Các giải pháp liên quan tới khu vực tư nhân

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THƠNG THEO HÌNH THỨC HỢP TÁC CÔNG TƯ Ở VIỆT NAM (Trang 75 - 80)

Như đã đề cập ở trên, khu vực tư nhân vẫn còn một số quan ngại nhất định trong việc tham gia vào hình thức đối tác này. Từ những quan ngại đó, chúng ta có thể nhận định một số quan điểm cơ bản để có thể tăng cường hơn nữa Quan hệ đối tác công – tư trong việc xác định mục tiêu chiến lược, ra quyết định lựa chọn đối tác, dự án và triển khai xây

5 dựng thể chế cũng như tạo môi trường thu hút các thành phần tư nhân tham gia có trách nhiệm nhằm hợp tác và phát triển bền vững.

Thứ nhất, Khả năng tài chính: Đối với Nhà đầu tư cần đề ra một mức khả năng tài chính nhất định để tham gia vào dự án, khi nguồn tài chính ổn định, khả năng huy động vốn lớn, khả năng vay và hoàn trả cao, khả năng quản lý tài chính tốt, có lịch trình rõ ràng về tài chính. Nguồn tài chính bền bỉ như vậy nhà đầu tư hạn chế vay lãi, tốc độ công trình đẩy nhanh.

Thứ hai, Trình độ kỹ thuật: Không ngừng phát triển trình độ thiết kế và xây dựng công trình cao, áp dụng công nghệ tiên tiến, chất lượng thi công và thiết bị thi công tốt.

Các doanh nghiệp thi công cần có kinh nghiệm trong việc thiết kế, thi công ở các công trình lớn, đó chính là phần mà hình thức hợp tác này hướng đến ngoài vốn.

Thứ ba, Năng lực quản lý: Có trình độ và kinh nghiệm trong việc quản lý các dự án lớn, khả năng dân vận tốt, quản lý tốt các rủi ro có thể xảy ra trước biến động của thị trường, quản lý công trình đúng tiến độ.

Thứ tư, An toàn lao động và bảo vệ môi trường: Bảo đảm an toàn trong xây dựng, bảo hiểm đầy đủ cho người lao động, biên pháp xử lý chất thải xây dựng tốt, hạn chế tối đa tác động tiêu ực đến môi trường.

3.3. Các giải pháp nhằm hài hòa lợi ích giữa các bên

Thứ nhất, Đẩy mạnh truyền thông tạo sự đồng thuận cho xã hội. Công tác tuyên truyền và công khai thông tin cần dược thực hiện một cách hiệu quả hơn để các bên có cách hiểu thống nhất và đồng thuận trong quá trình triển khai vận hành dự án PPP.

Tuyên truyền vận động về dự án, cho nhân dân nhất là đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp tầm quan trọng, hiệu quả kinh tế xã hội dự án đem lại cho chính cuộc sống của họ sau này.

Thứ hai, Cơ chế đền bù thỏa đáng, có phương án tái định cư cho người dân bị ảnh hưởng, nhất là dự án ảnh hưởng khu vực dân cư rộng lớn. Cần kéo giá đền bù của các dự án do Nhà nước thu hồi đất lên sát với giá thị trường. Đối với dự án kinh doanh, nếu chủ đầu tư đền bù từ 80% diện tích trở lên và phần còn lại không đền bù được thì Nhà nước nên can thiệp, có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp thu hồi đất.

Thứ ba, Nhà đầu tư phối hợp chặt chẽ cơ quan nhà nước vừa cứng rắn, vừa mềm dẻo để giải phóng mặt bằng hiệu quả.

Thứ tư, Đề ra mức thu phí và thời gian thu phí hợp lý đảm bảo tính kinh tế xã hội của dự án và lợi ích cho nhà đầu tư.

Thứ năm, Tuyên truyền cho người dân biết việc thu phí là cần thiết đối với một số công trình công cộng mang tính chất thuần túy như giao thông cầu đường giúp nhà đầu tư thu hồi vốn có lợi nhuận nhất định đầu tư xây dựng các dự án tiếp đó.

Kết luận chương 3

Trong điều kiện vốn ngân sách nhà nước hạn hẹp, để phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ công, hình thức đầu tư đối tác công - tư (PPP) đang là một xu thế tất yếu.

Tuy được kỳ vọng như một trong những phương thức phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế một cách hiệu quả nhưng hiện hình thức đầu tư PPP vẫn còn nhiều vướng mắc trong quá trình triển khai. Để các dự án PPP thành công, bên cạnh sự nỗ lực của nhà đầu tư, rất cần sự chung tay tháo gỡ của các cơ quan chức năng, sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên để cùng vượt qua khó khăn hiện nay. Hy vọng với những giải pháp đề ra trên có thể góp một phần nào giải quyết vấn đề để phát triển mạnh mẽ hơn nữa các dự án PPP – đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông ở Việt nam hiện nay.

KẾT LUẬN

Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng là một việc rất cần thiết để đảm bảo sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, việc đầu tư này cần một nguồn vốn rất lớn vượt quá khả năng ngân sách của nhà nước. Do đó, để phát triển cơ sở hạ tầng, mô hình hợp tác công tư là

một mô hình phù hợp giúp giải quyết áp lực ngân sách nhà nước, nâng cao hiệu quả của các dự án hạ tầng và đảm bảo tiến độ triển khai các dự án hạ tầng, đáp ứng sự phát triển kinh tế.

