Chương 2: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC CHO SINH VIÊN SƢ PHẠM HÓA HỌC
2.2. Xây dựng cấu trúc năng lực vận dụng phương pháp dạy học tích cực cho
2.2.3. Quy trình xây dựng cấu trúc năng lực vận dụng phương pháp dạy học tích cực cho sinh viên sư phạm hóa học
Cấu trúc NL VDPPDH dành cho SV sư phạm hóa học được xây dựng theo quy trình gồm 6 bước:
Bước 1: Xác định căn cứ để xây dựng cấu trúc năng lực
Bước 3: Xin ý kiến chuyên gia về cấu trúc năng lực dự thảo Bước 2: Xây dựng cấu trúc năng lực dự thảo
+ Xây dựng các năng lực thành tố
+ Xây dựng các tiêu chí/Biểu hiện cho các năng lực thành tố Bước 1: Xác định căn cứ để xây dựng cấu trúc năng lực
Bước 4: Chỉnh sửa cấu trúc năng lực
Bước 5: Tiến hành thử nghiệm
Bước 6: Chỉnh sửa, hoàn thiện cấu trúc năng lực
Để cấu trúc NL phù hợp với thực tiễn giáo dục ở Việt Nam, chúng tôi xác định cơ sở chủ yếu để xây dựng cấu trúc NL VDPPDH cho SV sư phạm hóa học như sau:
Chuẩn đầu ra trình độ đại học khối ngành Sư phạm đào tạo giáo viên trung học phổ thông [14]: NLDH được coi là một trong các NL quan trọng trong bộ tiêu chí (TC) của chuẩn đầu ra, trong đó NL vận dụng PPDH thuộc TC 4 trong 9 TC thuộc NLDH. TC4: “NL vận dụng PP, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học chung và đặc thù của bộ môn Hóa học” được mô tả như sau: “NL này yêu cầu Sv sư phạm hóa học có khả năng lựa chọn PP, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với mục tiêu, nội dung môn Hóa học và đối tượng HS; phân tích, nhận xét về PP, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học được thể hiện trong giáo án và bài dạy cụ thể; soạn và thực hiện kế hoạch bài dạy thể hiện các PP, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học phù hợp; vận dụng các PPDH hiệu quả”. Đây chính là căn cứ quan trọng để xác định cấu trúc NL VDPPDH Hóa học phù hợp với định hướng đào tạo và điều kiện của trường ĐHSP tại Việt Nam.
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể [11]: Trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể nhấn mạnh “PPDH của chương trình mới thể hiện rõ tính kế thừa ở chủ trương: tiếp tục đổi mới mạnh mẽ PP dạy và học theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh… Tất cả các PPDH truyền thống và hiện hành đều được kế thừa trong chương trình giáo dục mới với một tinh thần và định hướng mới. Đó là vận dụng linh hoạt, kết hợp nhuần nhuyễn các PPDH phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh và đều tập trung hình thành, phát triển NL người học”. Như vậy phát triển NL VDPPDH cho người giáo viên tương lai sẽ góp phần đáp ứng được các yêu cầu trên đây.
Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông và trung học cơ sở do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2009 [12]: Trong bộ chuẩn này, NL VDPPDH Hóa học không được tách riêng làm một NL cụ thể mà được lồng ghép vào các NL thành phần của NLDH. Đây cũng là một căn cứ khi xác định cấu trúc NL VDPPDH Hóa học cho SV sư phạm Hóa học.
Bước 2: Xây dựng cấu trúc NL dự thảo
Chúng tôi đề xuất 4 NL thành phần của NL vận dụng PPDH Hóa học. Đó là:
(1) NL lựa chọn PPDH, (2) NL thiết kế các hoạt động dạy học (HĐDH) theo PPDH
cụ thể, (3) NL thực hiện các PPDH và (4) NL đánh giá sự phù hợp của việc vận dụng PPDH.
Sau khi đề xuất các NL thành phần, chúng tôi tiến hành mô tả các tiêu chí của mỗi NL. Cấu trúc NL được thiết kế bao gồm 4 NL thành phần và 16 tiêu chí.
Bước 3. Xin ý kiến chuyên gia về cấu trúc NL dự thảo
Sau khi xây dựng xong cấu trúc NL dự thảo, chúng tôi gửi đến các chuyên gia là những GiV dạy bộ môn PPDH hóa học tại các trường ĐH và những GV giàu kinh nghiệm trong dạy học hóa học ở trường phổ thông.
