bao gồm phân tích lợi ích - chi phí kỹ càng giúp xác định được mức độ hấp dẫn dự án đối với nhà đầu tư tư nhân, kiểm soát được quá trình thực hiện của dự án, đo lường được tác động của dự án đến người dân, từ đó có thể loại trừ những rủi ro không mong muốn trong quá trình thực hiện. Từ việc thẩm định tính khả thi của dự án, có thể phân loại phương thức tiến hành đầu tư vào dự án. Những dự án hạ tầng giao thông buộc phải làm nhưng không khả thi về mặt tài chính thì nhà nước nên bỏ tiền ra đầu tư, có thể thu phí hoặc không thu phí; những dự án có suất sinh lợi cao thì nhà nước thực hiện đầu tư bằng vốn vay, trái phiếu và thu phí sử dụng để thu hồi vốn đầu tư;
những dự án có mức sinh lợi trung bình thì kêu gọi nhà đầu tư tư nhân tham gia vào…
Thành lập đơn vị quản lý PPP chuyên biệt để giám sát việc xây dựng hợp đồng và quy trình tổ chức đấu thầu
Việt Nam nên cân nhắc tiến tới thành lập một cơ quan chuyên trách nghiên cứu chính sách cũng như làm đầu mối quản lý nhà nước, đào tạo nhân lực và tư vấn, hỗ trợ các bên
trong quá trình thực hiện các dự án PPP. Cơ quan này có thể gọi là Trung tâm PPP với nhiệm vụ chính là: nghiên cứu chính sách liên quan đến chương trình PPP, tiêu chuẩn hóa và cung cấp các tài liệu hướng dẫn cho các dự án thực hiện theo hình thức PPP, xúc tiến các dự án đầu tư theo hình thức đầu tư PPP, đào tạo nhân lực tham gia và quản lý các dự án PPP.
Lựa chọn Quan hệ đối tác công – tư PPP phù hợp với đặc điểm của từng dự án
Cần nhắc lại là quan hệ đối tác PPP không là “chìa khóa vạn năng” đem lại sự bền vững cho dự án. Dự án cần phải tính đến khả năng bù đắp chi phí của người sử dụng và được đặt vào trong bối cảnh chung về giao thông, quy hoạch đô thị. Những rủi ro kinh doanh hay công nghiệp phát sinh cần phải được xem xét kỹ càng và phải chuẩn bị các phương thức cung cấp thay thế trong trường hợp thiếu hụt nguồn vốn. Nếu dự án không thể tự cấp vốn, đối tác công phải có chuẩn bị sẵn khả năng cân đối tài chính cho dự án. Điều này càng cần thiết nếu cơ quan quản lý giao thông quy hoạch một HTGT không thể tạo ra nguồn thu tối ưu nhưng lại phù hợp hơn về mặt phát triển đô thị.
(1) Việc lựa chọn một mô hình cụ thể và phân bổ rủi ro đi kèm được cần được xác định dựa trên sự đánh giá, phân tích về lợi ích công cộng và lợi nhuận tài chính. Nguyên tắc minh bạch tài chính phải được bảo đảm. Trong đó, ảnh hưởng của tài chính công có thể phát sinh về việc chia sẻ trách nhiệm với khu vực tư nhân đối với kết cấu hạ tầng phải được dự báo.
(2) Bên cạnh đó lựa chọn nhà thầu cũng vô cùng quan trọng, cần tăng cường tính công khai, minh bạch, cạnh tranh trong xây dựng quy trình đấu thầu để đảm bảo lựa chọn được nhà đầu tư có năng lực cũng như trong việc tuyển dụng, thi tuyển vào các chức danh lãnh đạo, quản lý và sử dụng, đánh giá, đãi ngộ cán bộ, công chức, viên chức được giao nhiệm vụ trong lĩnh vực PPP.
