Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục

Một phần của tài liệu thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi và một số yếu tố liên quan ở trẻ khuyết tật tại làng trẻ em hòa bình hà nội (Trang 46 - 48)

- Hạn chế của nghiên cứu:

o Nghiên cứu chỉ tiến hành trên phạm vi 1 trường khuyết tật của thành phố Hà Nội nên chưa thể khái quát và đại diện một cách chính xác cho các trường khuyết tật khác tại thành phố.

o Ngoài ra, còn có thể gặp sai số trong khi thu thập thông tin do đối tượng nghiên cứu bị hạn chế về khả năng nghe và nói, sai số nhớ lại từ phía đối tượng nghiên cứu hoặc đối tượng nghiên cứu không nói thật khi trả lời một số câu hỏi nghiên cứu.

o Đối tượng không hiểu câu hỏi, trả lời sai.

o Bỏ sót tổn thương trong quá trình khám.

o Ghi nhầm vào phiếu khám.

o Đối tượng không hợp tác. - Các biện pháp khắc phục:

o Giải thích rõ mục đích và nội dung của nghiên cứu để ban giám hiệu, các thầy cô giáo, học sinh và phụ huynh học sinh hiểu rõ và hợp tác khi triển khai nghiên cứu.

o Xây dựng bộ câu hỏi đơn giản, dễ hiểu.

o Khám đúng phương pháp

o Kiểm tra lại ngẫu nhiên các phiếu đó khám

o Tập huấn kĩ các nghiên cứu viên, điều tra viên; giám sát chặt chẽ quá trình khám lâm sàng và phỏng vấn thu thập thông tin.

o Tạo không khí vui vẻ, thân thiện dể có sự hợp tác của đối tượng và các cán bộ tại địa điểm tiến hành nghiên cứu.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chúng tôi tiến hành khám răng miệng và thu thập thông tin liên quan đến bệnh sâu răng và viêm lợi của 118 học sinh tuổi 6-17 của làng trẻ khuyết tật Hòa Bình, Thanh Xuân, Hà Nội.

Mỗi học sinh đó được khám và phỏng vấn thu thập thông tin.

Một phần của tài liệu thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi và một số yếu tố liên quan ở trẻ khuyết tật tại làng trẻ em hòa bình hà nội (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w