Bước 4: Chỉnh sửa cấu trúc năng lực
Sau khi nhận được ý kiến phản hồi từ các chuyên gia, cấu trúc NL VDPPDH hóa học dự thảo được điều chỉnh lại và tiếp tục được gửi đi để xin ý kiến lần 2. Qua quá trình phân tích ý kiến chúng tôi nhận thấy 16 tiêu chí là khá nhiều, điều này sẽ gây khó khăn khi áp dụng cấu trúc NL trong giảng dạy và đào tạo, nhất là khâu đánh giá NL. Chúng tôi đã điều chỉnh lại cấu trúc NL gồm 4 NL thành phần và 10 tiêu chí.
Bước 5. Xây dựng công cụ đánh giá NL theo cấu trúc NL và tiến hành thử nghiệm.
Chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm cấu trúc NL VDPPDH cho SV sư phạm hóa học đối với 3 lớp thuộc trường: ĐHSP Hà Nội, ĐHSP Hà Nội 2, ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh nhằm mục đích kiểm tra tính khả thi, khách quan của thang đo, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm để chỉnh sửa lần cuối.
Bước 6. Chỉnh sửa và hoàn thiện cấu trúc NL
Sau quá trình phản biện của các chuyên gia và điều chỉnh, chúng tôi đề xuất cấu trúc NL VDPPDH dành cho SV sư phạm hóa học gồm 4 NL thành tố và 10 tiêu chí tương ứng.
Các NL thành phần và tiêu chí của các NL thành phần được thể hiện ở hình 2.1 sau đây:
Hình 2.1. Sơ đồ cấu trúc năng lực vận dụng PPDH cho SV sư phạm hóa học Mức 1. SV có NL ở mức thấp, cần được bồi dưỡng.
Mức 2. SV có NL ở mức độ trung bình, cần được bồi dưỡng, phát triển.
Mức 3. SV có NL ở mức độ khá, cần tiếp tục bồi dưỡng, phát triển.
Mức 4. SV có NL ở mức cao, cần duy trì.
Dựa trên sự mô tả các mức độ cơ bản này, chúng tôi lập bảng mô tả chi tiết mức độ các biểu hiện.
Bảng 2.1. Bảng mô tả chi tiết các tiêu chí và chỉ báo mức độ của NL VDPPDH dành cho SV sư phạm hóa học
Tiêu chí Mức độ
4 3 2 1
Năng lực lựa chọn PPDH TC1: Xác định
mục tiêu bài học/NDDH
Xác định đúng và đầy đủ mục tiêu bài học theo chuẩn KT, KN; mô tả đúng các yêu cầu về viết mục tiêu*
Xác định đúng và đầy đủ mục tiêu bài học theo chuẩn KT, KN;
mô tả chƣa đúng các yêu cầu về viết mục tiêu*
Xác định đúng nhưng chƣa đầy đủ mục tiêu bài học theo chuẩn KT, KN; mô tả chƣa đúng các yêu cầu về viết mục tiêu*
Xác định chƣa đúng và chƣa đầy đủ mục tiêu bài học theo chuẩn KT, KN; mô tả chƣa đúng các yêu cầu về viết mục tiêu*
TC2: Lựa chọn PPDH chủ đạo phù hợp với bài học/NDDH
Lựa chọn PPDH chủ đạo là PPDH tích cực, phù hợp
với bài
học/NDDH
Lựa chọn PPDH chủ đạo phù hợp
với bài
học/NDDH nhưng ít tích cực.
Lựa chọn
PPDH chủ đạo phù hợp với bài học/NDDH và chƣa tích cực
Lựa chọn PPDH chủ đạo không phù hợp với bài học/NDDH và không tích cực.
TC3: Lựa chọn các PP/KTDH
kết hợp với PPDH chủ đạo
Lựa chọn các PP/KTDH khác rất phù hợp với PPDH chủ đạo.
Lựa chọn các PP/KTDH khác phù hợp với PPDH chủ đạo.
Lựa chọn các PP/KTDH khác ít phù hợp với PPDH chủ đạo.
Lựa chọn các PP/KTDH khác chƣa phù hợp với PPDH chủ đạo.
