Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC DẠY HỌC, NĂNG LỰC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
1.5. Thực trạng năng lực vận dụng phương pháp dạy học tích cực và vấn đề phát triển năng lực vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong đào tạo sinh viên sư phạm hóa học ở trường Đại học
1.5.1. Thực trạng phát triển năng lực vận dụng phương pháp dạy học tích cực
1.5.1.1. Mục đích điều tra
Tìm hiểu thực trạng phát triển năng lực vận dụng phương pháp dạy học cho sinh viên sư phạm hóa học theo chương trình đào tạo ở các trường đại học để từ đó đề xuất được các biện pháp để phát triển NL VDPPDH cho SV sư phạm hóa học.
1.5.1.2. Công cụ điều tra
Công cụ nghiên cứu được chúng tôi sử dụng trong quá trình điều tra là phiếu khảo sát (phụ lục 1, mục 1.1).
1.5.1.3. Đối tượng điều tra, phỏng vấn
Chúng tôi tiến hành điều tra, phỏng vấn 15 GiV bộ môn PPDH Hóa học tại các trường ĐHSP Hà Nội, ĐHSP Hà Nội 2, ĐHSP - ĐH Thái Nguyên, khoa Sư phạm thuộc ĐH Hải Phòng, ĐHSP – ĐH Huế, ĐH Quy Nhơn, ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh. (Danh sách GiV phỏng vấn được trình bày tại phụ lục 2).
1.5.1.4. Thời gian điều tra, phỏng vấn
Chúng tôi tiến hành điều tra, phỏng vấn từ tháng 10/2014 đến tháng 12/2015.
1.5.1.5. Kết quả điều tra và bàn luận a. Kết quả điều tra
Kết quả điều tra được trình bày trong phụ lục 2, mục 2.1.
b. Bàn luận
Về khái niệm NL VDPPDH, có nhiều khái niệm được đề xuất. Tuy nhiên, các GiV đều thống nhất điểm chung khi cho rằng: NL VDPPDH là khả năng áp dụng các PPDH trong việc thiết kế, thực hiện kế hoạch dạy học hiệu quả một bài học hóa học phổ thông.
Kết quả điều tra, phỏng vấn cho thấy việc rèn luyện, phát triển NL vận dụng PPDH ở các trường ĐHSP thường được tổ chức thông qua 3 cách sau:
(1) Cách thức 1: Rèn luyện thông qua quan sát mẫu (có 26,7% GiV lựa chọn cách thức 1) thông qua một số hình thức sau đây:
+ Xem băng hình 1 tiết dạy môn Hóa học do GV giỏi ở phổ thông giảng dạy.
+ Mời GV phổ thông có kinh nghiệm về trường ĐHSP để dạy một tiết học trong chương trình hóa học phổ thông với lớp học giả định (SV có vai trò là người quan sát, đồng thời đóng giả làm HS).
+ Đưa SV về các trường phổ thông để dự giờ các tiết dạy của GV có kinh nghiệm. Việc quan sát tiết dạy mẫu được tiến hành sau khi SV được tìm hiểu KNDH
cụ thể, có KN nhất định về việc phân tích chương trình, cấu trúc nội dung sách giáo khoa, thiết kế KHBH, được học cách ghi biên bản dự giờ. GiV phải tổ chức cho SV thảo luận, phân tích ưu, nhược điểm của tiết dạy sau mỗi lần dự.
(2) Cách thức 2: SV trực tiếp rèn luyện KNDH môn Hóa học thông qua việc thiết kế KHBH và dạy thử với sự có/không có mặt của GiV hướng dẫn trong một thời gian nhất định (khoảng từ 5-25 phút) trước lớp học giả định (thường thực hiện ở học phần PPDH2 và học phần THSP). Sau đó, GiV tổ chức cho SV nhận xét, đánh giá ưu nhược điểm của tiết dạy. Quá trình lặp đi lặp lại giúp SV dễ dàng hình thành và phát triển KNDH, góp phần phát triển NLDH. Cách thức này được 53,3 % GiV lựa chọn.
3) Cách thức 3: SV thâm nhập thực tế trường phổ thông thông qua các đợt kiến tập, thực tập sư phạm. Việc kiến tập sư phạm (SV chỉ soạn giáo án và dự giờ các tiết dạy mẫu của GV có kinh nghiệm) được tiến hành vào năm thứ 2 (Trường ĐHSP Hà Nội), học kì I năm thứ 3 (Trường ĐHSP – Đại học Huế); thực tập sư phạm (thiết kế KHBH, dự giờ và trực tiếp tổ chức hoạt động học tập của HS) hầu hết được tiến hành vào học kỳ II năm thứ 4. Tại trường ĐHSP Hà Nội 2, thực tập sư phạm diễn ra trong hai đợt. Đợt 1 (học kì 5) tập trung công tác GV chủ nhiệm, đánh giá 2 tiết giảng dạy. Đợt 2 (học kì 8) tập trung công tác giảng dạy với 6 tiết đánh giá.
(4) Một cách thức khác mới được triển khai trong năm học 2016 - 2017 tại Trường ĐHSP Hà Nội 2 là mô hình trường học vệ tinh. Một số trường phổ thông có chất lượng tốt được chọn làm trường vệ tinh.
Hệ thống các phòng học vệ tinh được gắn camera, qua đó SV có thể theo dõi quá trình dạy học ở trường phổ thông một cách thường xuyên. Điều này giúp SV được tiếp xúc sớm và thường xuyên với nghề, giúp SV có sự định hướng về nghề nghiệp được rõ nét hơn.
Tìm hiểu mô hình phát triển NL VDPPDH tại các trường hiện nay, hơn 50%
GiV chọn mô hình 2: GiV dạy lý thuyết về PPDH ->SV thiết kế KHBH-> SV tự tập giảng-> SV giảng trước lớp học giả định có sự hướng dẫn, nhận xét của GV-> chỉnh sửa và hoàn thiện giáo án.
Qua thống kê, chúng tôi nhận thấy điểm trung bình về NL VDPPDH do GiV đánh giá SV là 2,47. So với thang đo, thì đây là mức độ 2 - mức ít thành thạo. Từ đó có thể thấy vấn đề phát triển NL VDPPDH cho SV sư phạm hóa học là cần thiết.
Trong từng TC, thì NL xác định mục tiêu (2,73) và NL sử dụng PTTQ để phát huy hiệu quả của PPDH (2,73) là 2TC được GiV đánh giá ở mức độ cao nhất. Các NL còn lại, GiV đều đánh giá SV ở mức trên 2. Do đó, SV cần được bồi dưỡng nhiều hơn về NL VDPPDH.