Đánh giá thông qua bài kiểm tra thiết kế đặc biệt

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM HÓA HỌC Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC (Trang 103 - 108)

Chương 2: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC CHO SINH VIÊN SƢ PHẠM HÓA HỌC

2.4. Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực vận dụng PPDH của sinh viên sư phạm hóa học

2.4.3. Đánh giá thông qua bài kiểm tra thiết kế đặc biệt

Có thể thiết kế đề kiểm tra NL VDPPDH trong dạy học hóa học theo quy trình gồm 6 bước như sau:

Bước 1. Xác định mục đích của đề kiểm tra.

Bước 2. Thiết kế ma trận đề kiểm tra.

Lập một bảng có hai chiều, một chiều là tiêu chí NL cần đánh giá, một chiều là các mức độ NL thành phần của NL VDPPDH trong dạy học hóa học gồm 4 mức độ. Số câu hỏi phụ thuộc và các tiêu chí đánh giá của NL thành phần, thời gian kiểm tra và trọng số điểm quy định cho từng NL thành phần.

Bước 3. Biên soạn câu hỏi theo ma trận.

Mỗi câu hỏi sẽ đo lường một hành vi trong ma trận đề. Có thể thiết kế nhiều câu hỏi trong cùng một NV tổng quát.

Bước 4. Xây dựng đáp án (hướng dẫn chấm), thang điểm và bảng quy đổi.

Việc xây dựng hướng dẫn chấm và thang điểm đối với bài kiểm tra cần đảm bảo các yêu cầu:

- Nội dung khoa học, chính xác;

- Cách trình bày cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn và dễ hiểu;

- Phù hợp với ma trận đề kiểm tra.

- Trong hướng dẫn chấm cần thể hiện rõ nội dung câu trả lời tương ứng với các mức điểm phù hợp với các mức độ biểu hiện hành vi.

Bước 6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra.

Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét việc biên soạn đề kiểm tra theo các bước sau:

(1) Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án.

(2) Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn đánh giá không Có phù hợp với các NL tương ứng với thành phần đã đề xuất không? Trọng số điểm, thời gian có phù hợp không?

(3) Thử nghiệm đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh để phù hợp với mục tiêu, nội dung học phần và đối tượng người học.

(4) Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm.

2.4.3.2. Đề kiểm tra minh họa

Dưới đây là minh họa đề kiểm tra trước tác động trong biện pháp 3 a. Mục đích của đề kiểm tra

Đánh giá NL VDPPDH trong dạy học hóa học phổ thông cho SV b. Hình thức kiểm tra, thời gian làm bài kiểm tra

Hình thức kiểm tra: Tự luận Thời gian làm bài kiểm tra: 90 phút.

Ma trận đề kiểm tra

TT NL thành phần Biểu hiện Số câu Vị trí câu

trong đề

1 NL lựa chọn PPDH

1. Xác định mục tiêu, ND dạy học/bài học.

2. Lựa chọn PPDH chủ đạo phù hợp.

3. Lựa chọn các PP và KTDH khác, kết hợp với PPDH chủ đạo.

3

1.1 1.2 2.1

2

NL thiết kế các hoạt động dạy học phù hợp với PPDH

4. Thiết kế các trích đoạn hoạt động dạy – học thể hiện bản chất PPDH đã lựa chọn.

5. Xác định được các PPDH chủ đạo và các PPDH hỗ trợ trong một trích đoạn thiết kế hoạt động dạy – học cụ thể.

2

2.2 2.3

3

NL thực hiện các PPDH

6. Thực hiện các hoạt động dạy – học tương ứng với KHBH đã đề xuất.

7. Phối hợp các PPDH 8. Sử dụng các phương tiện dạy học để phát huy hiệu quả các PPDH.

Đánh giá qua sản phẩm video tự quay của SV (giao về nhà)

4

4 NL đánh giá sự phù hợp PPDH

9. Nhận xét, tự nhận xét.

10. Đề xuất phương án, điều chỉnh.

2

3.1 3.2

Ví dụ minh họa: Biên soạn đề kiểm tra theo ma trận trong kiểm tra trước tác động (Biện pháp 3)

Câu 1: Trong kế KHBH bài Hiđro clorua - Axit clohidric, Hóa học 10, nâng cao, cô giáo Mai đã chia lớp thành ba nhóm đồng thời thực hiện ba nhiệm vụ (NV) khác nhau:

NV 1: Quan sát video, hoàn thành phiếu học tập số 1.