Năng lực thiết kế hoạt động dạy học TC4: Thiết kế
các HĐDH theo PPDH chủ đạo
Thiết kế các HĐDH thể hiện rõ ràng bản chất và tiến trình của PPDH chủ đạo đã lựa chọn.
Thiết kế các HĐDH thể hiện khá rõ ràng bản chất và tiến trình của PPDH chủ đạo đã lựa chọn.
Thiết kế các HĐDH ít thể hiện được bản chất và tiến trình của PPDH chủ đạo đã lựa chọn.
Thiết kế các HĐDH chƣa thể hiện được bản chất và tiến trình của PPDH chủ đạo đã lựa chọn.
TC5: Thiết kế các HĐDH thể hiện sự phối hợp giữa PPDH chủ đạo và PP/KTDH khác
Thiết kế các HĐDH thể hiện rõ ràng sự phối hợp giữa PPDH chủ đạo và các PPDH khác
Thiết kế các HĐDH thể hiện khá rõ ràng sự phối hợp giữa PPDH chủ đạo và các PPDH khác
Thiết kế các HĐDH ít thể hiện được sự phối hợp giữa PPDH chủ đạo và các PPDH khác
Thiết kế các HĐDH chƣa thể hiện được sự phối hợp giữa PPDH chủ đạo và các PPDH khác
Năng lực thực hiện phương pháp dạy học TC6: Thực hiện
các HĐDH theo PPDH chủ đạo đã lựa
Thực hiện các HĐDH phù hợp với KHBH đã lựa chọn và
Thực hiện các HĐDH phù hợp với KHBH đã lựa chọn và thiết kế
Thực hiện các
HĐDH phù
hợp KHBH đã lựa chọn và
Thực hiện các hoạt động chƣa phù hợp với KHBH đã lựa chọn và thiết kế, không hiệu
chọn và thiết kế thiết kế một cách linh hoạt, hiệu quả.
nhưng chƣa linh hoạt.
thiết kế, đôi lúc còn nhầm lẫn, ít hiệu quả.
quả.
TC7: Thực hiện các HĐDH thể hiện sự phối hợp giữa PPDH chủ đạo
và các
PP/KTDH khác
Phối hợp linh hoạt các PPDH một cách hiệu quả.
Phối hợp khá linh hoạt các PPDH một cách hiệu quả.
Phối hợp được
các PPDH
nhưng ít hiệu quả.
Chƣa phối hợp các PPDH một cách hiệu quả.
TC8: Sử dụng các phương tiện dạy học
Thường xuyên sử dụng rất hợp lý các phương tiện dạy học để phát huy hiệu quả các PPDH.
Thỉnh thoảng sử dụng các phương tiện dạy học để phát huy hiệu quả các PPDH.
Hiếm khi sử
dụng các
phương tiện dạy học để phát huy hiệu quả các PPDH.
Không sử dụng các phương tiện dạy học để phát huy hiệu quả của PPDH.
Năng lực đánh giá phương pháp dạy học TC9: Nhận xét,
tự nhận xét về sự phù hợp của
PPDH và
HĐDH
Thường xuyên đưa ra nhận xét, tự nhận xét về sự phù hợp của PPDH với mục tiêu, nội dung, đối tượng người học.
Thỉnh thoảng đưa ra nhận xét, tự nhận xét về sự phù hợp của PPDH với mục tiêu, nội dung, đối tượng người học.
Hiếm khi đưa ra nhận xét, tự nhận xét về sự phù hợp của PPDH với mục tiêu, nội dung, đối tượng người học.
Không bao giờ đưa ra nhận xét, tự nhận xét về sự phù hợp của PPDH với mục tiêu, nội dung, đối tượng người học.
TC10: Đề xuất phương án điều
chỉnh việc thiết kế và thực hiện PPDH
Thường xuyên đề xuất được phương án điều chỉnh phù hợp về việc thiết kế và thực hiện PPDH
Thỉnh thoảng đề
xuất được
phương án điều chỉnh phù hợp về việc thiết kế và thực hiện PPDH
Hiếm khi đề xuất phương án điều chỉnh về việc thiết kế và thực hiện PPDH
Không đề xuất phương án điều chỉnh về việc thiết kế và thực hiện PPDH
Chú thích: (*): viết mục tiêu theo định hướng phát triển năng lực, viết cho người học, các mục tiêu được mô tả bằng động từ có thể lượng hóa, đánh giá được.