Khái niệm năng lực

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM HÓA HỌC Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC (Trang 21 - 24)

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC DẠY HỌC, NĂNG LỰC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC

1.2. Năng lực, cấu trúc năng lực, đánh giá năng lực người học

1.2.1. Khái niệm năng lực

Năng lực (competence) có nguồn gốc tiếng La tinh là “competentia” có nghĩa là gặp gỡ. Khái niệm NL có thể được hiểu theo những góc độ và tầng bậc khác nhau. Cụ thể như:

- Ability (có khả năng): “Là khả năng (hoặc tiềm năng) mà cá nhân thể hiện khi tham gia một hoạt động nhất định”.

- Competency (năng lực): “Là khả năng thực hiện hiệu quả các hành động, các vấn đề liên quan đến một lĩnh vực nhất định dựa trên cơ sở hiểu biết, KN, kĩ xảo và sự sẵn sàng hành động”.

- Attribute (thuộc tính): “Là phẩm chất hay thuộc tính điển hình (mang tính bản chất) của cá nhân (cá tính hay tính cách)” [72].

Trong tiếng Việt, từ NL đồng nghĩa với một số từ khác như khả năng, tiềm năng, KN, tài năng, thậm chí còn có nét nghĩa gần với năng khiếu... Cũng theo Từ điển Tiếng Việt thì NL là (1) “khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó; (2) Phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao” [45]. Trong sách “Gốc và nghĩa từ Việt thông dụng”, NL là một từ Hán – Việt, trong đó năng là làm nổi việc; lực là sức mạnh; NL là sức mạnh làm nổi việc nào đó” [49].

Từ những diễn giải trên của Từ điển Tiếng Việt, có thể thấy giữa NL và các từ đã nêu có điểm chung giống nhau: cùng chỉ khả năng của con người có thể thực hiện một (một số) việc nào đó. Khác với khả năng nói chung, NL là “một mức độ nhất định của khả năng con người, biểu thị ở việc hoàn thành có kết quả một hoạt động nào đó” [59].

Còn so với KN, NL lại có phạm vi nghĩa rộng hơn. Về điều này có thể tham khảo D.S Rychen và L.H Salgnik [74] “NL không chỉ là kiến thức và KN, nó nhiều hơn thế. NL bao gồm khả năng đáp ứng các yêu cầu phức tạp dựa trên việc huy động các nguồn lực tâm lí (bao gồm cả KN và thái độ) trong một hoàn cảnh cụ thể. Ví dụ, khả năng giao tiếp hiệu quả là một NL dựa trên kiến thức của mỗi cá nhân về ngôn ngữ, KN thực hành và thái độ hướng tới những người mà ta đang giao tiếp”.

Trong Lí luận dạy học hiện đại, NL được quan niệm là “điểm hội tụ của nhiều yếu tố như tri thức, KN, kĩ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm đạo đức” [6].

Từ góc độ tâm lí học, NL còn được coi là một thuộc tính đặc biệt của nhân cách và mang bản chất thực hiện. Tác giả Đặng Quốc Bảo và Phạm Minh Mục [5]

cho rằng “NL không hiện hữu nếu không gắn với hoạt động và chỉ xác định khi con người thực hiện một công việc cụ thể. Nếu chưa thực hiện, nó gọi là khả năng (tiềm ẩn)”. Hai tác giả đã phân biệt hai khái niệm NL và năng khiếu, đồng thời bàn đến trí năng với tư cách là “thành phần quan trọng nhất trong cấu trúc tổng thể của NL, tạo

nên óc suy luận, khái quát, trừu tượng hóa khi con người tác động vào thực tiễn”.

Theo tác giả Đỗ Ngọc Thống [77], “NL có thể định nghĩa như là một khả năng hành động hiệu quả bằng sự cố gắng dựa trên nhiều nguồn lực”.

Từ góc độ khả năng thực hiện, Rychen quan niệm: “NL làm việc là khả năng đáp ứng các các yêu cầu hoặc tiến hành thành công một công việc. NL này bao gồm cả khía cạnh nhận thức và phi nhận thức” [74]. Còn theo Winch và Foreman–Peck,

“NL làm việc là một hỗn hợp bao gồm các hành động, kiến thức, giá trị và mục đích thay đổi bối cảnh” (dẫn theo C. J. Richards và S. T. Farrell [73]). NL được hiểu “là một tập hợp các kiến thức, thái độ, và KN hoặc các chiến lược tư duy mà tập hợp này là cốt lõi và quan trọng cho việc tạo ra những sản phẩm đầu ra quan trọng”

(McLagan, 1989) [71]. Đồng quan điểm đó, Weinert F.E. [61] cho rằng: “NL là tổng hợp các khả năng và KN sẵn có hoặc học được cũng như sự sẵn sàng của HS nhằm giải quyết những vấn đề nảy sinh và hành động một cách có trách nhiệm, có sự phê phán để đi đến giải pháp” và nhóm tác giả Denyse và Tremblay [76] quan niệm rằng NL là “khả năng hành động, thành công và tiến bộ dựa vào việc huy động và sử dụng hiệu quả tổng hợp các nguồn lực để đối mặt với các tình huống trong cuộc sống.” Khi bàn về mô hình dựa trên NL cần chú ý là NL còn là những đòi hỏi của công việc, NV, và các vai trò. Vì thế, NL được xem như những phẩm chất tiềm tàng của một cá nhân và những đòi hỏi của công việc. Điều này có nghĩa là “các NL luôn bị chi phối bởi bối cảnh cụ thể - môi trường, bối cảnh cụ thể của đất nước, tổ chức, và vị trí cụ thể trong tổ chức đó – trong đó các NL được đòi hỏi”

(Dooley) [64].

Dù cách trình bày quan niệm về NL khác nhau, do đứng từ các góc độ tiếp cận vấn đề không giống nhau, nhưng các tác giả đều đã nhấn mạnh đến tính hiệu quả trong thực hiện một hành động/NV của cá nhân, trên cơ sở là các kiến thức, KN, và thái độ (tâm lý sẵn sàng hành động) của họ đối với NV [27]. Đa số các ý kiến đều cho rằng “NL là khả năng thực hiện, là biết làm làm được, chứ không chỉ biếthiểu”. NL không phải là kiến thức, KN riêng lẻ mà là “những kiến thức

(knowledge), KN (skills) và các giá trị (values) được phản ánh trong thói quen suy nghĩ và hành động của mỗi cá nhân. Thói quen tư duy và hành động kiên trì, liên tục có thể giúp một người trở nên có NL, với ý nghĩa làm một việc gì đó trên cơ sở có kiến thức, KN và các giá trị cơ bản” [75] .

Trong luận án này, chúng tôi quan niệm: NL được đề cập chính là NL thực hiện, với định nghĩa “NL là sự huy động, vận dụng tổng hợp các kiến thức, KN và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... vào việc thực hiện thành công hoạt động, giải quyết hiệu quả nhiệm vụ trong một bối cảnh nhất định” [21].

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM HÓA HỌC Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(242 trang)