Chương 2: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC CHO SINH VIÊN SƢ PHẠM HÓA HỌC
2.1. Phân tích mục tiêu và cấu trúc nội dung học phần Phương pháp dạy học hóa học phổ thông và học phần Thực hành sư phạm
2.1.1. Phân tích cấu trúc nội dung học phần Phương pháp dạy học hóa học phổ thông
Học phần PPDH hóa học phổ thông trong chương trình đào tạo cử nhân ngành Sư phạm hóa học của các trường ĐH đào tạo trình độ ĐH khối ngành Sư phạm là một trong những học phần quan trọng trong khối kiến thức nghiệp vụ. Khảo sát đề cương chi tiết của học phần này tại các trường ĐHSP Hà Nội, ĐHSP Hà Nội 2, ĐHSP – ĐH Huế và ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh chúng tôi nhận thấy có nhiều điểm tương đồng về mục tiêu, nội dung và cấu trúc chương trình. Có thể mô tả những nội dung chính về mục tiêu, cấu trúc nội dung của học phần này như sau:
2.1.1.1. Mục tiêu của học phần Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông a. Kiến thức
- Hệ thống hoá được các nội dung chính của chương trình hoá học phổ thông.
- Phân tích được các nguyên tắc dạy học các dạng bài cụ thể, đồng thời đề xuất được các PPDH khi dạy dạng bài cụ thể đó.
- Vận dụng các kiến thức lí luận về các PPDH hoá học vào dạy học một số chương mục, nội dung quan trọng trong sách giáo khoa hoá học phổ thông.
b. Kĩ năng
- Lựa chọn PP và kĩ thuật dạy học phù hợp với mục tiêu, nội dung, loại bài dạy.
- Thiết kế được KHBH cụ thể thể hiện được tiến trình hoạt động theo PPDH đã lựa chọn.
- Thực hiện KHBH hiệu quả . c. Thái độ
- Hình thành thái độ nghiêm túc, chuẩn xác khi thiết kế KHBH cũng như khi thực hiện KHBH một bài hóa học cụ thể trong chương trình hóa học phổ thông.
- Bồi dưỡng tình cảm, thái độ tích cực, lòng yêu nghề, tâm huyết với nghề dạy học.
d. Định hướng phát triển NL
Phát triển NL VDPPDH góp phần phát triển NLDH cho SV (cụ thể: NL phát triển năng lực lựa chọn PPDH, năng lực thiết kế hoạt động dạy học, NL thực hiện PPDH, NL đánh giá PPDH).
2.1.1.2. Cấu trúc nội dung và thời lượng học phần Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông
Nội dung trọng tâm của học phần bao gồm: Phân tích cấu trúc, chương trình sách giáo khoa hóa học phổ thông; PPDH các bài về thuyết và định luật hóa học;
PPDH các chất và các nguyên tố hóa học; PPDH về hóa học hữu cơ; PPDH các bài luyện tập, ôn tập tổng kết; PPDH các bài thực hành hóa học. Học phần này bao gồm các giờ học lý thuyết và giờ học thực hành.
Thời lượng của học phần: từ 2 tín chỉ (ĐHSP Hà Nội 2, ĐHSP - ĐH Huế) đến 3 tín chỉ (ĐHSP Hà Nội, ĐHSP TP Hồ Chí Minh) [16].
2.1.2. Phân tích cấu trúc nội dung học phần Thực hành sư phạm
THSP là học phần không thể thiếu trong chương trình đào tạo tại các trường sư phạm. Học phần THSP gồm 2 tín chỉ và thường được dạy ở học kì 7 (tức kì I năm thứ 4), riêng trường ĐHSP Hà Nội, đến năm 2016 -2017, học phần THSP mới có trong chương trình đào tạo.
Học phần này giúp trang bị cho SV những KNDH Hóa học cơ bản trong đó tập trung rèn nhóm KN thiết kế và thực hiện KHBH môn Hóa học ở trường phổ thông theo định hướng phát triển NL người học. Nội dung của học phần là SV thực hành rèn luyện các kĩ năng như kĩ năng thiết kế KHBH, kĩ năng thực hiện KHBH dựa trên nền tảng các học phần của bộ môn Lí luận và PPDH đã được học ở các học kì trước đó. Tuy cách diễn đạt trong đề cương chi tiết của học phần tại các trường có khác nhau nhưng cơ bản đều thể hiện một số nội dung về mục tiêu, cấu trúc nội dung như sau:
2.1.2.1. Mục tiêu học phần Thực hành sư phạm a. Kiến thức
Trang bị cho SV những tri thức cơ bản về PP thiết kế và thực hiện KHBH môn Hóa học ở trường phổ thông theo định hướng phát triển NL người học.
Vận dụng kiến thức đã học trong khối kiến thức về nghiệp vụ sư phạm như:
Tâm lí học, giáo dục học, PPDH bộ môn Hóa học thông qua hoạt động THSP thường xuyên.
b. Kĩ năng
Rèn luyện và phát triển các KNDH hóa học cơ bản cho SV như: KN thiết kế KHBH và KN thực hiện KHBH (thông qua việc rèn luyện từng KN cụ thể như: KN diễn đạt ngôn ngữ hóa học, KN đặt câu hỏi, KN sử dụng các PPDH, KN sử dụng các phương tiện dạy học, KN giao tiếp sư phạm, KN quản lý lớp học, KN kiểm tra đánh giá, KN củng cố bài học...), dạy học tích hợp, dạy học theo chủ đề...
c. Thái độ
Bồi dưỡng tình cảm nghề nghiệp, lòng say mê, tâm huyết với nghề dạy học.
d. Định hướng phát triển năng lực
Phát triển NL VDPPDH góp phần phát triển NLDH cho SV (cụ thể: NL phát triển năng lực lựa chọn PPDH, năng lực thiết kế hoạt động dạy học, NL thực hiện PPDH, NL đánh giá PPDH).
2.1.2.2. Cấu trúc nội dung học phần THSP
Học phần này giúp trang bị cho SV những KNDH hóa học cơ bản trong đó tập trung rèn nhóm KN thiết kế và thực hiện KHBH môn Hóa học ở trường phổ thông theo định hướng phát triển NL người học. Dựa trên nền tảng các học phần Lí luận và PPDH đã được học ở các học kì trước đó [5], NV của học phần này là tập trung rèn luyện các KNDH cho SV bao gồm nhóm KN thiết kế KHBH và nhóm KN thực hiện KHBH (thông qua việc rèn luyện từng KN cụ thể như: KN diễn đạt ngôn ngữ hóa học, KN đặt câu hỏi, KN sử dụng các PPDH, KN sử dụng các phương tiện dạy học, KN giao tiếp sư phạm, KN quản lý lớp học, KN kiểm tra đánh giá, KN củng cố bài học...).
Có 5 chủ đề thực hiện KHBH bao gồm: 1) PPDH các nội dung về học thuyết và định luật Hóa học; 2) PPDH về chất và nguyên tố hóa học; 3) PPDH về hợp chất hóa học hữu cơ); 4) PPDH các bài luyện tập; 5) PPDH các bài thực hành.
Đối với mỗi chủ đề, GiV cùng SV lựa chọn những bài học trong sách giáo khoa hóa học phổ thông liên quan đến chủ đề đó để thiết kế KHBH. Trong giờ học chính thức, GiV sẽ yêu cầu một thành viên mỗi nhóm tập giảng trước lớp trong thời gian 15 –20 phút, một tiết học [36].