NV 2: Phân tích nội dung kiến thức sách giáo khoa, hoàn thành phiếu học tập số 2.

NV 3: Hoàn thành phiếu học tập 3 với sự trợ giúp của các phiếu hỗ trợ.

Sau khi hoàn thành NV ban đầu, các nhóm sẽ được luân chuyển các NV.

1.1. Hãy cho biết cô Mai đã lựa chọn PPDH nào khi thiết kế KHBH?

1.2. Giải thích vì sao cô Mai xác định ba NV 1-2-3 như trên.

Câu 2: Là một GV dạy môn Hóa học, anh/chị hãy:

2.1. Đề xuất các PP và kĩ thuật dạy học khi dạy bài “Axit sunfuric, muối sunfat” (tiết 1) Hóa học 10, và đưa ra lí do giải thích cho sự lựa chọn PP/KTDH đó.

2.2. Xác định PPDH chủ đạo, PP/KTDH hỗ trợ trong các PP/KTDH mà các anh/chị vừa đề xuất.

2.3. Thiết kế trích đoạn các hoạt động dạy học phần tính chất hóa học khi dạy bài “Axit sunfuric, muối sunfat” (tiết 1) Hóa học 10 sử dụng các PPDH trên theo định hướng phát triển NL người học.

Câu 3: Dưới đây là trích đoạn trong kế hoạch bài “Axit sunfuric, muối sunfat” - Hóa học 10 của bạn Hoa. Bạn Hoa cho rằng bạn ấy đã sử dụng thí nghiệm theo PP phát hiện và giải quyết vấn đề.

Hoạt động 3: Nghiên cứu tính chất của axit sunfuric đặc

Giáo viên đặt vấn đề: Như vậy axit sunfuric loãng có đầy đủ tính chất của một axit, có thể tác dụng với các kim loại đứng trước hiđro trong dãy hoạt động hóa học của kim loại. Vậy với axit sunfuric đặc thì sao? Chúng ta cùng nghiên cứu phản ứng của Cu với axit sunfuric đặc.

GV hỏi: Cu có phản ứng với axit sunfuric đặc không?

HS: Trả lời (dự đoán 2 phương án có phản ứng hoặc không).

GV: Để xem Cu có phản ứng với axit sunfuric đặc không chúng ta cùng quan sát thí nghiệm sau. GV mô tả cách tiến hành thí nghiệm cho Cu tác dụng với axit sunfuric đặc nóng. GV yêu cầu HS: Em hãy quan sát và nêu hiện tượng.

HS: Quan sát và nêu hiện tượng (dung dịch không màu thành màu xanh, có khí không màu mùi hắc thoát ra, làm quỳ tím ẩm chuyển thành màu hồng).

GV: Từ hiện tượng quan sát được rút ra kết luận gì?

HS: Trả lời (Cu có phản ứng với axit sunfuric đặc nóng).

GV: Yêu cầu HS viết phương trình hóa học của phản ứng.

HS: 1 HS lên bảng viết phương trình hóa học. Các HS khác viết vào vở.

GV kết luận: Axit sunfuric đặc, nóng có tính oxi hóa mạnh, có thể oxi hóa hầu hết kim loại, kể cả kim loại đứng sau H (trừ Au).

Hãy cho biết ý kiến của anh/chị về những nội dung sau:

3.1. Sự phù hợp của PPDH đã lựa chọn với nội dung bài học, giữa PPDH với tiến trình các hoạt động dạy học và tính tích cực trong các câu hỏi của giáo viên.

3.2. Từ những đánh giá về đoạn kế hoạch dạy học trên, hãy chỉnh sửa và bổ sung các hoạt động dạy học cho phù hợp với PPDH và thể hiện được tính tích cực hóa hoạt động của học sinh.

Câu 4: Tự chọn một nội dung bất kì trong chương trình hóa học phổ thông, anh/chị hãy thiết kế và thực hiện trích đoạn kế hoạch bài học có vận dụng các PPDH tích cực (khoảng 10 phút), sau đó chia sẻ đường link đoạn video tập giảng (đã tải lên youtube) lên group facebook của lớp.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM HÓA HỌC Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC (Trang 103 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(242 trang)