Tình hình bệnh răng miệng ở trẻ khuyết tật

Một phần của tài liệu thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi và một số yếu tố liên quan ở trẻ khuyết tật tại làng trẻ em hòa bình hà nội (Trang 28 - 29)

Trên thế giới:

- Ở Singapore, theo điều tra của Vignehsa và cộng sự năm 1990 về tình hình sức khỏe răng miệng của trẻ khuyết tật : tỷ lệ SR là 82,15%, DMFT: 6 – 11 tuổi là 0,73; 12 - 18 tuổi: 2,78; tỷ lệ chảy máu lợi là 54%, tỷ lệ viêm lợi ở nhóm trẻ câm điếc thấp hơn những nhóm trẻ khác [20].

- Ở Ấn Độ, theo điều tra của Bhavsar và Damle năm 1995 trên trẻ khiếm thính nhóm tuổi 12 – 14 cho thấy: tỷ lệ SR là 78,3%; DMFT là 3,6; tỷ lệ chảy máu lợi là 86%, tỷ lệ có cao răng là 27,11% [21].

- Ở Croatia, Ivancić Jokić N và cs (2007) tiến hành nghiên cứu trên 80 trẻ khuyết tật độ tuổi từ 3 - 17 cho kết quả như sau: OHI-S từ 3,8 - 4,53; DMFT: 6,39 [22].

- Jain.M và cs năm 2008 điều tra trên 127 trẻ câm điếc ở Udaipur, ấn Độ độ tuổi từ 5 - 22 thì DMFT là 2,61 [23].

Tại Việt Nam:

Chưa có nhiều nghiên cứu về sức khỏe răng miệng của trẻ khuyết tật nói chung, các nghiên cứu đó thường ở phạm vi nhỏ, trên các nhóm trẻ khuyết tật cụ thể, chưa có những điều tra mang ý nghĩa thống kê.

- Theo nghiên cứu của Bùi Tiến Hùng và Ngô Quỳnh Lan năm 2006 về tình trạng sức khỏe răng miệng trên 225 trẻ khiếm thính tại trung tâm Điếc Thuận An- Thừa Thiên Huế cho thấy: tỷ lệ SR ở mức cao: 96,44%; chỉ số

DMFT ở mức trung bình: 1.89 – 4.33, tỷ lệ nha chu lành mạnh ở nhóm 7 – 11 tuổi là 82.2%, nhóm từ 12 tuổi trở lên là 58.3% [24].

- Theo nghiên cứu của Nguyễn Hồng Lợi năm 2008 trên 185 trẻ dị tật bẩm sinh khe hở môi vòm miệng từ 6 - 12 tuổi thì thấy tỷ lệ SR là 87,6% [16].

Một phần của tài liệu thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi và một số yếu tố liên quan ở trẻ khuyết tật tại làng trẻ em hòa bình hà nội (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w