Việc lựa chọn nhà đầu tư đối với tất cả các dự án BOT phải thông qua đấu thầu công khai, minh bạch và đảm bảo triệt để tính cạnh tranh. Mức vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư
tối thiểu là 20% tổng vốn đầu tư. Áp dụng hình thức thu kín; đồng thời, sử dụng công nghệ thu giá tự động và hệ thống giám sát trực tuyến về lưu lượng xe để chống thất thu, thực hiện công khai các số liệu thu giá: mức giá, thời gian thu giá dịch vụ, tổng vốn đầu tư…
Tạo ra các cơ chế thúc đẩy hoạt động kinh doanh có trách nhiệm
Quan hệ đối tác PPP giúp đẩy mạnh sự tham gia của khu vực tư nhân vào các dự án có mục đích công cộng, dung hòa giữa động cơ cá nhân và lợi ích tập thể để thúc đẩy phát triển cộng đồng xã hội. Tuy nhiên, một trong những hạn chế của quan hệ đối tác dạng này là khu vực tư nhân thường có động cơ để đề cao lợi nhuận cá nhân và coi nhẹ trách nhiệm xã hội trong các dự án. Vì vậy, khi khu vực tư nhân tham gia đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng GTVT, cần phải tuân thủ các nguyên tắc đã thống nhất và các chuẩn mực hoạt động kinh doanh có trách nhiệm với môi trường và xã hội. Khu vực tư nhân tham gia các dự án kết cấu 7 hạ tầng cần có những cơ chế để khuyến khích khi có thiện chí và cam kết để thực hiện hợp đồng và các điều khoản đã ký.
Chính vì vậy, việc soạn thảo nội dung hợp đồng mời thầu để chọn nhà đầu tư tư nhân là khâu cơ bản và khó khăn. Cần nghiên cứu kỹ lưỡng để hạn chế xảy ra tình trạng nội dung mời thầu đóng và không cho phép các đối tác tư nhân tiềm năng thể hiện hết năng lực và kinh nghiệm của mình nhưng cho phép đơn vị trúng thầu có các tiêu chí kỹ thuật và tài chính rõ ràng. Hoặc là nội dung hợp đòng mời thầu cho phép nhiều phương án kỹ thuật, thương mại dẫn đến việc lựa chọn nhà đầu tư khó khăn hơn và phải có quá trình thương thảo với đối tác được chọn.
Khu vực tư nhân tham gia, nhà thầu phụ và các đại diện không được tiến hành các hành vi không minh bạch để có được hợp đồng, giành quyền kiểm soát đối với tài sản hoặc sự ủng hộ, cũng như không được tham gia thực hiện hành vi như vậy trong quá trình vận hành kết cấu hạ tầng của họ. Ngoài ra, khu vực tư nhân tham gia phải đóng góp vào chiến lược trao đổi và tư vấn với công chúng, bao gồm cả người tiêu dùng, cộng đồng bị ảnh hưởng và các bên liên quan, nhằm đạt được sự chấp thuận và hiểu biết lẫn nhau về mục
tiêu của các bên liên quan, có như vậy mới đạt được sự thống nhất cao độ để thực hiện dự án được thành công
Đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng trong đầu tư xây dựng cơ bản
Nâng cao năng lực của các chủ thể tham gia vào quá trình đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng giao thông. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính tạo môi trường thông thoáng cho hoạt động đầu tư, trong đó có đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng giao thông.
Để kịp thời giải quyết những vấn đề thực tiễn nảy sinh, được dư luận quan tâm, thời gian qua Chính phủ đã chỉ đạo tiếp tục rà soát, bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư xây dựng theo hình thức hợp tác công tư (PPP); giải quyết kịp thời các vướng mắc nảy sinh, cho phép triển khai thí điểm hình thức thu phí không dừng,...
Các Bộ, ngành và các địa phương liên quan đã tập trung giải quyết các vấn đề bức xúc, liên quan đến việc xây dựng và quản lý khai thác các dự án BOT giao thông như: tính toán lại và rà soát quyết toán của tất cả các dự án để tính lại thời gian thu phí; rà soát lại toàn bộ hệ thống trạm thu phí để xử lý những bất cập, bố trí lại một số trạm thu phí cho hợp lý,...