Các tổ chức quốc tế như UNESCO, UNICEF đánh giá trẻ khuyết tật trước hết là trẻ em với đầy đủ mọi quyền lợi và trách nhiệm được quy định
trong Hiến pháp và Pháp luật. Trẻ khuyết tật có những khả năng và nhu cầu cơ bản với những nét đặc trưng cá nhân riêng như mọi trẻ em bình thường. Trẻ khuyết tật là trẻ em bị khiếm khuyết về cấu tạo thể chất, sai lệch trong phát triển các chức năng hoặc hành vi do đó cần có những hình thức hoạt động và nguồn hỗ trợ phù hợp đặc biệt để phát triển. Trẻ khuyết tật ngoài nhu cầu chung thì còn cần được đáp ứng những nhu cầu khác phù hợp với đặc điểm phát triển riêng của cá nhân để có thể hoà nhập cộng đồng.
Hiện tại ở Việt Nam, chưa có số liệu thống kê cụ thể về số lượng trẻ khuyết tật. Theo Tổng cục thống kê đưa ra năm 2003 thì số lượng trẻ khuyết tật là 662.000 chiếm 2.4% số trẻ từ 0 – 18 tuổi [17].
Tham khảo các báo cáo kết quả điều tra (1994 – 1995, 1998) của Bộ Lao động Thương binh và xã hội; các tài liệu khảo sỏt của Bộ Giỏo dục, Bộ Y tế, các số liệu báo cáo của mạng lưới chỉnh hình phục hồi chức năng; ý kiến của cộng đồng; các tài liệu nghiên cứu, khảo sát của một số tổ chức Quốc tế đó tiến hành tại Việt Nam, thực trạng về trẻ khuyết tật ở Việt Nam cụ thể được phản ánh theo các điểm sau đây [19]:
Bảng 2 - Các dạng tật
Dạng tật Vận động Thị giác Thính giác Ngôn ngữ Trí tuệ Thần kinh
Tỉ lệ % 35,46 15,70 9,21 7,92 9,11 13,93
Nguyên nhân của các dạng tật:
Bảng 3 - Nguyên nhân của các dạng dị tật
Thứ tự Nguyên nhân Tỷ lệ (%)
1 Bẩm sinh 72,15
2 Khi sinh 8.08
4 Tai nạn 2.06
5 Nguyên nhân khác 5.46
Chăm sóc răng miệng ở trẻ khuyết tật khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều, cần nhiều thời gian, kiên trì, cần sự hợp tác tối đa của nha sỹ với người bảo trợ [18]