Nghiên cứu này học tập những kinh nghiệm về PPP của các nước trên thế giới, so sánh hình thức đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư của các nước và Việt Nam đã cho thấy sự cần thiết phải tăng khả năng huy động vốn từ khu vực tư nhân theo hình thức PPP để phát triển bền vững hệ thống cơ sở hạ tầng ở Việt Nam. Hiện nay các dự án áp dụng mô hình PPP chưa triển khai được hoặc triển khai còn lúng túng, gặp nhiều vướng mắc chủ yếu là do cả hai khu vực nhà nước và tư nhân chưa thực sự thấu hiểu mục tiêu của nhau. Sự tương tác giữa hai bên còn rất lỏng lẻo. Nhà nước điều khiển chương trình PPP một cách cảm tính thay vì tìm cách thấu hiểu kỳ vọng của khu vực tư nhân để có những hành động chính xác. Bên cạnh đó, Nhà nước còn làm quá nhiều việc thay thị trường, chen lấn và choán chỗ tư nhân. Điều quan trọng là nhà nước chưa thực sự từ bỏ, còn bao thầu quá lớn trong dịch vụ công, chưa tách biệt giữa quản lý nhà nước và tổ chức cung cấp các hàng hóa công cho xã hội. Còn khu vực tư nhân thay vì chủ động chứng minh khả năng đáp ứng mục tiêu của nhà nước, lại quyết định từ bỏ, tìm kiếm cơ hội phù hợp hơn.

Tuy PPP rất phổ biến trên thế giới nhưng còn quá mới tại Việt Nam và tiềm ẩn nhiều thách thức. Để áp dụng hình thức này cần tiến hành các phân tích cụ thể và thực hiện các dự án thí điểm để có những điều chỉnh thích hợp. Đặc biệt vấn đề tư nhân hóa cần xem xét cận thận tùy theo mức độ trưởng thành của nền kinh tế cũng như các cam kết bền vững của Chính phủ thông qua các cơ chế quản lý. Ngoài ra, vấn đề quản lý và sử dụng nguồn vốn hiệu quả cần được chú trọng. Nguồn vốn vay ODA cần phải tiến hành các biện pháp giám sát chặt chẽ quá trình thu hút và sử dụng vốn để đảm bảo việc thực hiện được minh bạch. Tiềm năng đầu tư theo hình thức PPP trong lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng ở Việt Nam rất lớn, nhưng khái niệm này còn quá mới nên cần có thời gian để hoàn thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho PPP "cất cánh". Tuy nhiên, thành công của nó phụ thuộc rất lớn vào hành động của Chính phủ. Đây là loại hình đầu tư thâm dụng vốn và thời gian thu hồi vốn dài. Nếu Chính phủ không có cơ chế ưu đãi cụ

thể đủ hấp dẫn sẽ không thể thu hút được các nhà đầu tư. Do vậy, thách thức lớn nhất hiện nay là làm thế nào để tạo ra sự phù hợp và hiệu quả trong áp dụng hình thức PPP, để thấu hiểu nhu cầu của các bên liên quan, và nhất là phải tìm ra một giải pháp tối ưu cho cả Chính phủ, khu vực tư nhân lẫn cộng đồng.

Việc lựa chọn đề tài ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THÔNG THEO HÌNH THỨC HỢP TÁC CÔNG TƯ Ở VIỆT NAM, trên cơ sở nghiên cứu mô hình vận dụng PPP trong đầu tư CSHT trên thế giới, rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Đánh giá thực trạng việc vận dụng mô hình PPP cho đầu tư xây dựng CSHT Việt Nam, nêu được kết quả thực hiện, chỉ ra các hạn chế và nguyên nhân các hạn chế để đưa ra các giải pháp thực tế. Tác giả mong muốn việc nghiên cứu đề tài này phần nào được vận dụng trong thực tế nhằm hiện thực hóa lý luận.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đoàn Duy Khương, Phó Chủ tịch Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI), Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Việt Nam vì sự phát triển bền vững (VBCSD), 12/06/2012. Hợp tác công - tư trong phát triển hạ tầng giao thông vận tải. Tạp chí Cộng sản.

2. PGS.,TS.Nguyễn Trọng Cơ (2016) “Hợp tác công tư trong xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ - lý luận và thực tiễn ”, Tạp chí Cộng sản.

3. Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 (2008).

4. Cơ quan phát triển Pháp (AFD) và Bộ sinh thái, Năng lượng, Phát triển bền vững và Biển (MEEDDM), 11/2009. Ai trả già trong lĩnh vực giao thông đô thị - Sổ tay một số kinh nghiệm hay. Nhà xuất bản tri thức.

5. Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), 08/2008. Mối quan hệ Đối tác Nhà nước – Tư nhân. Ấn phẩm lưu trữ số 071107.

6. Bộ GTVT “Hiệu quả từ đầu tư các tuyến đường cao tốc ”.

7. Bộ Kế hoạch và đầu tư, “Tổng quan về hợp đồng hợp tác công tư PPP”.

8. Báo Đấu thầu, “Để thu hút vốn ngoại vào PPP”.

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THƠNG THEO HÌNH THỨC HỢP TÁC CÔNG TƯ Ở VIỆT NAM (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w